Giáo viên nước ngoài nói gì khi xem bức ảnh thầy giáo Tây cầm bảng đứng ngoài phố cầu xin sự giúp đỡ?
Có lẽ không chỉ John- giáo viên người Anh lâm vào tình cảnh khốn đốn như vậy mà đó còn là tình trạng chung của rất nhiều giáo viên nước ngoài đang cố ‘bám trụ’ lại Việt Nam.
‘Thật đáng buồn, tôi sẽ không bao giờ làm như vậy!’
Michael Angelo (24 tuổi, Phillipines) là giáo viên tại Trung tâm anh ngữ Enghouse (Hoa Bằng, Cầu Giấy) đã hơn 1 năm. Tết Nguyên Đán năm nay, anh đã có những giây phút và trải nghiệm mới mẻ về ngày lễ cổ truyền ở Việt Nam và mong chờ những điều thú vị phía trước. Thế nhưng, niềm vui ấy không kéo dài được lâu. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, anh Michael ít nhiều đã ‘thấm’ vì Covid-19 khiến cái Tết kéo dài hơn dự kiến.
Michael đã sống và làm việc ở Việt Nam hơn 1 năm
Đã gần hai tháng qua, trung tâm đóng cửa, Michael chưa nhận được một đồng lương nào. ‘Khá là buồn cười khi bố mẹ hỏi tôi có dự định về nhà không khi không có công việc, không có lớp hay học sinh. Nhưng tôi thấy ở đâu cũng giống nhau, về Philipinies chưa chắc tôi kiếm được công việc. Thế thì tại sao lại quay trở về? Trong khi đó, nếu tôi quay về sẽ có cơ hội nhiễm bệnh cao hơn ở sân bay khi di chuyển’.
Michael cho biết, anh có khá nhiều thời gian rảnh rỗi trong kỳ nghỉ dịch. Trước khi Việt Nam có lệnh cách ly toàn xã hội, anh đã đi tham quan thêm một vài địa điểm ở Hà Nội, gặp những con người mới, trải nghiệm những điều hay ho mà trước đây anh chưa có thời gian thực hiện. Đền chùa và nhất là đường phố vắng xe hơn nên với một người nước ngoài như Michael, anh nói đùa rằng đây là mặt ‘tích cực của thời dịch’.
‘Kéo dài trong khoảng 1, 2 tuần thôi thì cũng khá vui, vì tôi có nhiều thời gian thử những điều mới mẻ. Nhưng hiện giờ chính phủ nói dịch có nguy cơ kéo dài, học sinh chưa biết khi nào trở lại trường nên hầu hết chúng tôi khá lo lắng. Chúng tôi sẽ làm gì nếu đến được nghỉ đến tháng 6 đây?’
Michael có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn trong mùa dịch
Chia sẻ về tấm hình thầy giáo John – giáo viên người Anh cầm bảng đứng đường cầu xin sự giúp đỡ làm dậy sóng MXH những ngày gần đây, Michael cho biết anh cảm thấy khá buồn:
‘Tôi cảm thấy buồn sau khi xem bức ảnh này. Tôi cũng là giáo viên nước ngoài. Tôi chắc chắn nhiều người nước ngoài như chúng tôi đã không chuẩn bị dữ trữ tài chính khi dịch bệnh bất ngờ xảy ra.
Video đang HOT
Thế nhưng, thay vì lên án một người tại sao không giúp anh ta nếu bạn có thể? Không có nghĩa là bạn phải cho anh ta tiền nhưng bạn có thể nhận anh ta, cung cấp cho anh ta chỗ ở, thức ăn và để anh ta trả nợ sau khi nhận lại công việc. Đây không phải lúc để ích kỷ và hẹp hòi, tất cả chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua đại dịch!’
Cũng giống thầy John, Michael và nhiều giáo viên anh ngữ lâm vào tình cảnh khốn khó vì không có khoản tài chính dự trữ
Dẫu vậy, Michael cũng không lên án hành động của người thầy giáo này. Tuy nhiên, nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy, Michael cho biết, anh sẽ tìm đến sự giúp đỡ của Đại sứ quán, nơi sẽ cung cấp thức ăn, kí túc xá, giúp công dân giống như anh về nước. ‘Tôi thà đi mượn tiền bạn bè, người thân chứ không chọn cách như vậy!‘- Michael nói.
