Giáo viên thi rớt thăng hạng, trách ai bây giờ?
Giáo viên thi thăng hạng đều có chứng chỉ Anh văn và Tin học nhưng vẫn không làm được bài là hệ lụy của việc đào tạo tràn lan thiếu chất lượng.
Ngày 30/12/2019, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Vừa bước ra khỏi phòng thi thăng hạng nhiều giáo viên Kiên Giang bật khóc nức nở”.
Nội dung bài báo cho biết, nhiều giáo viên ở tỉnh Kiên Giang không vượt qua nổi 50 điểm cho các môn thi Anh văn và Tin học.
Cùng với đó, giáo viên cho rằng, giảng viên ôn tập và bán tài liệu nhưng không trúng một câu nào. Và cho dù giáo viên thức trắng đêm, học quên ăn nhưng “xôi hỏng bỏng không”.
Tại sao giáo viên đều có chứng chỉ Anh văn và Tin học nhưng vẫn không làm được bài?
Trước hết, cần bàn về trình độ Tin học của giáo viên các cấp hiện nay.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giáo viên sinh từ năm 1985 trở về sau này, trình độ tin học của thầy cô nhìn chung khá tốt. Bên cạnh đó, những giáo viên giảng dạy bộ môn tự nhiên, thầy cô cũng rành về công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, với giáo viên trên 40 tuổi và giáo viên dạy các môn xã hội, trình độ Tin học của thầy cô còn rất nhiều hạn chế (kể cả thầy cô giảng dạy ở thành phố).
Giáo viên làm bài thi thăng hạng. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: binhlieu.quangninh.gov.vn).
Đợt kiểm tra học kì 1 vừa qua, chúng tôi biên tập 12 đề kiểm tra Ngữ văn (của 12 giáo viên) để chọn lấy 3 đề kiểm tra chính thức và 3 đề dự trữ.
Thú thực, nhận tài liệu giáo viên gửi qua thư điện tử, chúng tôi hoa mắt, nhức đầu bởi trình độ Tin học của thầy cô còn quá nhiều khiếm khuyết.
Đó mới chỉ là phần mềm soạn thảo văn bản (Word), còn đụng đến phần mềm bảng tính (Excel), chúng tôi e rằng, nhiều thầy cô còn mù mờ hơn.
Video đang HOT
Vào đầu năm học này, qua thống kê văn bằng chứng chỉ của tổ viên, chúng tôi ghi nhận tất cả thầy cô đều có chứng chỉ Anh văn và Tin học.
Đa phần những chứng chỉ này đều được những trường đại học có tiếng cấp hẳn hoi, như Trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh…
Thế nhưng, để ra một đề một đề kiểm tra, sử dụng những ứng dụng cơ bản của phần Word, thầy cô gặp nhiều trở ngại như thế.
Tiếp theo, trình độ tiếng Anh của giáo viên hiện nay cũng là chuyện rất đáng bàn.
Ngoài giáo viên giảng dạy tiếng Anh ra, số giáo viên còn lại được bao nhiêu thầy có khả năng làm bài điểm trên trung bình? Chúng tôi dám khẳng định con số này rất ít.
Chúng tôi có một đồng nghiệp là thạc sĩ mới chỉ ngoài 30 tuổi, giảng dạy môn khoa học tự nhiên ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì muốn học nghiên cứu sinh, thầy đã tốt nghiệp văn bằng 2 tiếng Anh để được miễn đầu vào và đầu ra ngoại ngữ (theo quy chế cũ).
Một lần đơn vị đi du lịch sang Malaysia, chứng kiến thầy sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với người bản ngữ, chúng tôi cười ra nước mắt.
Sự việc là, để ủi (là) cái áo cho phẳng, thầy ghé quầy lễ tân nói với nữ nhân viên đầy to rõ (có lẽ thầy quá tự tin với vốn ngoại ngữ): “Would you like the iron” (nói đúng phải là: “Lend me an iron”), khiến cô lễ tân mắt tròn mắt dẹt, đoán già đoán non vì không hiểu vị khách kia nói gì.
