Giáo viên trúng tuyển ở Quảng Nam bất ngờ vì được chọn nơi làm việc
Sau khi trúng tuyển viên chức, 148 thầy cô giáo trẻ đã tụ hội về Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam. Tại đây, các giáo viên bất ngờ khi được trường, chọn nơi công tác dựa trên điểm trúng tuyển của mình.
Giáo viên được chọn nơi làm việc
Chiều nay (3/6), ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, vào cuối tháng 4 vừa qua, 148 thầy cô giáo trẻ đến Sở để nhận quyết định phân công công tác.
Những giáo viên đến nhận quyết định họ sẽ được chọn nơi làm việc, người nào có điểm số thi tuyển cao nhất sẽ được chọn trước và dần xuống đến người cuối cùng.
“Sở mời tất cả các giáo viên vừa trúng tuyển đến trụ sở. Trong hội trường, chúng tôi cho chiếu màn hình lớn hiển thị số chỉ tiêu, nơi làm việc của từng trường.
Sau đó, chúng tôi gọi các giáo viên vừa trúng tuyển xếp theo vị trí từ cao xuống thấp lựa chọn vào trường muốn công tác. Các giáo viên có 5-10 phút để nghe tư vấn, gọi điện thoại cho người nhà rồi đưa ra quyết định.
Khi các giáo viên chốt trường muốn làm việc thì tôi ghi vào quyết định phân công công tác, đóng dấu và trao tận tay cho các giáo viên”, ông Quốc chia sẻ.
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Khánh Huyền đứng lớp giảng dạy sau khi nhận quyết định công tác.
Là ứng viên đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển, khi được gọi tên chọn nơi làm việc, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Khánh Huyền (23 tuổi, quê TT-Huế) đã quyết định chọn Trường THPT Nguyễn Trãi.
Cô Huyền cho hay, khi biết kỳ thi tuyển viên chức giáo dục tỉnh Quảng Nam qua chính sách thu hút nhân tài của tỉnh, Huyền đã đón xe từ Huế vào để đăng ký dự thi.
“Kỳ thi tuyển của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam rất bài bản và công bằng, các giáo viên có đủ năng lực, trình độ mới có thể trúng tuyển.
Video đang HOT
Trước khi đến Sở GD-ĐT nhận quyết định phân công công tác, tôi nghĩ Sở đã ghi rõ nơi công tác trong quyết định. Nhưng không, tôi rất bất ngờ khi cho giáo viên được chọn trường làm việc, rồi mới ghi vào quyết định.
Cứ theo vị trí bảng điểm, các giáo viên được gọi lên để tự chọ trường mình muốn công tác hiện trên thông báo. Tôi thấy việc tự chọn nơi mình công tác tạo tâm lý thoải mái cho các giáo viên.
Chúng tôi có thể dựa trên những tiêu chí và chọn trường để đảm bảo tốt nhất công tác giảng dạy.
Vừa trúng tuyển, vừa được công tác tại nơi mình mong muốn thì như thể niềm vui được nhân đôi”, cô Huyền bộc bạch.
Tạo môi trường minh bạch, công bằng cho các giáo viên
Ông Hà Thanh Quốc cho hay, việc thi tuyển giáo viên được chuẩn bị kĩ càng từ khâu ra đề, coi thi và công tác chấm thi được thực hiện nghiêm tục, minh bạch đảm bảo sự công bằng cho các thí sinh.
“Đây không phải là lần đầu tiên ngành giáo dục tỉnh tổ chức hình thực tự chọn nơi công tác này. Từ năm 2011, đơn vị đã tổ chức hình thức chọn nơi công tác cho các thí sinh thi đậu.
Qua đó, giúp các giáo viên được chọn nơi làm việc như mong muốn, để các giáo viên phát huy hết năng lực và tạo ra môi trường công bằng, minh bạch”, ông Quốc nói.
Quảng Nam tuyển dụng gần 1.900 giáo viên và nhân viên.
Theo ông Quốc, mục tiêu lớn nhất của ngành giáo dục Quảng Nam là chọn được nhiều nhà giáo thật sự giỏi. Nên khi trình đề án tuyển dụng theo hướng minh bạch, khuyến khích người thực tài thì lãnh đạo tỉnh đã đồng ý.
Không những là tìm người tài trong tỉnh mà thu hút các nhân tài ở nhiều tỉnh thành khác về dự thi với mong muốn đem lại hiệu quả tốt nhất.
Quảng Nam tuyển dụng gần 1.900 giáo viên và nhân viên
Ông Hà Thanh Quốc cho biết, UBND tỉnh và các Sở ban ngành vừa họp và thông qua kế hoạch thi tuyển giáo viên và tuyển dụng nhân viên trường họp.
Theo đó, tổng cộng chỉ tiêu tuyển dụng là 1.888. Trong đó, 523 giáo mầm non, 769 giáo viên tiểu học, 138 kế toán viên trung cấp, 120 văn thư trung cấp, 159 thư viện, 103 y sĩ, 35 quản trị viên hệ thống, 36 nhân viên thiết bị, thí nghiệm, 5 nhân viên giáo vụ.
