Giáo viên tố lạm thu được hoan nghênh, hiệu trưởng bị phạt 19 triệu đồng
UBND huyện đã yêu cầu hiệu trưởng trả lại cho phụ huynh hàng trăm triệu đồng và hoan nghênh giáo viên đã mạnh dạn đấu tranh, tố giáo những việc làm sai phạm của lãnh đạo.
Ngày 8-11, ông Trần Minh Châu, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Phạm Trọng Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học (TH) Nguyễn Viết Xuân tổng số tiền 19 triệu đồng do có hành vi không công khai thu, chi tài chính theo quy định và tổ chức thu các khoản trái quy định.
Trường TH Nguyễn Viết Xuân nơi xảy ra tình trạng lạm thu
Trước đó, bà Huỳnh Thị Tuyết, giáo viên Trường TH Nguyễn Viết Xuân đã làm đơn tố cáo ông Hà lạm thu và một số sai phạm khác.
Kết quả giải quyết tố cáo của UBND huyện Krông Năng, cho thấy ông Hà thực hiện việc trích phần trăm cho công tác thu và mượn tiền từ quỹ nhà trường để nộp cho UBND xã Ea Tóh là không đúng quy định. Vận đồng từ phụ huynh học sinh số tiền hơn 88 triệu đồng dùng để chi cho các hoạt động giáo dục, chi tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam là sai quy định. Việc triển khai vận động từ phụ huynh học sinh (bình quân 40.000 đồng/học sinh) để tu sửa cổng trường rồi điều chuyển sang nâng cấp nhà ăn bán trú sai quy định.
Bên cạnh đó, ông Hà giao cho giáo viên chủ nhiệm thu tiền từ phụ huynh và không lập phiếu thu là sai quy định. Trường cơ bản đã đủ định mức biên chế 1,5 giáo viên/lớp nên việc thu tiền tăng tiết là không phù hợp dù trước đó phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có ý kiến không thu nhưng hiệu trưởng vẫn vận động phụ huynh đóng góp. Ngoài ra, ngày 13-11-2018, ông Hà có giấy mời về “giáo dục chính trị tư tưởng” đối với bà Tuyết là trái thẩm quyền.
Từ đó, UBND huyện Krông Năng yêu cầu truy thu số tiền 1,95 triệu đồng đã trích % cho công tác thu đối với các giáo viên chủ nhiệm. Buộc hiệu trưởng hoàn trả tổng số tiền gần 120 triệu đồng tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam và tu sửa cổng trường trả lại cho phụ huynh. Sau khi tính toán, trường phải hoàn trả số tiền đã thu học 2 buổi/ngày cho phụ huynh. Ngoài xử phạt hành chính 19 triệu đồng, UBND huyện Krông Năng đã giao Phòng Nội vụ huyện này tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với ông Hà.
“Đối với người tố cáo, đã tố cáo trung thực, tích cực phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật cần được hoan nghênh tinh thần mạnh dạn đấu tranh, tố giáo những việc làm sai phạm đối với lãnh đạo Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân” – công văn của UBND huyện Krông Năng nêu rõ.
Xin nghỉ dạy thay để đi khám bệnh cũng bị hạ thi đua
Video đang HOT
Bà Trịnh Thị Hệ, giáo viên Trường TH Nguyễn Viết Xuân làm đơn khiếu nại cho rằng do bà thẳng thắn nêu ý kiến về những việc làm sai trái của hiệu trưởng nên bị trù dập, xếp loại năm học 2018-2019 chỉ ở mức “hoàn thành nhiệm vụ”, trong khi đúng ra phải xếp loại “hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Theo UBND huyện Krông Năng, bà Hệ khiếu nại việc đánh giá xếp loại thi đua của trường đối với bà là có cơ sở. Việc bà Hệ không chấp hành điều động, không lên lớp dạy thay vào ngày 4-3-2019 bà Hệ đã có xin phép trước đó để đi khám bệnh. Quy chế thi đua của trường cũng không có điều khoản nào quy định “việc không chấp hành sự phân công dạy thay” sẽ vi phạm quy chế chuyên môn… Do đó, UBND huyện kiểm điểm trách nhiệm hiệu trưởng, phê bình hội đồng thi đua khen thưởng do đánh giá xếp loại cho bà Hệ còn nhiều thiếu sót. Giao hiệu trưởng xem xét, đánh giá xếp loại thi đua năm học 2018-2019 đối với bà Hệ theo đúng quy định.
