Giáo viên quên xóa lịch sử duyệt web, học trò trông thấy liền xấu hổ, không dám nhìn dòng chữ cô đang tìm kiếm
Nội dung cô giáo đang tìm kiếm khiến học trò ngượng tím mặt, không dám ngẩng đầu lên coi.
Học tập thông qua máy chiếu đã trở thành hình thức quen thuộc trong các lớp học. Thầy cô thường sẽ đem theo máy tính kết nối với máy chiếu, rồi phát trực tiếp slide bài giảng cho học sinh coi.
Hình thức này chỉ có 1 bất tiện duy nhất là bất cứ thao tác nào thầy cô thực hiện trên máy tính đều sẽ trình chiếu hết trước cả lớp. Mới đây, 1 cô giáo đã gặp sự cố ngượng chín mặt với kiểu dạy này.
Cô giáo quên xóa lịch sử Google, để lại trang tìm kiếm có dòng chữ nhạy cảm
Cụ thể trong một tiết học, cô giáo này cần tìm tài liệu trên Google. Nhưng ở thanh tìm kiếm, học sinh lại nhìn thấy lịch sử tìm kiếm mới nhất là 1 trang xem phim có nội dung 18 cộng, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Video đang HOT
Điều này khiến cho học sinh không khỏi ngỡ ngàng, nhiều bạn thậm chí xấu hổ không dám nhìn lên màn hình. Bên cạnh trang web xem phim 18 cộng, những mục tìm kiếm khác cũng khá thông dụng như dịch từ, báo điện tử, hình nền đẹp cho máy tính…
Một số người cũng cho rằng bức hình này vẫn chưa thể nói được điều gì, do có thể cô giáo đã dùng chung nick Gmail với nhiều người nên khi đăng nhập từ máy này sang máy khác vẫn hiện lên lịch sử tìm kiếm được.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về sự cố này của giáo viên?
Sinh viên và những câu 'dối lòng' kinh điển, cứ phải lên bậc đại học thì mới thấm
Có lẽ phải bước chân vào giảng đường, bạn mới hiểu được những câu nói dối kinh điển của sinh viên như 'chụp lại bài giảng để về học lại', hay 'con vẫn ổn, con vẫn còn tiền sinh hoạt'.
Ngày nhận giấy báo trúng tuyển Đại học có lẽ là ngày vui nhất của các cô cậu học trò sau 12 năm đèn sách miệt mài. Tuy nhiên cuộc sống đại học dường như là một thế giới hoàn toàn khác, buộc bạn phải chủ động trong mọi vấn đề, cũng như đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc với việc học tập.
Thay vì mang cả đống sách vở tới trường, đợi thầy cô, cán bộ lớp kiểm tra việc ghi chép bài, làm bài tập như trước kia, thì khi lên đại học, sẽ chẳng ai quan tâm bạn như thế nữa. Do đó để tránh quên béng mất kiến thức vừa học, sinh viên thường sẽ 'chụp lại bài giảng' của thầy cô rồi tự nhủ với nhau 'về nhà phải nhớ mở ảnh lên dể học đấy'. Đi học thì cần gì mang nhiều đồ dùng. Đôi khi chỉ cần một chiếc bút, một 'thứ gì đó' có thể viết lên được và điện thoại - vật bất ly thân - là có thể ung dung ngồi tới hết tiết.
Điện thoại phủ đầy hình ảnh của bài học nhưng... có ai học bao giờ (Ảnh: Lan Anh)
Thầy cô viết gì, chiếu gì lên bảng, chỉ cần cầm điện thoại lên và bấm tách một cái. Bạn bè chép gì quan trọng vào vở, cũng cầm điện thoại lên bấm là xong. Mỗi mùa thi đến, mở album ảnh trên điện thoại ra là thấy chi chít toàn ảnh bài giảng, ảnh slide, ảnh giáo trình...
Tuy nhiên, câu tự nhủ 'về nhà phải nhớ mở ảnh lên dể học đấy' thường xuyên bị lãng quên và trở thành một trong những lời 'dối lòng' siêu kinh điển của sinh viên nhà mình. Nhiều sinh viên cũng khẳng định rằng, việc chụp lại bài giảng chỉ mang lại cho họ cảm giác yên tâm, rằng mình 'không hề bỏ lỡ kiến thức nào' chứ chẳng chứng minh được mấy phần chăm học.
'Hồi mới lên đại học, mình cũng sửa soạn ghê lắm, sắm hẳn mấy quyển vở, ngày đầu còn ghi riêng từng môn, học được nửa học kì là một quyển viết 5 môn, vài hôm sau đi học không mang sách vở luôn, vác được cái thân đi học là mừng lắm rồi. Bài giảng chỉ cần chụp lại, nhưng thú thật đó là hành động 'dối mình dối người' mà đúng là phải lên đại học thì bạn mới hiểu được. Mình còn chẳng buồn mở điện thoại ra để ôn bài... ' - Bạn V.U kể lại câu nói dối kinh điển mà sinh viên nào cũng nhủ thầm trong đầu.
'Đã tốt nghiệp đại học được 1 năm nhưng giở điện thoại ra khéo vẫn còn lưu những ảnh chụp bài giảng ' - Bạn A.L bình luận.
Thế nhưng để kể tới câu nói dối mà sinh viên sống xa nhà nào cũng từng nói qua ít nhất một lần, không thể bỏ quên câu 'con ổn, con vẫn còn tiền sinh hoạt, nhà mình không phải lo cho con đâu'.
Niềm vui đỗ đại học cũng đi kèm với những khó khăn, lo toan của gia đình
Câu nói dối kinh điển nhất, quen thuộc nhất này của sinh viên xa nhà thường xuất hiện vào những ngày cuối tháng, khi chúng ta không cân đối được chi tiêu và rơi vào cảnh 'cạn túi'. Trong đợt dịch Covid-19 đầy căng thẳng này, nó xuất hiện nhiều hơn. Khi việc bước chân ra đường, đi chợ mua thực phẩm đã là việc khó khăn, thì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cũng khiến câu nói 'con ổn' thêm phần xót xa hơn. Dẫu rằng bản thân đang cố gắng vật lộn với việc học, với sự đảo lộn cuộc sống do dịch bệnh, nhưng sinh viên xa nhà chẳng nỡ khiến gia đình lo lắng thêm.
' Riêng câu 'con ổn' này, vừa thật, mà cũng vừa không. Có thời điểm mình ổn thật, cũng như rất vui vẻ với cuộc sống tự lập. Có lúc thì chẳng ổn chút nào, chỉ muốn bắt xe về quê rồi ôm rịt lấy mẹ. Nhưng mà, cuộc sống đại học, cuộc sống trưởng thành không cho phép mình tạo thêm âu lo cho cha mẹ nữa .' - Bạn D.L tâm sự.
Cười bò trước những lời căn dặn của thầy cô: Hài hước, đu trend không ai bằng Lời dặn dò nghe qua vô cùng hài hước nhưng kì thực lại cực kì nghiêm túc của thầy đã khiến đám trò ở dưới bảo nhau: 'Thầy mình hay nhân viên kinh doanh đây?' Phàm là học trò, chuyện quay ngang quay ngửa, hỏi bài nhau, trao đổi trong giờ thi kể cả khi đó là điều tối kị cũng là điều...