Giáo viên trẻ bức xúc vì mặc đẹp lại bị hiệu trưởng mời lên chỉnh đốn, nhìn bộ đồ cô mặc, mọi người tái mặt: “Làm trò gì vậy?”
Tưởng sẽ được bênh, nhưng bài đăng của cô giáo này về cách ăn mặc của mình lại nhận về “bão” phẫn nộ.
Giáo viên không chỉ giữ vai trò truyền đạt kiến thức mà còn là biểu tượng của sự chuẩn mực, một hình mẫu để mọi người học tập và noi theo. Từ tiếng nói đến phong cách ăn mặc, mỗi hành động, mỗi quyết định của người giáo viên đều phản ánh sự chuyên nghiệp và thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp. Họ không chỉ dạy cho học sinh về tri thức mà còn hướng dẫn cách sống và cách thể hiện mình một cách đúng đắn trong xã hội.
Mới đây, một nữ giáo viên trẻ người Trung Quốc đã lên MXH bày tỏ sự bất bình của bản thân. Theo đó, cô cho rằng mình chỉ mặc một bộ váy hồng tuy hơi điệu nhưng không hề hở hay khó nhìn gì mà không hiểu sao lại bị hiệu trưởng mời lên nói chuyện và chỉnh đốn cách ăn mặc. Để chứng minh rằng những gì mình nói ra là đúng, nữ giáo viên còn đăng tải bức ảnh của mình trong bộ váy màu hồng kể trên.
Chiếc váy hồng mà cô giáo mặc đi làm
Ban đầu, nữ giáo viên này nghĩ rằng lời than phiền của bản thân trên MXH sẽ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng mạng, nhưng không ngờ cô lại nhận về cái kết… “đắng” khi đa phần đều đồng tình với hành động của hiệu trưởng và cho rằng cô ăn mặc như vậy là không phù hợp.
Cụ thể, netizen cho rằng bộ váy này tuy không hở vì kiểu dáng nhưng chất vải lại quá mỏng và form đồ thì rườm rà, không phù hợp với hình ảnh của những người làm công tác giáo dục. Giáo viên nên lựa chọn quần áo có kiểu dáng thanh lịch, đoan trang, không nên ăn mặc lòe loẹt thái quá. Thay vì tập trung vào quần áo, cộng đồng mạng cho rằng giáo viên nên dành thời gian và công sức để nâng cao trình độ giảng dạy. Dẫu biết rằng việc giáo viên ăn mặc đẹp không phải là điều xấu, nhưng nếu giáo viên quá chăm chút vào ăn mặc và lựa chọn trang phục không phù hợp có thể ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
Bộ trang phục của cô được cho là không phù hợp để mặc đi giảng dạy.
Ai cũng có quyền theo đuổi cái đẹp, và cô giáo còn trẻ trung thì việc thích ăn diện càng là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của cái đẹp phải phù hợp với hình ảnh người giáo viên.
Khác với các nghề nghiệp khác, giáo viên được mệnh danh là những “kỹ sư tâm hồn”. Chính vì lẽ đó mà từng lời nói, từng hành động của họ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, điều đó đòi hỏi giáo viên phải có sự “chuẩn mực” nhất định.
Khi đứng lớp, giáo viên cần lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ để thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với nghề giáo mà còn để tạo ra một hình ảnh gương mẫu cho học sinh. Trang phục cần phải đoan trang, nghiêm túc và không quá lòe loẹt, đảm bảo tạo được sự thoải mái trong quá trình giảng dạy và không làm rối loạn sự chú ý của học sinh.
Nhiều netizen cho rằng khi đã lựa chọn trở thành giáo viên, bạn cần phải điều chỉnh “tình yêu cái đẹp” của mình sao cho phù hợp. Bởi vì công việc của bạn là giảng dạy và giáo dục học sinh, chứ không phải là ngôi sao hay người nổi tiếng trên mạng, bạn nên dành thời gian và công sức để cải thiện phương pháp giảng dạy của mình, làm tăng sự chú ý của học sinh đối với bài học, khơi gợi tư duy của học sinh, hướng dẫn học sinh phát triển nhân cách một cách toàn vẹn. Đó mới là những việc mà giáo viên nên làm.