Ngoài ra, hiện nay cơ quan chức năng cũng đang giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Tuyết. Bà Nguyễn Thị Tuyết trước đây là Hiệu phó Trường TH Nguyễn Viết Xuân. Theo đơn của bà Tuyết, dù bà luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng mới đây bà không được bổ nhiệm lại mà điều chuyển xuống làm giáo viên.
“Quan điểm của UBND huyện là xử lý nghiêm cá nhân sai phạm, không bao che, dung túng” – ông Trần Minh Châu khẳng định.
Bài và ảnh: Cao Nguyên
Theo nguoilaodong
Hiệu trưởng lạm thu, sao lại phê bình cả tập thể?
Xử lý trường học lạm thu phải xử lý kỷ luật hiệu trưởng một cách nghiêm minh bằng hình thức đình chỉ công tác, cách chức; có như thế mới chấm dứt nạn lạm thu.
Thu quá mức quy định, thu các khoản không được phép thu, chưa được phép thu gọi chung là lạm thu. Từ khi các trường học thu các khoản đầu năm sai quy định, "thuật ngữ" lạm thu mới được phổ biến như hiện nay.
Chuyện Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An "phê bình Trường Mầm non Bình Minh trước toàn ngành giáo dục Cửa Lò do thu sai quy định" đã phần nào làm "dịu" dư luận.
Thế nhưng không ít người đặt ra câu hỏi: Thu sai quy định là lạm thu, sao lại phê bình tập thể?
Ai phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra lạm thu trong trường học?
Trong trường học, giáo viên không có nhiệm vụ thu tiền; giáo viên cũng không muốn trở thành "người đòi nợ thuê". Thế nhưng khi hiệu trưởng phân công thu tiền, giáo viên phải thực hiện; thu bao nhiêu, thu như thế nào đều do hiệu trưởng chỉ đạo.
Giáo viên có thể biết hoặc không biết các khoản thu đó sai hay đúng những vẫn phải thu. Vì thế nếu các khoản thu đó là thu sai, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các khoản thu đầu năm của Trường Mầm non Bình Minh sai quy định. (Ảnh: Báo điện tử Nghệ an)
Trường học xảy ra lạm thu, phải xử lý như thế nào?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn Số: 2976/BGDĐT-KHTC về việc thực hiện chỉ đạo điều hành giá và thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trong năm học 2019-2020. Công văn nêu rõ:
Thực hiện nghiêm và đầy đủ các nội dung đã được nêu tại Công văn số 1052/BGDĐT-KHTC ngày 18/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chỉ đạo điều hành và thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong năm học 2019-2020 như:
Vấn đề phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục, thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính;
Thực hiện các khoản thu theo đúng quy định, tăng cường kiểm tra, rà soát và có biện pháp xử lý nghiêm đối với cá nhân là người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu, thu ngoài học phí;
Rà soát các điều kiện để đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, thực hiện tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh, các thầy cô giáo và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giá sách giáo khoa, vật tư giáo dục cũng như tăng giá đột biến các mặt hàng văn phòng phẩm khác,... trước khi bước vào năm học mới.
Như vậy xử lý kỉ luật với trường học xảy ra lạm thu theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phải xử lý nghiêm đối với cá nhân là người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu, thu ngoài học phí; Người bị xử lý là hiệu trưởng nhà trường.
Xử lý lạm thu như chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Cửa Lò e rằng chưa thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Giaó dục và Đào tạo.
Đã qua rồi kiểu xử lý "Mất mùa là do thời tiết, được mùa là nhờ chỉ đạo của anh Chủ nhiệm".
Xử lý không nghiêm minh, không đúng chỉ đạo của cấp trên, gây tâm lý coi thường luật pháp, coi thường dư luận; không có tác dụng răn đe, giáo dục.
Xử lý trường học lạm thu phải xử lý kỷ luật hiệu trưởng một cách nghiêm minh bằng hình thức đình chỉ công tác, cách chức; có như thế mới chấm dứt nạn lạm thu gây nhức nhối cho xã hội; gây mất niềm tin của phụ huynh với giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
1.thuvienphapluat.vn/cong-van/tai-chinh-nha-nuoc/Cong-van-2976-BGDDT-KHTC-2019-thuc-hien-chi-dao-dieu-hanh-gia-va-cac-khoan-thu-trong-giao-duc-418829.aspx
2. baonghean.vn/phe-binh-truong-mam-non-binh-minh-truoc-toan-nganh-giao-duc-cua-lo-do-thu-sai-quy-dinh-256402.html
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ sổ sách Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Bài viết "Một tuần soạn 29 giáo án viết tay, nhiều giáo viên Kỳ Sơn có phải là siêu nhân?" của tác giả Phan Tuyết đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 6/10 để...