Giáo viên thông báo con gái đánh bạn, bà mẹ hối hả tới nơi, biết nguyên nhân liền nói 1 câu duy nhất nhưng cả trường sợ xanh mặt
Các bố mẹ hãy nhớ rằng, dù có chuyện gì xảy ra, hãy nói với con rằng bạn sẽ luôn là chỗ dựa của con và là pháo đài vững chắc nhất.
Có một câu chuyện được một bà mẹ kể lại như thế này: Trong một lần đi làm về, cô trông thấy vài cậu bé lớn hơn đang trêu chọc một cô bé 5 hoặc 6 tuổi – cậu bé dùng tay hoặc cành cây vén váy của cô bé, sờ soạng hay hôn lên mặt còn bé gái thì đứng nhìn với vẻ bất lực. Sau khi người này can thiệp, lũ trẻ mới bỏ đi. Người phụ nữ đưa bé gái về nhà, kể cho bố mẹ bé nghe chuyện rồi bỏ đi, nhưng phụ huynh lại trách cháu chạy ra ngoài chơi một mình.
“Trên đường về nhà, tôi không khỏi nghĩ nếu bố mẹ cô gái không giáo dục con mình cẩn thận, bé vẫn không biết phản kháng thì sẽ còn xảy ra chuyện như thế này, rất có thể cô bé sẽ bị không dám nói chuyện với bố mẹ nữa”, người này chia sẻ.
Có những điều đó không được người lớn chúng ta nhìn nhận một cách nghiêm túc, và thậm chí là toàn xã hội, nên chúng ta thường cho rằng đây chỉ là biểu hiện của sự nghịch ngợm và thiếu hiểu biết của trẻ em nhưng hậu quả có thể lớn hơn nhiều.
Vì thế, một người mẹ khác đã giáo dục con gái mình bằng hành động: Khi con bị ức hiếp phải lớn tiếng phản đối, nếu họ vẫn tiếp tục, hãy can đảm chống trả!
Được biết, chị Lưu là y tá ở một bệnh viện. Một ngày nọ, chị nhận được điện thoại từ trường, nói rằng con gái của mình đã đánh ai đó và sự việc rất nghiêm trọng. Chị vội vã đến trường, trong phòng Hiệu trưởng lúc ấy ngoài con gái chị còn có Trưởng khoa, giáo viên chủ nhiệm, một cậu bé máu mũi chảy ròng ròng và cả phụ huynh của cậu.
Thì ra, nguyên nhân sự việc là do bé trai kéo quần lót của con gái chị Lưu, sau đó cô con gái đã đấm vào mặt cậu bé 2 cái. Họ cho rằng hành vi của cậu bé chỉ là đùa giỡn nhưng cô con gái đã làm tổn thương cậu bé, vì thế gia đình đứa bé kia cần một lời xin lỗi và tiền thuốc men bồi thường.
Đang trong tâm trạng lo lắng, có lỗi, nghe xong nguyên nhân, người mẹ bĩnh tĩnh nhìn thẳng vào giáo viên chủ nhiệm, hỏi rõ ràng từng chữ: “Vậy cô gọi điện cho tôi vì muốn biết liệu tôi có kiện nam sinh này quấy rối tình dục và kiện nhà trường quản lý yếu kém không, có đúng không?”.
Khi nghe người mẹ đề cập đến hành vi quấy rối tình dục, tất cả mọi người đều hoảng sợ. Tất cả người lớn đều cho rằng chị Lưu đã làm to chuyện vì “con nít thì biết gì”. Chị Lưu cúi xuống ngang bằng con gái, khuyến khích con kể lại mọi chuyện. Chị phát hiện thêm một thông tin quan trọng: Bé trai liên tục giở trò với quần lót của con gái, bé bảo dừng lại nhưng cháu bé không nghe. Thậm chí, dù bé đã nói với cô giáo nhưng mọi chuyện vẫn không thay đổi. Kết quả là cô bé phải phản kháng lại mạnh mẽ một lần.
