Giáo viên ‘thổi hồn’ vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh

Theo dõi VGT trên

Những bức hình sinh động là khung cảnh đại dương, tòa lâu đài, những cơn mưa… đã biến những chiếc ghế đá cũ trên sân Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai như vừa được thay áo mới trước ngày đón học sinh quay trở lại trường.

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 1

Những chiếc ghế đá ở sân Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được giáo viên tô vẽ lại – NGUYỄN LOAN

Ghế đá sân trường là một trong những nơi gắn liền với học sinh trong những giờ ra chơi, nghỉ ngơi. Vì lâu năm nên chúng đã cũ, có chiếc còn bị rạn nứt xấu xí. Mong muốn tạo cho các em không gian sinh động, vui tươi khi trở lại trường chúng tôi đã nhờ các cô trang trí, vẽ lại”, Nguyễn Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (Q.Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ.

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 2

Để có được những chiếc ghế sinh động, bắt mắt, trước tiên giáo viên phải chọn ra những bức tranh mẫu, sau đó phác họa lại trên ghế

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 3

“Thường mình sẽ chọn những bức tranh đơn giản, hợp với lứa tuổi học sinh, màu sắc tươi mát”, cô Ngọc Trang, giáo viên dạy mỹ thuật của trường chia sẻ. Cô là một trong những người phác họa tranh và hướng dẫn những giáo viên khác phối và tô màu

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 4

Tranh thủ thời gian nghỉ học, nhiều giáo viên trong trường tham gia cũng vẽ tranh, tô màu lại ghế đá sân trường

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 5

Những chiếc ghế đá đã cũ, được ‘thổi hồn’ lại với những nét vẽ tỉ mỉ, màu sắc tươi sáng

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 6

Cả trường có hơn chục ghế đá, từ khi vẽ phác họa đến hoàn thành cũng mất 2-3 tiếng nên giáo viên ở đây đã làm trong nhiều ngày

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 7

“May mắn trường có một số giáo viên khá khéo tay, lại đang trong thời gian rảnh vì học sinh nghỉ học nên mình tranh thủ đổi mới cho sân trường”, cô Kim Phượng nói và cho biết, giáo viên đã tự mua nguyên vật liệu, sau đó tự mày mò pha màu để vẽ

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 8

Chiếc ghế được giáo viên vẽ tỉ mỉ từng chi tiết

Video đang HOT

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 9

Và đây là một trong những chiếc ghế đá cũ được các ‘bà phù thủy’ biến hình

Giáo viên 'thổi hồn' vào những chiếc ghế đá cũ, chờ đón học sinh - Hình 10

Một góc sân Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai với những chiếc ghế đá đã được tô vẽ bắt mắt

Nguyễn Loan

Đừng bắt giáo viên vùng cao phải thi chứng chỉ tiếng Anh rồi bỏ xó

Trong khi chứng chỉ ngoại ngữ học xong, thi xong rồi "bỏ xó" thì giáo viên vùng cao lại cần chứng chỉ tiếng H'Mông hơn cho công việc giảng dạy.

Đều đều các buổi tối thứ 2, 4, 6 trong tuần, giáo viên trường Tiểu học Nậm Lư (Mường Khương) lại cùng nhau xuống thị trấn tham gia các lớp học tiếng H'Mông phục vụ công tác giảng dạy.

Thầy Phạm Văn Toàn, người tự nhận có 2 "ngoại ngữ" (tiếng H'Mông và tiếng Anh) hóm hỉnh:

"Giáo viên chúng tôi hay đùa nhau ai cũng có 2 - 3 ngoại ngữ.

Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung...giáo viên ở đây đều biết tiếng H'Mông, tiếng người Nùng, người Dao...

Việc học ngôn ngữ của bà con dân tộc thiểu số giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy.

Bởi học sinh xuống đây hầu hết đều nói tiếng dân tộc của các em.

Giáo viên muốn giao tiếp được với học sinh không còn cách nào khác là phải học thêm tiếng đồng bào dân tộc.

Sau khi mình biết ngôn ngữ của các em thì việc uốn nắn và bảo ban các em mới hiệu quả hơn".

