Giáo viên trường THPT Trưng Vương cosplay siêu đáng yêu, nhìn qua là biết độ chịu chơi của thầy cô trường người ta như thế nào rồi!
Màn cosplay cute lạc lối của các thầy cô THPT Trưng Vương TP HCM đã khiến đám học trò đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Thời đi học, ai trong chúng ta cũng có các thầy cô nghiêm khắc mà vẫn siêu siêu tâm lý, vui tính và hài hước. Đó chính là những người đôi lúc “thét ra lửa” trên bục giảng nhưng ngoài đời lại cute lạc lối, dễ gần, đặc biệt luôn cùng đám học trò nghĩ ra 1001 câu chuyện tấu hài, cùng tham gia các hoạt động ngoại khoá để giải toả căng thẳng cũng như áp lực trong học tập, thi cử.
Các thầy cô trường THPT Trưng Vương TP HCM cũng không phải ngoại lệ, như mới đây để chuẩn bị cho cuộc thi hot nhất năm: “Cuộc thi nhảy dân vũ – Flashmob THPT Trưng Vương”, thầy cô đã thể hiện tài năng của mình qua từng bước nhảy, thỏa sức sáng tạo, cập nhật trend mới qua nhiều tiết mục dự thi của học trò.
Các thầy cô trường THPT Trưng Vương TP HCM cosplay siêu đáng yêu – Ảnh: Helianthus – Trưng Vương Photography Club.
Liên hệ với bạn Nguyễn Việt Khang, học sinh lớp 11A3 trường THPT Trưng Vương TP HCM, cậu bạn là thành viên của Helianthus – Trưng Vương Photography Club chịu trách nhiệm 3 mảng là xử lý hình ảnh, videography và photography. Việt Khang chia sẻ: “Với Trưng Vương, mùa flashmob như 1 thứ đặc sản không thể thiếu vì nó là công sức các lớp bỏ ra tập luyện để trình diễn trước toàn trường cộng thêm không khí cũng như tinh thần cổ vũ của các bạn học sinh.”
Từ những màn headbang cho đến những bộ cosplay đều thể hiện tinh thần đoàn kết, có thể nói là “chịu chơi” của thầy cô, đặc biệt thầy chủ nhiệm với tập lớp 10A12 đã tạo ra điểm nhấn đặc sắc nhất mùa flashmob này. Thầy bất ngờ xuất hiện trong màn hoá trang cute hột me với bộ cosplay màu hồng huyền thoại khiến dân tình vô cùng thích thú.
Được biết thầy dạy môn Lịch sử, đây là năm đầu tiên thầy chủ nhiệm lớp, ngoài đời thầy vui vẻ, dễ gần nhưng nghiêm khắc. Tuy nhiên thầy vẫn chiếm trọn cảm tình của các trò dù chỉ mới lần đầu tiếp xúc. “Mình học thầy chỉ một buổi nhưng theo cảm nhận thì cách dạy của thầy không giống với bất cứ ai mình đã gặp trước đây, thầy làm cho môn học bớt khô khan hay tẻ nhạt bằng cách dẫn dắt bài học qua những cây truyện về lịch sử hay triết lí. Ngoài ra thầy cũng là MC cho nhiều hoạt động của nhà trường với cách nói chuyện gần gũi nữa nên tụi mình rất thích.”, Khang chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Sự gần gũi, thân thiết của các thầy cô trong mùa flashmob năm nay – Ảnh: Helianthus – Trưng Vương Photography Club.
Cậu bạn cho hay từ việc chuẩn bị hội trại hay tổ chức các ngày hội, thầy cô đều rất nhiệt tình, thậm chí còn cực ngầu trong mỗi lần xuất hiện. Tất cả các tiết mục nhảy được tập luyện và biểu diễn trước toàn thể học sinh với “sức chịu chơi” đáng ngưỡng mộ. Đây vừa là truyền thống, là nét riêng của trường Trưng Vương vừa là món ăn tinh thần tạo cơ hội cho tập thể các lớp phát triển tình đoàn kết, gắn bó với nhau.
“Mỗi lớp đều có những nét đặc trưng riêng về thần thái cũng như những sáng tạo hiếm có trong các màn nhảy flashmob, lớp thì hùng hồn mạnh mẽ, lớp thì nhí nhảnh, lớp lại nhẹ nhàng, uyển chuyển. Và đến bây giờ lớp nào nhảy cũng hay cũng đẹp, các bạn bè, anh chị em đã đầu tư rất nhiều thời gian, công sức vào việc luyện tập, chiều cuối tuần nào sân trường cũng đông nghịt học sinh tập nhảy flashmob. Cảm nhận được tinh thần ấy, mình nhận ra những kỉ niệm này quý giá hơn gấp trăm lần việc có được vào vòng bán kết hay là không.”, nam sinh cho hay.
Một số hình ảnh nổi bật của học sinh Trường THPT Trưng Vương – Ảnh: Helianthus – Trưng Vương Photography Club.
Theo Helino
Lời cầu xin cha mẹ, thầy cô 'cho chúng con đường sống' của học sinh rúng động cộng đồng mạng
Có lẽ nhiều phụ huynh sau khi đọc xong bức thư sẽ thấy mình trong tiếng kêu cứu của con trẻ vì áp lực từ học tập.
Mới đây, trên diễn đàn về học đường, nhiều người chú ý đến bức thư của học sinh với thông điệp khiến các phụ huynh suy ngẫm. Cách đây 2 năm, bức thư này từng được chia sẻ và gây rúng động cộng đồng mạng bởi câu nói "Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ Học".
Theo thông tin được đăng tải, đây là bức thư do một học sinh cấp 3, là học sinh giỏi từ lớp 1 tới lớp 9 tại TP.HCM. Bức thư là lời kêu gọi thống thiết tới "các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo", nói rằng em ghét việc học.