Nữ y tá sau khi nghe xong quay sang giáo viên và phụ huynh của bé trai: “Nếu các anh chị nghĩ rằng chơi đồ lót là thú vị, vậy chị có thể thử đóng vai là tôi, và để con gái tôi đùa nghịch với đồ lót con trai chị. Như vậy liệu anh chị có thấy thoải mái không?
Con tôi đánh người khác để tự vệ vì đứa trẻ quấy rối tình dục. Con bé cầu cứu nhưng giáo viên không giúp đỡ. Con bé chỉ có thể đánh trả một mình. Các người còn muốn con bé làm gì hợp lý hơn nữa sao?”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Bố mẹ của cậu bé lúc này cúi đầu xấu hổ.
Người mẹ bình tĩnh nói với Hiệu trưởng: “Nếu cô không phản đối, tôi sẽ đưa con tôi về nhà. Nếu không phải là con tôi mà là cô giáo, và đứa trẻ làm điều đó với cô rồi bị cô đánh thì cô có chấp nhận là cô có lỗi không? Cô không cho phép đứa trẻ làm điều tương tự với mình, tại sao lại xem điều này là hiển nhiên với một cô bé 12 tuổi? Tôi hy vọng rằng sự việc như thế này sẽ không bao giờ xảy ra nữa, không chỉ với con gái tôi mà còn với bất kỳ cô gái nào.
Tôi sẽ báo cáo sự việc với Ban giám hiệu, nếu cậu bé này còn dám động vào con gái tôi nữa, tôi sẽ lập tức đề nghị công an bắt vì tội quấy rối tình dục. Cô hiểu không?”.
Cuối cùng, mẹ của nữ y tá đã báo cáo sự việc với Ban giám hiệu và họ hứa sẽ giải quyết sự việc một cách nghiêm túc. Cô cũng đã trình báo với cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát nhà trường, và bên kia cho biết sẽ liên hệ với nhà trường để điều tra. Còn con gái cô đã được chuyển sang lớp khác.
Sau khi câu chuyện của người mẹ được đăng tải trên Internet, nó đã được rất nhiều cư dân mạng khen ngợi. Là cha mẹ, bạn phải cảnh báo con gái của mình: Đừng thỏa hiệp hoặc làm tổn thương bản thân vì bất cứ điều gì.
Tất nhiên, không ai khuyến khích các bậc cha mẹ giáo dục con cái đánh nhau, mà phải biết bảo vệ nhân phẩm của mình, đồng thời cũng đừng để người ta tổn thương quá nhiều.
Một lần nữa, các ông bố bà mẹ hãy nhớ rằng, dù có chuyện gì xảy ra, hãy nói với con rằng bạn sẽ luôn là chỗ dựa và là pháo đài vững chắc nhất của con. Bạn đứng sau đứa trẻ, và trẻ sẽ có đủ can đảm để chống lại mọi đối xử bất công.
Lời cảnh báo của 1 cô "gái ngoan" đối với các bậc phụ huynh: Có con gái thì đừng nuôi quá kỹ, điều này gây hại cả đời
Đối với sự trưởng thành của con gái, cha mẹ không nhất thiết phải tuân theo tiêu chuẩn thống nhất "ngoan hiền, đảm đang" để nuôi dưỡng.
Nếu bạn có một đứa con gái, bạn muốn nó sẽ ra sao? Đó là một "cô gái ngoan" từ nhỏ đã nghe lời và không bao giờ cãi lời người lớn, hay một "cô gái nổi loạn" sẵn sàng nói ra ý kiến quan điểm của mình?
Mẫu thứ nhất sẽ khiến các bậc cha mẹ bớt lo lắng, bởi bạn không cần mất nhiều thời gian và sức lực, trẻ có thể tự điều chỉnh, tự quản lý, tự kiềm chế... Trường hợp sau không phải vậy, bố mẹ luôn phải để ý, thậm chí luôn cảnh giác, lo lắng con có thể làm điều gì đó "ngoài luồng" và khiến bạn phải phiền lòng. Có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ đều mong con gái của họ sẽ lớn lên như mẫu người đầu tiên. Nhưng điều gì đã xảy ra với những "cô gái ngoan" từ khi họ còn nhỏ?