Khi được hỏi, thầy dùng tiếng Anh nhiều hơn hay tiếng H'Mông nhiều hơn?, thầy Toàn cười:

"Tất nhiên ở đây giáo viên dùng tiếng H'Mông nhiều hơn. Sử dụng tiếng Anh thì biết nói với ai?

Các em học sinh ở trường để dạy các em nói được tiếng phổ thông, học được chữ quốc ngữ là khó lắm rồi. Việc giao tiếp hay nói chuyện bằng tiếng Anh gần như là không thể.

Giáo viên ở đây không có môi trường để nói ngoại ngữ như ở dưới miền xuôi".

Đừng bắt giáo viên vùng cao phải thi chứng chỉ tiếng Anh rồi bỏ xó - Hình 1


Vùng cao thiếu môi trường để giao tiếp và rèn luyện tiếng Anh cho nên chứng chỉ ngoại ngữ liệu có cần thiết (Ảnh:V.N)

Chính vì lý do như vậy, thầy Toàn đánh giá: Chứng chỉ tiếng H'Mông quan trọng hơn nhiều so với chứng chỉ tiếng Anh. Chứng chỉ tiếng Anh chúng tôi học và thi cho đủ hồ sơ, sau lại "bỏ xó".

Cô giáo Nguyễn Thị Hoan, cũng vừa hoàn thành xong lớp học tiếng H'Mông và nhận chứng chỉ tiếng H'Mông.

Mặc dù cô Hoan dạy tiếng Anh ở trường nhưng vẫn học thêm ngôn ngữ của một số đồng bào dân tộc thiểu số để phục vụ công tác giảng dạy.

Cô tâm sự: "Không chỉ riêng tôi mà tất cả giáo viên ở vùng cao hầu hết đều phải học thêm ngôn ngữ của đồng bào dân tộc.

Mặc dù tôi dạy tiếng Anh nhưng thi thoảng vẫn phải dùng tiếng H'Mông để nói chuyện với các em. Học tiếng Anh trên đây rất khó áp dụng vì thiếu môi trường để mình thực hành.

Học sinh hoặc đồng nghiệp chỉ thường nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông hoặc tiếng dân tộc chứ mấy khi nói chuyện hoặc giao tiếp bằng tiếng Anh. Nên tôi nói chuyện bằng tiếng Anh một mình có khi người ta lại bảo dở hơi".

Đừng bắt giáo viên vùng cao phải thi chứng chỉ tiếng Anh rồi bỏ xó - Hình 2


Ở vùng cao việc biết tiếng H'Mông còn quan trọng hơn tiếng Anh trong việc giảng dạy (Ảnh:Đức Minh)

Câu chuyện về quy định chứng chỉ tiếng Anh, tin học không phải là một câu chuyện mới.

Tuy nhiên những người hiểu rõ nhất tính hình thức của quy định trên chính là những giáo viên vùng cao.

Làm công tác hiệu trưởng đã hơn 20 năm, cô N.T.H vẫn đánh giá: "Việc yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh, tin học giáo viên vẫn nặng tính hình thức.

Cô H. nói: "Tôi tâm sự thật lòng dưới tư cách người làm quản lý, giáo viên của chúng tôi ở trên đây chẳng có ai dùng tiếng Anh đi dạy hoặc giao tiếp. Vì lấy ai để giao tiếp, lấy ai để dạy.

Đối với các cháu người dân tộc thiểu số hầu hết các em chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc mình.

Những giáo viên của trường phải mất cả năm trời mới giúp các em có thể đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.

Cho nên để học sinh nói được tiếng phổ thông, học được chữ Quốc ngữ là vượt quá mong đợi của chúng tôi rồi.

Thêm nữa có nhiều môn học không sử dụng tiếng Anh nhưng vẫn yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ chẳng hạn như môn ngữ văn, môn lịch sử...

Trong các giờ học ngữ văn, giáo viên thường lồng ghép những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc cho học sinh nghe và hiểu chứ ai đi nói tiếng Anh làm gì".

Cũng theo cô H. quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học "làm khổ" giáo viên vùng cao:

"Chúng tôi muốn học và thi chứng chỉ là phải về tận thành phố Lào Cai cách đây 70 km. Học xong rồi thi và lấy chứng chỉ.