Video đang HOT
Cho dù việc “ làm đẹp” chỉ đơn giản là để thỏa mãn tình yêu cái đẹp và không có bất kỳ lý do nào khác, nhưng chỉ cần nó không phù hợp với yêu cầu về trang phục và vẻ ngoài của giáo viên và ảnh hưởng đến việc học và sức khỏe tâm lý của học sinh, thì nó cần được xem xét lại.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nữ giáo viên phải “làm xấu” bản thân, không có quyền “làm đẹp”. Nhưng việc ăn mặc phải cho phù hợp với phong cách, cá tính của bản thân nhưng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh.
Để lựa chọn trang phục phù hợp với phong cách và tính cách cá nhân mà vẫn phù hợp với môi trường giáo dục, giáo viên có thể áp dụng các nguyên tắc sau:
1. Ưu tiên sự thoải mái và nghiêm túc: Chọn các bộ trang phục thoải mái để có thể dễ dàng di chuyển và thực hiện các hoạt động dạy học, đồng thời vẫn toát lên được vẻ nghiêm túc, chuyên nghiệp.
2. Tránh trang phục lòe loẹt: Tránh những bộ đồ có màu sắc quá sặc sỡ hay hoa văn rối mắt, điều này có thể làm xao lạc sự chú ý của học sinh.
3. Tuân thủ quy định của cơ sở giáo dục: Mỗi trường học có thể có những quy định riêng về trang phục giáo viên. Hãy chắc chắn rằng bạn biết và tuân theo các quy định này.
4. Chọn trang phục phản ánh tính cách: Giáo viên có thể lựa chọn những trang phục phản ánh đúng đắn tính cách của mình thông qua việc chọn lựa chất liệu, kiểu dáng có thể đại diện cho cá tính mà vẫn giữ được sự đơn giản, tinh tế.
5. Đảm bảo sự kín đáo: Trang phục nên đủ kín đáo, không quá hở hay chật chội, đồng thời phù hợp với độ tuổ.i và vóc dáng.
Ảnh minh họa
6. Phù hợp với hoạt động giảng dạy: Nếu giáo viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc thể chất, nên chọn trang phục phù hợp với hoạt động đó.
7. Xem xét phản ứng của học sinh: Nếu nhận thấy rằng bất kỳ bộ trang phục nào gây chú ý không cần thiết hoặc xao lạc sự chú ý của học sinh, có thể cần phải cân nhắc lại sự lựa chọn.
Bằng cách áp dụng những nguyên tắc trên, giáo viên có thể tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp và đồng thời thể hiện được phong cách cá nhân của mình mà không làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
Không vi phạm kỷ luật, không nhận quà biếu xén, 1 cô giáo vẫn bị phụ huynh "t.ố cá.o", nguyên do khiến nhiều người ấm ức thay
Giáo viên thì cũng là người bình thường, phụ huynh không nên soi mói quá đáng!
1. Nghề giáo không dễ làm: Vì một chiếc áo khoác, cô giáo bị phụ huynh ý kiến
Báo chí Trung Quốc đưa tin: Một cô giáo xinh đẹp, trẻ tuổ.i ở Thẩm Dương mua một chiếc áo khoác lông đắt tiề.n và đăng ảnh lên mạng xã hội. Không ngờ, hành động này đã bị một phụ huynh ý kiến lên hiệu trưởng.
Sau khi xem bức ảnh cô giáo đăng, phụ huynh đã chụp màn hình và tra cứu, phát hiện chiếc áo này có giá tới 28.000 nhân dân tệ (hơn 98 triệu đồng), một con số không hề nhỏ.
Họ nghi ngờ về khả năng tài chính của cô giáo, bởi lương giáo viên mỗi tháng chỉ khoảng ba đến bốn nghìn nhân dân tệ, trong khi chiếc áo cô mặc gần bằng cả năm lương. Vậy cô lấy tiề.n ở đâu ra để mua? Chẳng lẽ phải nhịn ăn nhịn uống?
Qua quá trình điều tra của nhà trường, không tìm thấy bất kỳ hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo nào từ cô giáo. Những nghi ngờ về việc nhận quà từ phụ huynh hay dạy thêm thu phí đều không có cơ sở.
Cô giáo giải thích rằng, lý do cô mua chiếc áo đắt tiề.n này là vì điều kiện kinh tế gia đình cô khá tốt, cha mẹ thường xuyên hỗ trợ tài chính cho cô.