Dòng tâm sự của một GÁI NGOAN...
Mới đây, tờ Sanlian Life Weekly đã đăng tải dòng tâm sự của một cư dân mạng "gái ngoan" tên Dalin. Dalin là một người rất tốt trong mắt cha mẹ và người lớn tuổi từ khi còn nhỏ. Cô học hành chăm chỉ, kính trọng thầy cô, không trốn học và không yêu đương sớm... Nói tóm lại, những từ có thể miêu tả một cô gái ngoan hoàn toàn phù hợp khi dùng cho Dalin. Dalin đã nghe lời khen này rất nhiều, và cô dần mặc định nó như một tiêu chí cho cuộc sống và sự trưởng thành của chính mình.
Nếu mẹ Dalin không thích cô ấy chơi game, cô ấy sẽ không chơi; nếu mẹ không thích con ra ngoài, Dalin sẽ ở nhà; mẹ nói rằng quá tốn tiền để mua quần áo mới, cô không bao giờ yêu cầu điều "xa xỉ" này. Nếu không có chuyện gì xảy ra, cô bé sẽ tiếp tục gắn bó với cái mác "gái ngoan" như thế.
Cho đến năm thứ ba trung học cơ sở, nhà trường yêu cầu phụ huynh luân phiên đến trường để trò chuyện. Một hôm bố Dalin đến gặp thầy hiệu trưởng (thay vì mẹ), ông trở về nhà, mặt buồn rười rượi nói: "Con suốt ngày chỉ biết học mà còn phải chơi với bạn nữa. Thầy cô lo con sẽ thành mọt sách". Câu nói của bố khiến cô choáng váng, "gái ngoan" được bố mẹ và người lớn tuổi thích ngày xưa giờ đã trở thành "mọt sách" khó ưa.
Sau đó, trong ngày Tết, cô chú đến nhà thăm, Dalin chào và rót nước cho cô chú như thường lệ, chú đột nhiên nói: "Dalin chỉ suốt ngày đọc sách, cháu nó đã trở thành mọt sách rồi, đừng để con bé ở nhà, hãy để nó đi dạo và tiếp xúc với mọi người nữa". Những lời nhận xét của cha và chú khiến cô bé cảm thấy đau lòng.
Cô muốn thay đổi lắm: Cô không phải "gái ngoan", cũng chẳng phải "mọt sách" chỉ biết chăm chỉ học hành. Nhưng vì từ nhỏ cô đã quen với sự vâng lời, và quan trọng hơn, cô cảm thấy nếu lơ là không còn là "mọt sách, ngoan hiền" sẽ lập tức trở thành "vô học", điều này sẽ khiến bố mẹ cô xấu hổ.
Nhưng kể từ đó, hai chữ "phản kháng" đã chôn chặt trong lòng, nhảy ra hết lần này đến lần khác khiến cô bé trở nên kích động, tuy đã hai lần thành công phản kháng lại cha mẹ khi không vừa lòng để làm điều mình thích, nhưng khái niệm kiên cố từ nhỏ vẫn không thể thay đổi được.
Như giáo sư Susan Fouward đã nói trong cuốn sách "Cha mẹ đầu độc": "Con cái luôn tin những gì cha mẹ nói về mình và biến chúng thành ý của chúng". Sau khi vào đại học, cuối cùng Dalin cũng có thể là chính mình, nhưng bất cứ khi nào muốn lấy hết can đảm để thử điều gì đó, luôn có một giọng nói trong trái tim cô ấy hiện ra để phủ nhận bản thân: "Thật vậy sao? Liệu làm như vậy có còn là gái ngoan không?". Dù đã cố gắng xé bỏ cái mác "gái ngoan" nhưng nó vẫn như một "bóng ma" không thể thoát ra được.
Từ "gái ngoan" giống như một cái ách, không chỉ khóa chặt thể xác mà còn cả tâm hồn, khiến cô ấy ngại thử vì sợ mắc sai lầm hay cố gắng bằng mọi cách có thể.