Thứ nhất là mất thời gian vì thời gian học cũng khá lâu lại xa nơi mình dạy học, nơi mình ở, giáo viên phải đi đi về về.

Thứ hai, học xong chỉ để đấy cho đẹp hồ sơ cũng không áp dụng gì được ở đây.

Thứ ba, tốn kém tiền bạc cho giáo viên trong khi mức lương của giáo viên vùng cao vốn đã thấp lại phải bỏ một số tiền đi học chứng chỉ xong về để đấy".

Đừng bắt giáo viên vùng cao phải thi chứng chỉ tiếng Anh rồi bỏ xó - Hình 3


Nhiều quy định đang xa rời thực tế, có tính chất cào bằng (Ảnh:V.N)

Do vậy cô H. mong muốn: "Chúng tôi mong có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện từng vùng. Bởi giữa vùng đồng bằng và vùng cao điều kiện kinh tế, xã hội là khác nhau.

Cho nên những tiêu chuẩn cào bằng như thế này rất khập khiễng. Giáo viên dưới xuôi có điều kiện để học và giao tiếp, giảng dạy tiếng Anh chứ trên đây toàn rừng núi, học sinh hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số thì giáo viên nói tiếng Anh với ai mà cần chứng chỉ".

Tiếng lòng của một số giáo viên vùng cao đã chỉ ra được một bất cập trong các quy định, tiêu chuẩn trước đây.

Bất cập đó đến từ sự cào bằng mà không căn cứ theo điều kiện của từng vùng, từng miền.

Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng: "Cũng giống như việc triển khai thi trên máy tính, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cần phải căn cứ điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương.

Không thể lấy vùng A để áp đặt cho vùng B bởi bản chất 2 vùng là khác nhau. Đối với giáo viên và học sinh vùng cao cần có những chính sách khác biệt và phù hợp chứ không thể căn cứ những quy định chung chung được".

Đừng bắt giáo viên vùng cao phải thi chứng chỉ tiếng Anh rồi bỏ xó - Hình 4


Sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C chính thức bị xóa sổ bằng việc dừng kiểm tra và cấp chứng chỉ từ ngày 15/1/2020. (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT.
Theo đó, bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (Chương 3 Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008).

Tuy nhiên giáo viên vùng cao vẫn mong muốn có những chính sách thực tế hơn căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng vì hiện nay chứng chỉ tiếng H'Mông còn quan trọng hơn chứng chỉ ngoại ngữ.

Vũ Ninh

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chạy theo trend mua 7 thứ này, tôi hối hận không kịp vì phiền kinh khủng
10:56:49 09/11/2024
Thật không thể tin 6 món giá "bèo" mua ngay ở chợ lại có những cách tận dụng tuyệt vời như thế này!
11:04:00 08/11/2024
Kiếm cả tỷ đồng từ đầu tư đất và nhà: Cách dân văn phòng "tiền đẻ ra tiền" giữa kinh tế khó khăn
10:56:38 09/11/2024
Tuyệt chiêu giúp cây cảnh tự tưới nước khi bạn vắng nhà
16:55:29 08/11/2024
Biến phòng tắm có diện tích nhỏ trở nên sang xịn, đầy đủ tiện nghi được nhiều gia chủ ưa chuộng
16:56:04 08/11/2024
Đặt cây phát tài phát lộc trên bàn thờ, nên để mấy cây?
10:56:33 09/11/2024
Quán cà phê làm điều dễ thương cho khách
15:49:31 09/11/2024
Độc thân, lương 20 triệu nhưng đã mua được cả đất lẫn nhà
11:02:59 08/11/2024

Tin đang nóng

Ca nương 9X thi 'Chị đẹp 2024': Nổi danh từ bé, sống giàu sang bên chồng đại gia
23:35:29 09/11/2024
Khánh Vân khoe ảnh cưới ngọt ngào, hé lộ danh tính chú rể
23:06:40 09/11/2024
'Anh trai' Anh Tú mong cả thế giới nhẹ nhàng với LyLy, ngầm công khai hẹn hò
23:23:43 09/11/2024
Chí Trung và bạn gái doanh nhân kém 18 tuổi đón sinh nhật tại Nga
23:26:14 09/11/2024
Từ khóa 'ca sĩ Chi Dân' tăng vọt trên top tìm kiếm
06:26:40 10/11/2024
Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?
22:55:54 09/11/2024
Đẳng cấp của nữ ca sĩ đắt show nhất hiện nay
22:32:36 09/11/2024
Lâm Vỹ Dạ giảm 10kg vì câu nói của Trường Giang
23:04:38 09/11/2024

Tin mới nhất

Nên chọn bàn ăn tròn hay bàn ăn chữ nhật?