Cấu trúc “would you like” có 2 cách sử dụng chính, dùng để mời ai đó/đưa ra một lời đề nghị hoặc dùng để hỏi ước muốn, mong muốn của người khác một cách lịch sự.
Thế mà một cử nhân tiếng Anh cũng cũng không sử dụng được thì trách gì thầy cô không phải là dân ngoại ngữ.
Trở lại với chuyện thăng hạng giáo viên, xét tuyển hay thi tuyển?
Ở nội dung 4 của Điều 4 Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập như sau:
Việc sát hạch được thực hiện thông qua các hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn.
Bài khảo sát được thực hiện thông qua làm bài viết hoặc trắc nghiệm; thời lượng làm bài khảo sát không quá 45 phút; nội dung khảo sát liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh của mỗi cấp học);
Phỏng vấn: Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với từng người; thời lượng phỏng vấn 01 (một) người không quá 15 (mười lăm) phút; nội dung phỏng vấn liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ở mỗi cấp học. [1]
Như vậy, giáo viên thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn, tùy theo từng Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn.
Vậy giáo viên rớt thăng hạng, vì đâu?
Theo chúng tôi, đó là hệ lụy của việc các cơ sở đào tạo Anh văn, Tin học tràn lan và giáo viên học không đến nơi đến chốn, cốt chỉ lấy cho được các loại chứng chỉ mà thôi.
Tài liệu tham khảo:
[1] //thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/Thong-tu-28-2017-TT-BGDDT-thi-thang-hang-chuc-danh-giao-vien-mam-non-pho-thong-cong-lap-346013.aspx
[2] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thay-co-can-biet-ve-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-cac-cap-post204204.gd
Ánh Dương
Theo giaoduc
Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ sổ sách
Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.
Bài viết "Một tuần soạn 29 giáo án viết tay, nhiều giáo viên Kỳ Sơn có phải là siêu nhân?" của tác giả Phan Tuyết đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 6/10 để phản ánh việc một tuần nhiều giáo viên nơi đây phải soạn tới 29 cái giáo án viết bằng tay.
Công văn chấn chỉnh hồ sơ sổ sách giáo viên của Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn (Ảnh CTV)
Rất nhanh sau đó, vào ngày 7/10 Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn đã ban hành Công văn số 252/PGD&ĐT-GDTH về việc chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường.
Công văn nêu rõ: "Thực hiện Chỉ thị số 138/CT-BG&ĐT ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường cụ thể như:
l. Hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách.
2. Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.
Từng bước sử dụng hồ sơ sổ sách điện tử thay cho các loại hồ sơ sổ sách hiện hành theo điều kiện phù hợp với lộ trình của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.
3. Phòng Giáo dục giao cho các Hiệu trưởng rà soát các điều kiện, nguyện vọng của giáo viên để ra Quyết định cho giáo viên được đánh máy khi sử dụng các loại tài liệu hay viết tay.
Tránh trường hợp giáo viên không biết gì về kiến thức Tin học (không biết đánh máy) nhưng vẫn soạn được bài và làm các loại hồ sơ khác bằng máy tính.
Thường xuyên kiểm tra việc đánh máy các loại hồ sơ của giáo viên, đặc biệt là bài soạn của giáo viên tải về nhưng không biết điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh hoặc nhờ người khác soạn hộ để có hồ sơ lưu.
4. Phòng Giáo dục sẽ xử lý nghiêm những giáo viên tải hồ sơ, giáo án trên mạng về nhưng không có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, làm hồ sơ mang tính chất đối phó, không có chất lượng.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Thanh Hóa: Trường thu hơn 125 triệu đồng của học sinh để chi cho việc... dọn vệ sinh Không những phải đóng tiền dọn vệ sinh lớp học, học sinh Trường Tiểu học Định Tăng (xã Định Tăng, huyện Yên Định, Thanh Hóa) còn phải đóng tiền để dọn vệ sinh sân trường, tiền dọn vệ sinh chung của giáo viên, học sinh và chăm sóc bồn hoa. Tổng cho số tiền học sinh phải đóng lên đến hơn 125 triệu...