Giáo viên trung học cơ sở hạng III (cũ) chuyển sang hạng III (mới) cần làm gì?
Nếu đủ 09 năm giữ hạng III hoặc tương đương thì giáo viên sẽ có cơ hội thi hoặc xét thăng hạng để chuyển sang xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiếp tục được cộng đồng giáo viên quan tâm, bởi lẽ nếu không hiểu đúng quy định nhiều người sẽ mất tiền oan khi học chứng chỉ khi Thông tư không yêu cầu.
Một giáo viên đang công tác bậc trung học cơ sở có địa chỉ mail minh…..@gmail.com gửi thư về Tòa soạn có nội dung như sau:
” Xin chào Tòa soạn!
Tôi có câu hỏi mong toà soạn giải đáp giúp ạ.
Tôi hiện là giáo viên đang giảng dạy tại một trường trung học cơ sở, có trình độ cao đẳng sư phạm hiện đang là giáo viên hạng III (cũ) (có hệ số lương tương ứng từ 2,1 đến 4,89) và đang đi học đại học.
Theo Thông tư 03/2021/BGDĐT mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tôi sẽ được xếp lương giáo viên trung học cơ sở ở hạng nào? Có cần phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng hay không và nếu có thì cần hạng nào? Tôi xin trân thành cảm ơn toà soạn! ”
Giáo viên trung học cơ sở hạng III (cũ) chuyển sang hạng III (mới) cần chứng chỉ gì? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Bằng kiến thức cá nhân, căn cứ Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT người viết xin được cung cấp các quy định liên quan đến vấn đề bạn hỏi, cũng như thắc mắc của các bạn đồng nghiệp khác như sau:
Thứ nhất , giáo viên trung học cơ sở hạng III trước đây sẽ chuyển sang hạng nào?
Bạn có trình độ cao đẳng sư phạm đang xếp lương theo Thông tư 22/2015/TTLT – BNV-BGDĐT có mã số V.07.04.12 có hệ số lương 2,1 đến 4,89 thì áp dụng các điều khoản sau.
Tại ” Điều 7 . Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) [...] ;
Tiếp theo tại ” Điều 9 . Điều khoản chuyển tiếp
Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) có hệ số lương 2,1 đến 4,89 chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 (đại học) thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở [...]
Video đang HOT
Như vậy, bạn đang là giáo viên trung học cơ sở có trình độ cao đẳng sư phạm đang học đại học (chưa có bằng đại học) nên xem như bạn chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32).
Có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục được hưởng mức lương với hệ số đang hưởng của bạn.
Thứ hai , có cần chứng chỉ theo hạng không?
Do bạn chưa được bổ nhiệm chức danh giáo viên hạng III nên giai đoạn hiện tại bạn không cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III.
Thứ ba , nếu sau này chuyển sang giáo viên hạng III có cần chứng chỉ chức danh giáo viên hạng III?
Theo quy định ở trên khi bạn đã hoàn tất khóa học đại học thì bạn sẽ được chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III mới có mã số V.07.04.32 có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Vấn đề bạn quan tâm là khi đó có cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III hay không sẽ được giải đáp ở điều sau:
Tại ” Điều 3 . Giáo viên trung học cơ sở hạng II I – Mã số V.07.04.3 2 của chương II. Tiêu chuẩn giáo viên trung học cơ sở hạng III gồm:
[...] b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (đối với giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học cơ sở hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng) . [...]”
Ở quy định này, giáo viên trung học cơ sở hạng III phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III.
Tại Điều 10 . Điều kho ả n áp dụng quy định:
“[...] 5. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên trung học cơ sở được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành . ”
Vì vậy, bạn đang là giáo viên nên khi chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III, bạn không cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III.
Thứ tư , bạn cần học chứng chỉ hạng nào?
Theo cách hiểu của người viết, bạn xem thời gian công tác của mình nếu đủ 09 năm giữ hạng III hoặc tương đương thì khi đó bạn sẽ có cơ hội thi hoặc xét thăng hạng để chuyển sang xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II (phải đảm bảo tiêu chuẩn giáo viên trung học cơ sở hạng II) có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 khi đó bạn bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Cho nên, bạn có thể học lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II để áp dụng trong thời gian tới.
Một số thông tin chia sẻ cùng bạn. Phần tư vấn có tính chất tham khảo.
Giáo viên nào có thể bị xuống hạng dù đủ chứng chỉ?
Giáo viên lo lắng khi đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng phải xuống hạng vì không làm nhiệm vụ của hạng đang giữ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập ở cả 4 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông).
Niềm vui được xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; niềm vui sẽ được tăng lương chưa được bao lâu, nỗi lo lại đang len lỏi vào từng giáo viên, đặc biệt là nỗi lo khi đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng phải xuống hạng vì không làm nhiệm vụ của hạng đang giữ.
Thầy giáo T. (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ: "Em tốt nghiệp đại học từ xa, có chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, đang hưởng lương đại học.