10:56:26 09/11/2024
Bàn ăn là một trong những món đồ nội thất chiếm khá nhiều diện tích trong nhà và có tần suất sử dụng liên tục. Vì vậy, lựa chọn bàn ăn phù hợp là điều rất quan trọng.

Đại kỵ cần tránh trong phong thủy nhà vệ sinh nếu không muốn tài vận, sức khỏe giảm sút

10:56:20 09/11/2024
Trong phong thủy, cách bài trí nhà vệ sinh không đúng có thể ảnh hưởng đến tài vận, sức khỏe và mối quan hệ gia đình. Để tránh các kiêng kỵ trong phong thủy, việc đặt đúng hướng và bài trí hợp lý trong nhà vệ sinh là vô cùng quan trọng.

Lưu ý khi làm mới không gian bằng giấy dán tường

18:47:56 08/11/2024
Giấy dán tường được xem là giải pháp nhanh chóng cho những người muốn làm mới không gian sống. Tuy nhiên, giấy dán tường cũng có ưu và nhược điểm riêng.

Nguyên tắc thiết kế nội thất cho nhà có trẻ em

16:54:47 08/11/2024
Khi thiết kế nội thất, ngoài yếu tố thẩm mỹ, sự phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng là yếu tố cần được quan tâm. Trong đó, thiết kế nội thất cho gia đình có trẻ em cần tuân theo những nguyên tắc riêng để vừa có tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo an...

Đến tuổi trung niên, muốn giàu có hơn, bắt đầu từ 3 điều này: Tiêu tiền một cách "nghiêm túc" để mỗi giọt mồ hôi đều mang lại giá trị tối đa!

13:56:22 07/11/2024
Từ những thay đổi tích cực trong suy nghĩ, hành động hoặc thói quen hàng ngày có thể dẫn đến những thành quả đáng kể trong cuộc sống.

Tôi tiết kiệm được 1,7 tỷ đồng sau khi ngừng chi tiền cho 5 thứ này

12:21:24 07/11/2024
Sau khi tiết kiệm được 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng), tôi thực sự hiểu rằng một số khoản chi tiêu hoàn toàn không phải là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống

Nên chọn bồn tắm thế nào cho phù hợp?

12:20:59 07/11/2024
Với nhiều kiểu dáng, xuất xứ, giá cả khác nhau, làm sao để lựa chọn bồn tắm chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng là vấn đề người dùng quan tâm.

Làm mới căn nhà bằng những món nội thất cơ bản

11:33:55 07/11/2024
Không cần những món đồ cầu kỳ, nếu biết cách, ngay cả những món đồ nội thất cơ bản cũng có thể làm mới không gian sống. Chỉ bằng một vài món đồ nội thất cơ bản gia chủ hoàn toàn có thể làm mới căn nhà.

Người trẻ khắp thế giới học cách sống trong các căn hộ siêu nhỏ

11:33:52 07/11/2024
Để có thể làm việc ở thành phố trong khi các chi phí tăng cao, nhiều người trẻ trên khắp thế giới chuyển sang thuê những căn hộ siêu nhỏ thậm chí chỉ 9m2.

Giới trẻ ở TPHCM háo hức trải nghiệm làm gốm thủ công

11:33:45 07/11/2024
Nhiều bạn trẻ ở TPHCM gần đây thích thú với hoạt động trải nghiệm làm gốm như một hình thức thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Người vợ trung niên khoe ngôi nhà ấm cúng, tận dụng lối sống tối giản để tạo dựng cuộc sống thoải mái

14:09:13 06/11/2024
Tích tụ quá nhiều đồ cũ trong nhà sẽ mang lại năng lượng tiêu cực cho ngôi nhà. Việc thường xuyên loại bỏ các món đồ cũ là một cách sống trong thời điểm hiện tại và trân trọng những món đồ trước mắt.

