Giáo viên tham gia nâng chuẩn trình độ đào tạo được miễn học phí
Chính phủ vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (GV) mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS). Dự thảo Nghị định là một bước triển khai thực hiện khoản 2 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019.
Theo Dự thảo thì nếu GV chưa đạt chuẩn và được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, học tập nâng chuẩn thì sẽ được miễn học phí theo quy định.
Dự thảo Nghị định quy định: Tính từ ngày 1-7-2020 (khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành), GV mầm non, GV tiểu học, GV THCS trừ thời gian đào tạo theo quy định, còn đủ 5 năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu phải thực hiện nâng trình độ chuẩn. Điều đó có nghĩa phải lấy mốc từ thời điểm sẽ nghỉ chế độ còn đủ 5 năm công tác tính lùi lại, cộng với thời gian đào tạo đạt trình độ chuẩn theo quy định để xác định đối tượng GV phải thực hiện đào tạo nâng chuẩn.
Mặt khác, dự thảo Nghị định xác định lộ trình thực hiện từ 1-7-2020 đến hết ngày 31-12-2030, như vậy trong thời gian này, các cơ sở giáo dục, địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, xác định đối tượng GV thực hiện lộ trình đào tạo nâng chuẩn và theo các giai đoạn thực hiện lộ trình để bố trí, sắp xếp cử GV đi đào tạo phù hợp với điều kiện của từng GV và cơ sở giáo dục.
Dự kiến GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được miễn học phí. Ảnh: T.F
Theo ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT thì: Mục đích chính của việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với GV các cấp học nêu trên là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng thời làm căn cứ để thực hiện chế độ chính sách cho nhà giáo.
Video đang HOT
Dự thảo sau khi đăng tải xin ý kiến nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ GV. Nhiều GV, cán bộ quản lý giáo dục bày tỏ yên tâm, không còn lo lắng về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn, những thắc mắc của giáo viên về đối tượng, lộ trình nâng chuẩn đã được giải đáp rõ ràng.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo, các GV vẫn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình. Chế độ, chính sách của GV vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành. Quyền lợi, trách nhiệm của thầy cô tham gia đào tạo nâng chuẩn được quy định rõ ràng, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đội ngũ để không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc của GV.
Dự kiến GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được miễn học phí. Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của GV được đảm bảo từ nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước cấp bổ sung theo phân cấp ngân sách hiện hành; đóng góp của GV và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc tuyển sinh đào tạo nâng trình độ chuẩn của GV được thực hiện bằng phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển do các cơ sở đào tạo giáo viên quyết định theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Thời gian đào tạo trình độ CĐ được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.
Đào tạo trình độ ĐH được thực hiện từ 2,5 năm rưỡi đến 4 năm học đối với GV có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp cùng ngành đào tạo. Từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với GV có bằng tốt nghiệp trình độ CĐ cùng ngành đào tạo.
Các hình thức đào tạo được thực hiện linh hoạt, phù hợp với đối tượng GV vừa làm, vừa học: học tích lũy tín chỉ, học từ xa, học tập trung, trực tuyến, học trực tuyến kết hợp với tập trung.
T.Fan
Theo PL&XH
Giáo viên kể chuyện làm giúp việc theo giờ khi học sinh nghỉ học phòng Covid-19
"Giáo viên không còn là nghề được xem là ổn định nhất là khi dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp", cô N.T.V giáo viên một trường tư thục tại Hà Nội cho hay.
Cô V. tâm sự: "Hiện nay nhà trường chưa có thông báo cụ thể nhưng đến 90% là giáo viên sẽ không nhận được lương như trước trong thời gian học sinh nghỉ vì Covid-19 mà chỉ có lương cứng khoảng 4 triệu.
Với các trường tư, chủ trường phải thuê mặt bằng lớn nên chi phí rất cao, vài chục triệu đồng mỗi tháng.
Ngoài ra, chi phí thuê khoảng 9 nhân công dọn vệ sinh, nấu nướng, cộng thêm tiền bảo hiểm... nên tổng chi phí phải chi mỗi tháng là rất lớn.
Giờ học sinh nghỉ dài, tất nhiên phụ huynh được hoàn lại tiền học phí vì các con không đến trường và đương nhiên giáo viên sẽ "mất dạy" và không có lương. Trong khi chi phí sinh hoạt gia đình thì không cắt được, khó khăn vô cùng".
Giúp việc theo giờ (ảnh minh họa)
Cô Nguyễn Minh Ánh - giáo viên tiếng anh tại trung tâm anh ngữ AMS (Thái Bình) cho hay: "Lương của tôi trường trả theo giờ dạy, bây giờ học sinh nghỉ hết thì thu nhập là về 0 đồng. Công việc của chồng tôi cũng bấp bênh trong khi tiền nhà thuê vẫn phải trả, chi phí sinh hoạt chỉ tiết kiệm được chứ không bớt được, khốn khó vô cùng.
Cũng may, khu tôi thuê có nhiều chung cư nên tôi quen một chị chuyên đi giúp việc theo giờ. Nhờ chị ấy móc nối tôi đồng ý đi làm giúp việc theo giờ với mức chi trả nhận được là 80 nghìn/h.
Trung bình mỗi nhà tôi dọn dẹp, lau chùi hết khoảng 3 tiếng và được trả 240 nghìn. Tất nhiên. vất vả nhưng còn hơn là ngồi không và không có đồng tiền nào lo sinh hoạt".
Chị Ánh tâm sự thêm, mấy hôm mới đi làm, mình cũng khá bỡ ngỡ về khối lượng công việc vì trước giờ em chưa làm việc nhà nhiều đến vậy. Đôi lúc còn bị chủ nhà mắng vì làm hỏng đồ, hay bắt lau dọn lại khi chưa đúng yêu cầu của họ.
Có lần người ta còn yêu cầu kiểm tra túi của mình trước khi về để đảm bảo họ không bị mất thứ gì. Lúc đầu mình cũng sốc và thấy niềm tin của con người với con người rẻ mạt đến vậy nhưng sau cũng quen dần vì nếu mình ở địa vị chủ nhà, mình có thể làm thế để đảm bảo không bị mất mát gì.
Quan trọng là mình phải chịu khó trong mọi công việc, tốt nhất là nên đi làm khi bạn đã từng chăm sóc nhà cửa của mình và có khả năng nhẫn nhịn tốt.
Cô Trần Phương Anh - Hiệu trưởng nhóm lớp mầm non Kisd house (Hà Nội) cho biết: "Thời gian học sinh nghỉ là thời gian trường tư như chúng tôi khó khăn nhất. Cơ sở vật chất vẫn còn nguyên đó, vẫn phải đi thuê với mức phí 40 triệu/tháng.
Trong khi vẫn phải trả lương cứng cho giáo viên với mức 4-5 triệu/tháng, trường có 8 giáo viên. Học phí thì phải hoàn trả phụ huynh. Khó khăn chồng khó khăn. Chúng tôi cũng biết cuộc sống của giáo viên nhà trường khó khăn với mức lương như thế nhưng cũng không còn cách nào khác".
Theo infonet
Nâng chuẩn trình độ: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (GV) mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) sau khi đăng tải xin ý kiến nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ GV. Nhiều GV, cán bộ quản lý (CBQL)...