Ngày trước, cứ có bằng đại học nộp cho nhà trường làm báo cáo, một thời gian sau sẽ được hưởng lương đại học, không cần biết giáo viên đó có làm nhiệm vụ của giáo viên hạng II hay không.
Nay thông tư mới ra đời, việc xếp hạng giáo viên chưa biết được xếp lại như thế nào. Nếu cứ dựa vào bằng cấp thì em vô tư, nhưng nếu dựa thêm tiêu chuẩn nhiệm vụ nữa thì thấy rất lo lắng, mình sẽ bị xuống hạng III.
Em không hề được giao bất cứ nhiệm vụ nào của giáo viên hạng II cả, không chỉ riêng em mà rất nhiều giáo viên đã 'chạy' đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng không hề được giao bất cứ nhiệm vụ nào của giáo viên hạng II đều chung cảnh ngộ".
Giáo viên lo lắng khi đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng phải xuống hạng vì không làm nhiệm vụ của hạng đang giữ. (Ảnh chỉ mang tính minh họa: Lã Tiến)
Lo lắng của thầy giáo T. không phải là cá biệt; lo lắng đó không phải không có cơ sở. Người viết lấy ví dụ cụ thể Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT để minh chứng cho nỗi lo này.
Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ghi rõ: Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31
Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới từ cấp trường trở lên; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử;
b) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên;
c) Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;
d) Tham gia đoàn đánh giá ngoài; hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên;
đ) Tham gia ban giám khảo hoặc ban ra đề hoặc người hướng dẫn trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có). [1]
Nhiệm vụ mà giáo viên trung học cơ sở hạng II phải thực hiện thêm so với giáo viên hạng III đều do hiệu trưởng phân công bằng quyết định.
Cũng tương tự như vậy, nhiệm vụ bổ sung thêm cho giáo viên hạng II, hạng I tất cả các bậc học đều được ra bằng văn bản do hiệu trưởng hoặc cấp cao hơn quyết định.
Như vậy, giáo viên đạt chuẩn đào tạo, đang hưởng lương hạng II, hạng I hiện hành nhưng không được giao nhiệm vụ của giáo viên hạng II, hạng I trong Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập ở cả 4 cấp học 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT bị rơi hạng là hoàn toàn có cơ sở.
Không được phân công nhiệm vụ nên xuống hạng liệu có công bằng?
Theo người viết thăm dò, phần lớn giáo viên đều nhất trí, không được phân công nhiệm vụ của hạng II, hạng I nên xuống hạng là công bằng.
Khách quan mà nói, những giáo viên được giao thêm nhiệm vụ của giáo viên hạng II, hạng I đều là những người có tay nghề cao; giáo viên cốt cán; giáo viên đã được thẩm định qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp có uy tín trong đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
Việc bổ sung tiêu chí nhiệm vụ đang thực hiện khi xếp hạng theo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập mới cũng một phần bổ sung xếp lương theo vị trí việc làm, tránh cào bằng trong chi trả lương theo bằng cấp như hiện nay.
Đôi điều kiến nghị:
Trong thực tế, nhiệm vụ của giáo viên hạng II, hạng I thường được hiệu trưởng hay cấp cao hơn ra quyết định bằng văn bản, trên cơ sở "đề xuất" của cấp cơ sở.
Giáo viên được giao thêm nhiệm vụ của giáo viên hạng II, hạng I thường là nhóm trưởng, tổ phó, tổ trưởng, khối trưởng v.v...
Để tránh dị nghị, lợi ích nhóm, bè cánh, những chức danh nhóm trưởng, tổ phó, tổ trưởng, khối trưởng nên được bầu cử công khai hàng năm bằng cách bỏ phiếu kín.
Việc bầu cử công khai hàng năm bằng cách bỏ phiếu kín sẽ tránh được hiện tượng "sống lâu lên lão làng", ù lì tại vị, lên được rồi là không xuống nữa; tạo điều kiện thăng tiến nghề nghiệp cho giáo viên khác có năng lực, có uy tín.
Việc xếp hạng giáo viên cần được thực hiện hàng năm, đảm bảo sự ghi nhận của xã hội với mức độ đóng góp, cống hiến của mỗi giáo viên trong năm học; khuyến khích giáo viên sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-03-2021-bo-nhiem-xep-luong-giao-vien-thcs-cong-lap-198082-d1.html
- Các thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bộ bác đề xuất lộ trình thực hiện Luật Giáo dục mới, địa phương phải làm sao (3) Việc tuyển dụng giáo viên theo quy định mới cần phải có lộ trình để hàng ngàn giáo viên, sinh viên hệ cao đẳng sư phạm có cơ hội nâng chuẩn, đáp ứng điều kiện. Đề xuất hai phương án Nếu áp dụng Luật giáo dục 2019 trong đợt xét tuyển giáo viên năm 2020 sẽ tạo ra sự bất cập, ức chế,...