“Hiện chúng tôi đang xây dựng kế hoạch để tuyển dụng các giáo viên và nhân viên nhà trường. Phấn đấu đến 15/8, sẽ có kết quả tuyển dụng để bố trí công tác kịp nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên cho năm học mới”, ông Quốc nói.
Đề nghị kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng trong nghi vấn nữ sinh tự tử
Sở GD-ĐT tỉnh An Giang đã làm việc với cán bộ, giáo viên Trường THPT Vĩnh Xương, để đề xuất hình thức kỷ luật đối với hiệu trưởng và hiệu phó.
Chiều 10/12, nguồn tin VietNamNet cho biết, Sở GD-ĐT tỉnh An Giang vừa có buổi làm việc với tập thể cán bộ chủ chốt của Trường THPT Vĩnh Xương (TX Tân Châu) để họp kiểm điểm, phân tích những sai phạm của Ban Giám hiệu trong vụ "nghi vấn em N.T.N.Y, học sinh lớp 10 tự tử vì uất ức" một cách thấu đáo, hợp tình, hợp lý.
Tại buổi làm việc này, Sở GD-ĐT An Giang cũng thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.
Kết quả của họp, các thành viên đã đề xuất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với thầy Nguyễn Việt Hùm - Hiệu trưởng và kỷ luật khiển trách đối với bà Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Hiệu trưởng.
Sở GD - ĐT An Giang sẽ họp và quyết định hình thức kỷ luật theo đúng quy định.
Đoàn công tác của Sở GD-ĐT tỉnh An Giang làm việc với cán bộ, giáo viên Trường THPT Vĩnh Xương. Ảnh: Báo An Giang
Bên cạnh đó, đoàn công tác của Sở GD-ĐT và thầy Nguyễn Việt Hùm đã gặp gỡ bố mẹ em Y. tại trụ sở UBND xã Vĩnh Xương. Tại đây, ông Hùm đại diện cho nhà trường xin lỗi gia đình em Y.
Ngoài ra, trong ngày 9/12, đại diện Trường THPT Vĩnh Xương và địa phương đã đến thăm hỏi sức khỏe em Y. tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM).
Trước đó, sau khi nhận thông tin về vụ việc em Y. được phát hiện ngất trong nhà vệ sinh và được gia đình đưa đi cấp cứu, Sở GD-ĐT tỉnh An Giang đã liên lạc với gia đình hỏi thăm sức khỏe nữ sinh.
Đồng thời, liên hệ với ngành Y tế để nắm tình hình sức khỏe của em trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Nhật Tân (TP Châu Đốc).
Theo chẩn đoán của bệnh viện, em Y. bị ngất do hạ đường huyết, Hysteria (rối loạn phân ly không biệt định), theo dõi quá liều thuốc giãn phế quản (do người nhà khai). Sau đó, Sở đã thành lập đoàn công tác đến Trường THPT Vĩnh Xương để tìm hiểu sự việc.
Đến ngày 6/12, lãnh đạo Sở GD-ĐT An Giang họp cùng với lãnh đạo UBND TX Tân Châu và các ngành có liên quan, phân tích làm rõ các nội dung, tình tiết của sự việc và đi đến kết luận.
Theo đó, em Y. có vi phạm nội quy trường như sử dụng điện thoại di động trong lớp khi chưa có sự cho phép của giáo viên, điều khiển phương tiện giao thông không đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ (chạy xe máy hơn 50cc).
Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp với cha mẹ của em Y. Lúc đầu, gia đình và em Y. thừa nhận khuyết điểm nhưng sau đó em không nhận lỗi của mình.
Ban Giám hiệu Trường THPT Vĩnh Xương sau đó đã quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm với nữ sinh này.
Tuy nhiên, các hình thức này chưa đúng với quy định hiện hành. Cụ thể, ngày 23/11, lãnh đạo trường đã nêu tên học sinh có vi phạm nội quy trường trong giờ sinh hoạt đầu tuần.
Ngày 27/11, Hiệu trưởng nhà trường ban hành thông báo "cấm túc" học sinh trong 2 tuần.
Ngoài ra, trường tổ chức dạy thêm học thêm không đúng với quy định (dạy đại trà) đối với các lớp Anh văn hệ 7 năm.
Từ đó, Sở GD-ĐT An Giang đã tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Việt Hùm và bà Nguyễn Ngọc Hạnh.
Sở cũng giao cho thầy Nguyễn Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của nhà trường theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Đồng thời, xác minh, làm rõ hành vi của bà Huỳnh Thị Thu Huệ, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4 liên quan đến phát ngôn trên mạng xã hội (sau khi sự việc xảy ra), gây bức xúc dư luận; đối chiếu với các quy định của ngành chức năng, có hình thức xử lý phù hợp và báo cáo về Sở GD-ĐT trước ngày 19/12.
Nghệ An yêu cầu trường học chấm dứt hoạt động đa cấp trái quy định Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu các Phòng GD-ĐT và đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc quy định về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chấm dứt các hoạt động đa cấp trái quy định. Theo Sở GD-ĐT Nghệ An, trong thời gian qua, tại địa bàn một số huyện, thị trên địa bàn tỉnh có đơn...