Giáo viên ra ngoài quên tắt màn hình máy chiếu, học trò táy máy làm 1 điều khiến cô “chết sững” khi quay trở lại
Không ai lầy lội bằng học trò lớp học này hết.
Học máy chiếu ngày càng phổ biến trong các trường học, nhất là ở cấp 3 và bậc đại học. Công cụ này giúp học trò và cả giáo viên thuyết trình nhanh hơn, còn lưu được bài giảng trong thời gian dài. Vậy nên ở hầu khắp các trường đều đã lắp máy chiếu, nơi nào xịn xò còn đầu tư thêm cả dàn loa và bút cảm ứng cho giáo viên nữa.
Trình chiếu bài giảng lên sẽ thấy màn hình cả máy tính lẫn nội dung tìm kiếm. Đôi khi do giáo viên không tắt máy tính nên đã gặp sự cố dở khóc dở cười trong tiết dạy, điển hình như cô giáo dưới đây.
Quên tắt màn hình máy chiếu, giáo viên nhận về cái kết cười ngất (Nguồn ảnh: Nguyễn Nguyệt Minh)
Video đang HOT
Khi thấy giáo viên quên không tắt máy tính, một số trò đã táy máy sắp xếp lại thứ tự các ứng dụng thành hình trái tim giữa màn hình. Khỏi phải nói, giáo viên cảm thấy bất ngờ thế nào khi bỗng thấy màn hình máy tính của mình trở nên khác lạ.
Đây chỉ là trò đùa vui của học sinh thôi. Song cả giáo viên lẫn học sinh cũng nên lưu ý vấn đề này khi dạy học bằng máy chiếu. Nhiều trường hợp đã bị lộ thông tin vì quên không rút dây nguồn, vậy nên nếu kết thúc bài giảng của mình thì cứ tắt hết các thiết bị máy tính đi thì hơn.
Còn bạn, lớp bạn từng gặp sự cố tương tự thế này chưa?
Đề thi 10 năm trước khiến tụi học trò ngày nay sợ toát mồ hôi, giải nghĩa được 2 chữ trong đề là giỏi lắm rồi
Đề thi dài thì đã quá quen thuộc, nhưng đề thi ngắn chỉ có 2 chữ mới là điều gây bất ngờ cho thí sinh.
Có một câu nói tụi học trò thường truyền tai nhau: Đề càng dài càng dễ, đề nào ngắn mới khó. Bởi đề dài chứa nhiều dữ liệu thông tin nên học trò càng có nhiều thứ để khai thác hơn. Chứ nhiều khi đề ngắn ngủi chỉ có 1-2 chữ, đọc xong còn chưa kịp hiểu mình cần phải làm gì ấy chứ!
Điển hình như đề thi môn học "Sinh lý người và động vật" tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM cách đây 10 năm. Đề thi chỉ vỏn vẹn có 2 chữ: "Kháng thể" . Không còn bất cứ thông tin nào khác ngoài lưu ý: "Sinh viên không được sử dụng tài liệu trong suốt quá trình thi".
Đề thi chỉ có 2 chữ mà cho tận 90 phút, khiến tụi học sinh đau đầu vì biết làm kiểu gì bây giờ?
Với đề bài này, sinh viên có quyền được vẽ, viết, làm ảnh minh họa... thế này cũng được, miễn là có thể chia sẻ được hết kiến thức về kháng thể.
Được biết người ra đề bài là thầy Phan Kim Ngọc - một giảng viên tâm huyết ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Theo nhận xét của nhiều sinh viên, thầy thường cho những đề thi gây khó dễ theo cách tương tự. Điều này bắt buộc các bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng chứ không thể nào học vẹt, quay cóp bài của nhau được đâu!
Được biết, Kháng thể (Antibody, Ab), còn được gọi là immunoglobulin (Ig), là một protein lớn, hình chữ Y được hệ thống miễn dịch sử dụng để xác định và vô hiệu hóa các vật thể lạ như vi khuẩn và virus gây bệnh. Kháng thể nhận ra một phân tử đặc trưng duy nhất của mầm bệnh, được gọi là kháng nguyên.
Để làm được bài này, sinh viên cần chỉ ra hết các kiến thức mà bản thân biết được về kháng thể. Nội dung bài làm cũng phong phú, học sinh có thể viết dưới dạng format nào cũng được, hay thậm chí vẽ tranh... để làm rõ kiến thức của mình. Với đề tài mở rộng thế này thì dù muốn quay cóp, học trò cũng chẳng thể nào tìm ra cách được!
Cấu trúc của một phân tử kháng thể (Ảnh: Internet)
Nguồn: Phuc The Nguyen
Trường học có phòng bảo vệ tưởng bình thường nhưng bỗng có thêm thứ này nhìn sang hẳn ra, học trò không mê mới lạ Phòng bảo vệ sang nhất Việt Nam là đây chăng? Ngoài phòng học lớp mình ra, có một nơi học trò vẫn hay lui tới thường xuyên trong trường mà dường như bạn không mấy để ý, đó là phòng bảo vệ. Đây là nơi học sinh có thể đến tìm đồ bị mất, gửi đơn xin phép nghỉ học, nhận đồ hoặc...