Xin con đừng NGOAN
Không biết từ bao giờ, "good" = con ngoan, đã trở thành nhận thức của hầu hết các bậc cha mẹ. "Không ngoan, không nghe lời, nổi loạn" đã trở thành cái mác chỉ những cô gái hư. Nhưng trên thực tế, đây là một nhận thức thiên lệch trong việc nuôi dạy con gái, lâu ngày con gái bắt buộc phải "ngoan ngoãn, biết điều", nhưng điều đó sẽ khiến chúng ngày càng kìm nén những đòi hỏi thực sự của mình và cuối cùng trở nên quá tải về mặt cảm xúc.
Quá ngoan nên bị lừa. Quá vâng lời nên không dám phản kháng.
Có câu nói trong một bộ phim: "Điều quý giá nhất của cha và mẹ đối với một đứa trẻ là tạo cho con một môi trường lý tưởng và để con trở thành chính mình, thay vì là con người mà cha mẹ muốn con trở thành".
Nhiều bậc cha mẹ đóng khung con bằng một thứ "thạch tín" bọc đường, để con gái ép mình trở thành "hiền lành" để đáp ứng sự hài lòng của những người khác. Cuối cùng, đứa trẻ trở thành "con ngoan trò giỏi" trong miệng thiên hạ, nhưng chúng đánh mất đi con người thật và chân chính nhất của mình.
Zhihu có một chủ đề tranh luận: "Một số gợi ý cho các cô gái là gì?". Câu trả lời từ những người khác là: Trở nên mạnh mẽ hơn, trở nên xinh đẹp hơn, trở nên ngầu hơn... Họ có thể thử tất cả những gì mình thích, miễn đừng quá giới hạn, mà không quan tâm chuyện giới tính. Đối với hôn nhân cũng vậy, con gái không cần kết hôn vì yếu đuối và cần được che chở, cứu rỗi, thay vào đó, là một cá thể độc lập, họ có khả năng và ý thức để tồn tại độc lập.
Một chuyên gia đã từng nói thế này: "Tôi thường thấy những cô gái được nuôi dạy ngoan ngoãn một cách vô lý trong lòng cha mẹ, khi chập chững ra ngoài đời và gặp những kẻ xấu xa, các cô bị chúng nghiền nát. Các cô gái ấy thường bị cuốn vào thứ tình yêu với những kẻ gia trưởng vũ phu, những kẻ lạm dụng, rồi các cô không dám chạy trốn mà chỉ biết khóc rằng "tại sao anh ta lại đối xử với tôi như vậy"...
Quả vậy, quá hiền để chống lại cái xấu. Quá ngoan nên bị lừa. Quá vâng lời nên không dám phản kháng. Điều này gây hại cả đời. Bởi thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý điểm này khi nuôi dạy con.
Đối với sự trưởng thành của các bé gái, cha mẹ không nhất thiết phải nuôi dạy chúng theo tiêu chuẩn đồng nhất "ngoan hiền, học giỏi". Thay vào đó, nên cho con gái nhiều không gian nhất có thể để tự do thể hiện, chẳng hạn:
Khi đối mặt với những điều tiếng không hay, chúng có thể dũng cảm đáp trả và nói lên tiếng nói chân thật nhất trong trái tim mình;
Đối mặt với kỳ vọng của người khác, chúng không cần phải phục vụ và làm hài lòng họ, ngược lại chấp nhận khả năng và tính cách thật của mình;
Đối mặt với vai trò của chính mình, chúng không bao giờ cần đặt ra giới hạn trong chiếc mác "gái ngoan" mà luôn nỗ lực để tạo ra những bước đột phá.
Bị khỉ trêu, thanh niên "sôi máu" tung võ phản kháng, phút giằng co khiến tất cả thót tim Phút giằng co quyết liệt giữa nam thanh niên và con khỉ khiến nhiều người lo lắng. Ảnh minh họa Mới đây mạng xã hội chia sẻ đoạn clip tình huống một thanh niên đối đầu với chú khỉ. Theo camera ghi lại, khi thanh niên này đang quét sơn, con khỉ đã mon men tới gần. Thấy con vật lạ xuất hiện,...