Chiếc áo khiến cô giáo "dính họa"
"Yêu cái đẹp là bản năng của con người". Không chỉ những giáo viên có công việc ổn định, ngay cả các bà nội trợ toàn thời gian cũng thường mặc áo lông vào mùa đông vì vừa giữ ấm vừa hợp thời trang.
Tuy nhiên, khi đặt trường hợp này vào một giáo viên, điều đó lại trở nên khó chấp nhận trong mắt phụ huynh.
Trong suy nghĩ của nhiều người, giáo viên nên có hình ảnh giản dị và cổ điển. Hình ảnh thời thượng của cô giáo này khiến phụ huynh nghi ngờ.
Mặc dù cô giáo đã giải thích rõ ràng, phụ huynh cảm thấy xấu hổ và thừa nhận hành động của mình là vội vàng, đã hiểu lầm cô giáo. Cuối cùng, họ gửi lời xin lỗi.
Tuy vậy, sự việc này vẫn gây ra tranh cãi trên mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến nhà trường. Vì thế, trường học quyết định đưa ra hình thức kỷ luật nhẹ đối với cô giáo và nhắc nhở mọi người cần chú ý đến hình ảnh cá nhân trong tương lai.
2. Giáo viên cũng là người bình thường!
Trước đây, có một cô giáo thuộc thế hệ 9x, sau khi trúng tuyển làm giáo viên, không chú ý đến việc quản lý hình ảnh bản thân.
Cô thường xuyên ăn mặc thời thượng, yêu thích trang điểm và làm đẹp. Bộ móng tay dài của cô khiến người ta liên tưởng đến các "phi tần" trong phim cung đình.
Hệ quả là mỗi khi cô vào lớp, học sinh trong lớp không tập trung, đặc biệt có một số na.m sin.h còn huýt sáo. Một số n.ữ sin.h bắt đầu bắt chước phong cách trang điểm của cô, gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh.
Làm giáo viên là phải làm gương. Vì tiếp xúc hàng ngày với học sinh, giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến các em. Việc ăn mặc và phong cách của giáo viên chắc chắn sẽ tác động đến nhận thức của học sinh.
Vì lý do này, nhiều trường học đã quy định giáo viên không được mặc trang phục lập dị hay trang điểm đậm để tránh ảnh hưởng không tốt đến học sinh.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng giáo viên cũng chỉ là người bình thường. Họ có quyền lựa chọn trang phục theo sở thích và điều kiện kinh tế của mình.
3. Phụ huynh cần làm gương và hướng dẫn con cái đúng đắn
Thứ nhất, phụ huynh là tấm gương cho con học tập.
Hành vi và thái độ của phụ huynh ảnh hưởng đến con cái còn sâu sắc hơn cả giáo viên.
Nếu không muốn con cái trở nên quá coi trọng hình thức hay bị ám ảnh bởi vật chất, cha mẹ cần làm gương, thể hiện sự khiêm tốn, trung thực, và giản dị.
Thay vì chạy theo so sánh về vật chất, hãy dạy con hiểu rằng giá trị của một người không được quyết định bởi những gì họ sở hữu mà bởi phẩm chất, hành vi và tính cách bên trong của họ.
Thứ hai, hướng dẫn con có quan niệm đúng đắn về tiề.n bạc.
Hãy giúp trẻ xây dựng ý thức quản lý tài chính từ những việc nhỏ nhất.
Khi đi siêu thị, cha mẹ có thể dẫn con theo để trẻ nhận biết giá cả, học cách so sánh, và hiểu giá trị của tiề.n bạc.
Ngoài ra, việc cho con một khoản tiề.n tiêu vặt và hướng dẫn trẻ quản lý chi tiêu cũng rất cần thiết. Điều này giúp trẻ hình thành ý thức tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.
Bằng cách đồng hành và dạy dỗ con cái đúng cách, cha mẹ sẽ giúp trẻ hiểu rằng hạnh phúc không đến từ những giá trị vật chất mà nằm ở nội tại của mỗi người và những mối quan hệ yêu thương xung quanh.
Cho thôi việc nữ hiệu trưởng trong vụ lùm xùm khay cơm giáo viên lèo tèo 2 miếng chả Trong đơn xin nghỉ việc trước đó, nữ hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương nêu lý do sức khỏe không đảm bảo, tiếp tục điều trị bệnh. Ngày 6/11, UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã ban hành quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương, được thôi việc...