Thu nhập 19 triệu/tháng ở TP. Vinh, chi tiêu cho gia đình 4 người mà không tiết kiệm được bao nhiêu

10:05:31 06/11/2024
Mức chi phí ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM chắc chắn sẽ cao hơn những vùng nông thôn, tỉnh thành lân cận khác. Thế nhưng mức chi tiêu ở các thành phố khác thì sẽ như thế nào, liệu có dễ thở hơn không?

Có thể bạn quan tâm

Làm thịt ba chỉ hấp kiểu này mềm tan, ăn hoài không chán

Ẩm thực

07:02:03 10/11/2024
Thịt ba chỉ hấp là món ăn hoàn hảo trong những ngày se lạnh. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây để chế biến cho cả gia đình thưởng thức nhé!

Tôi tìm thấy 'biển mây' ẩn giấu ở Quảng Nam

Du lịch

07:01:25 10/11/2024
Trên chặng đường khám phá điểm đến mới tại Việt Nam, tôi tình cờ biết đến nóc Tắk Pổ. Hành trình 2 ngày một đêm chữa lành của tôi bắt đầu từ đây.

Bão số 7 đang suy yếu, giảm 8 cấp khi áp sát Quảng Trị - Quảng Ngãi

Tin nổi bật

06:59:13 10/11/2024
Sau khi mạnh lên cấp 15, bão số 7 (bão Yinxing) đang bắt đầu suy yếu. Dự báo, đến ngày 12.11, bão số 7 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi ở trên vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi.

Nước dùng từ xương lợn có bổ không?

Sức khỏe

06:52:06 10/11/2024
Nước dùng xương có thể chế biến từ lợn, gà, bò nhưng loại ninh từ xương lợn vẫn phổ biến nhất, được sử dụng trong một số món ăn khác nhau (canh, cháo, bún, miến, phở, lẩu).

Kỳ Duyên phải bỏ phần thi quan trọng ở Miss Universe?

Sao việt

06:20:33 10/11/2024
Sự cố mất trang phục dân tộc của Kỳ Duyên chính là chông gai với nàng hậu và nhiều fan Việt lo lắng nếu tình huống tệ nhất xảy ra thì Miss Universe Vietnam có nguy cơ phải vắng mặt trong phần thi này.

MC quốc dân lộ phát ngôn phân biệt giới tính?

Sao châu á

05:59:53 10/11/2024
Trong chương trình Delicate Is Just Excuses số mới nhất, MC quốc dân bất ngờ đưa ra quan điểm nuôi con gây tranh cãi.

Thần số học Chủ Nhật ngày 10/11/2024: Số 2 đa nghi, số 5 khó đoán

Trắc nghiệm

00:10:10 10/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 10/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 5 mang đến cho bạn những ý tưởng sáng tạo và cái nhìn mới mẻ về mọi thứ.

Điều tra vụ 4 người cầm dao, kéo hành hung tài xế taxi ở Bệnh viện Thủ Đức

Pháp luật

23:05:18 09/11/2024
4 người đã chửi bới, hành hung 1 tài xế taxi công nghệ tại bệnh viện TP Thủ Đức; thậm chí còn cầm dao, kéo đe doạ tấn công.

'Con gái màn ảnh' tặng quà đặc biệt cho trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

23:00:26 09/11/2024
Không chỉ hợp sức vượt qua các thử thách, Huỳnh Bảo Ngọc và Trần Kim Hải còn bỏ tiền túi hỗ trợ các em nhỏ của Mái ấm gia đình Việt khiến Quyền Linh cảm động.

Mỹ bất ngờ cho phép nhà thầu quân sự đến Ukraine

Thế giới

22:46:02 09/11/2024
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đảo ngược chính sách 3 năm qua khi cho phép một số nhà thầu quân sự triển khai đến Ukraine để hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống vũ khí do Washington viện trợ.

Khán giả phản đối Daisy Edgar Jones đóng cặp cùng 'Thần sấm' Chris Hemsworth

Hậu trường phim

22:43:48 09/11/2024
Tờ People đưa tin, ngôi sao người Úc Chris Hemsworth đang đàm phán để đảm nhận vai nam chính trong dự án sắp tới của Disney.