Mở đầu bức thư, học sinh này viết: "Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo! Cháu xin được trút hết nỗi lòng giấu giếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác, mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.
Nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh chúng cháu chỉ là thức dậy, đi học trên trường, đi học thêm, về nhà và lặp lại. Qua nhiều năm, niềm đam mê học tập của cháu dần mất đi. Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ Học".
Bức thư này tuy có nhiều chỗ diễn đạt lủng củng nhưng người đọc có thể thấy sự chân thật trong suy nghĩ, tâm trạng và cả nỗi lo sợ của em khi nghĩ đến việc học. Nữ sinh tâm sự rằng em ghét cái cảm giác bước qua cổng trường, mở sách giáo khoa, chép từng trang vở. Từng ngày đi học, học sinh không chỉ quay cuồng với việc học bài, kiểm tra mà còn phải chịu áp lực từ thầy cô, gia đình.
Một trích đoạn trong bức thư khiến nhiều bậc phụ huynh suy ngẫm về tiếng lòng con trẻ. (Ảnh chụp màn hình)
Cô bé này cho rằng chương trình học hiện tại không cho phép học sinh sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và học sinh phải làm theo chứ không được thay đổi.
Những mảng kiến thức như "Chuyển động tròn đều", "Chiều tăng giảm của hàm số"... khiến nhiều học sinh hoang mang, học rồi lại quên. Thầy cô chỉ miệt mài với bài giảng, giao bài tập về nhà nhưng chưa bao giờ nhắc đến bất kỳ ứng dụng nào của những kiến thức này trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, điều mà học sinh này hoảng sợ chính là lúc mọi người đánh giá các em chỉ thông qua những điểm vô giá trị. Tuy vô giá trị nhưng điểm số từng đẩy biết bao số phận học sinh vào đường cùng, khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái và giáo viên - học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt.
Không chỉ lo sợ, học sinh thời nay thậm chí không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn. Tác giả kể câu chuyện ám ảnh: Em chứng kiến cảnh cô bạn thân bắt đầu việc học từ 5h30 cho tới 23h. Sau khi kết thúc quãng thời gian kinh hoàng ấy, khuôn mặt bạn phờ phạc, ánh mắt bơ phờ, sau đó là mất ngủ và bị những cơn đau dạ dày hành hạ.
Nhận thức được việc mình sẽ là "chuột bạch" khi mùa thi cử tới gần, bởi mỗi năm đề thi đại học lại đổi mới một kiểu, tác giả nhận ra mọi chuyện sẽ không thể tốt lên. Rồi sau tất cả, khi rời ghế nhà trường, đối diện với cuộc sống thật, tất cả các em sẽ lại lơ ngơ, hoang mang vì hoàn toàn không có những kĩ năng sống cần thiết.
Cuối thư, cô nữ sinh đưa ra đề nghị, cũng là lời van xin: "Cháu cầu xin các bác, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo hãy cho chúng con được "Sống". Xin cho phép chúng con được sống trong những tháng năm tuổi học trò một cách trọn vẹn.
Xin đừng quá kỳ vọng vào tụi con để rồi chính những kì vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bị điểm kém. Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài. Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: Học sinh cũng chỉ là con người, không phải máy móc".
Dù là nội dung từng được đăng tải nhưng "bức tâm thư" của cô nữ sinh, một lần nữa nhận được hàng nghìn lượt tương tác trên khắp các diễn đàn mạng. Hầu hết mọi người bày tỏ sự đồng cảm, xót xa trước "tiếng kêu cứu" thảm thiết của cô bé này.
Tài khoản C.H. viết: "Khi những đứa con dám đứng lên nói thật lòng mình, những tâm sự, suy tư thật của cô bé đang tuổi chập chững trưởng thành. Mong là các bậc phụ huynh đọc và suy ngẫm để tỉnh táo trong việc dạy các con. Đừng vì những thứ ganh đua mà hủy hoại đam mê và niềm ham sống của con. Học ở trường cũng chỉ là một phần, không thể qua đó mà đánh giá toàn diện các con".
"Hồi chuông cảnh tỉnh cho những phụ huynh đang đồng hành cho các con trên chặng đường học và ôn thi. Học nhiều chưa chắc đã là điều tốt nhưng học sao cho phù hợp và có thời gian để con phát triển thêm nhiều thứ năng khiếu khác thì đó mới chính là điều tuyệt vời" là ý kiến của L.A.
"Có lẽ cô bé trong câu chuyện trên từng rất mệt mỏi, suy nghĩ, buồn phiền và thậm chí căng thẳng chạm ngưỡng tột độ khi nhà trường, gia đình đều là nơi khiến bạn ấy cảm thấy không có nguồn sống. Học âu là cái tốt, nhưng nhiều con trẻ sinh ra tầm nhận thức cũng ở mức trung bình, không thể bắt con phải giỏi, phải như "con nhà người ta".
Ôm mộng mãi những suy nghĩ như vậy vô tình gây ảnh hưởng đến tâm trạng con trẻ, nhất là chúng đang ở lứa tuổi dậy thì, nhạy cảm và có thể thiếu kiểm soát", T.V. bình luận.
Theo VTC
Bắt đền bù gần 11 triệu đồng khi trả phòng trọ, nữ sinh than thở vì chủ nhà đối xử quá tàn nhẫn Trước bài tố của nữ sinh, nhiều cư dân mạng đã nhanh chóng đồng cảm trước hàng loạt chi phí đền bù cao ngất từ chủ nhà trọ. Bên cạnh những áp lực học tập, thi cử khi lần đầu thích nghi với môi trường đại học, các tân sinh viên còn phải chạm trán với nhiều khó khăn ở nơi thành thị...