Bần cùng mới chấp nhận quay về nước
Anna Rose(25 tuổi, Anh) đã tìm đến hình thức dạy online như một phương pháp ‘cứu cánh tạm thời’. Lớp học 1-1 của Anna diễn ra được 3 tuần, tuy nhiện do số lượng học viên không đủ nên đã tạm thời hoãn. Cô lại rơi vào tình cảnh khốn cùng:
‘Tôi có dạy thử 1 lớp online trong 3 tuần trước, học 1-1, nó khá ổn nhưng không tốt bằng việc dạy trực tiếp. Bố mẹ tôi khá lo lắng khi tôi ở đây, nhưng tôi thấy bình thường vì tôi sống ở đây quen rồi.
Chúng tôi có 1 cộng đồng người nước ngoài trên FB và chúng tôi giúp đỡ nhau qua group. Tôi từng thấy một bài đăng tương tự rằng có một người Phillipine đã thuê 1 căn nhà to, họ nói chúng tôi có thể đến ở cùng để giảm bớt chi phí. Tôi thấy khá bất ngờ vì còn rất nhiều người tử tế, họ cho đi mà không cần nhận lại điều gì’- Anna chia sẻ.
Nhiều giáo viên nước ngoài vẫn lựa chọn ở lại Việt Nam vì chi phí sống ở đây rẻ
Khác với Mary, Jonathan Stone (26 tuổi, Mỹ) đã quay trở lại New York từ ngày 20/3, trước khi Việt Nam thực hiện lệnh cấm xuất – nhập cảnh. Jon đã có 2 năm kinh nghiệm làm giáo viên tiếng Anh trường THCS Trưng Vương. Tuy nhiên, không biết chắc khi nào trường học sẽ mở cửa trở lại, Jon đã chấp nhận quay về nước:
‘Tôi không thể trả nổi tiền visa, tiền nhà, tiền thức ăn hàng ngày. Lần cuối tôi nhận lương là từ trước Tết. Làm sao tôi có thể sống ở đây khi không có công việc? Nếu tôi quay về, ít nhất tôi còn có thể dựa vào bố mẹ, người thân.
Dịch bệnh còn khó đoán trước nên về Mỹ là phương án an toàn. Tôi sẽ quay trở lại Việt Nam trong thời gian tới, khi mọi thứ đã trở nên ổn định hơn!’ - John chia sẻ.
Công việc dạy online có tỉ lệ cạnh tranh cao do càng ngày càng có nhiều GV thất nghiệp
Ảnh: NVCC
HY
Cơ sở giáo dục tư thục lao đao trong "bão" Covid-19
Không có nguồn thu trong khi vẫn duy trì những khoản chi cố định, nhiều cơ sở giáo dục tư thục trên địa bàn Thanh Hóa đang rơi vào tình cảnh lao đao.
Dịch Covid-19 bùng phát, học sinh (HS) nghỉ học kéo dài nhiều tháng, không có nguồn thu và nguồn quỹ dự phòng... trong khi nhiều khoản vẫn phải chi trả khiến nhiều trường tư thục rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn.
"Tiến thoái lưỡng nan"!
Trung tâm Ngoại ngữ Golden Key, phường Ba Đình (TP Thanh Hóa) được thành lập từ năm 2010, hiện có gần 30 lao động, trong có có 17 giáo viên (GV) đứng lớp gồm cả GV người Việt Nam và GV nước ngoài. Gần 3 tháng HS nghỉ học, Trung tâm hoàn toàn không có nguồn thu.
Ngoài tiền thuê mặt bằng đắt đỏ, nhiều loại phí dịch vụ cố định để duy trì Trung tâm cũng như trả tiền cho GV và người lao động là một khoản tiền lớn.
Nhiều trung tâm ngoại ngữ rơi vào cảnh lao đao khi HS nghỉ học.
Lãnh đạo trường này cho biết, đối với những GV người Việt, Trung tâm chỉ có thể đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), còn tiền đứng lớp, lương hàng tháng thì phải cắt hoàn toàn vì không có nguồn. Còn riêng GV người nước ngoài thì phải trả thêm tiền ăn, ở, đi lại cho họ, mỗi người khoảng 7 triệu đồng/tháng.
Đối với 4 cơ sở thuộc hệ thống nhóm trẻ tư thục song ngữ thực hành Talent Kids (TP Thanh Hóa), khi HS tạm nghỉ học, không có nguồn thu nhưng vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng và những chi phí khác như bảo vệ, dọn dẹp vệ sinh... nên chủ đầu tư đã không thể trả lương cho cán bộ, nhân viên, GV. Do vậy, đã có 2 GV xin thôi việc.
Bà Lê Thị Nguyệt, chủ đầu tư Hệ thống nhóm trẻ tư thục song ngữ thực hành Talent Kids cho hay: "Chúng tôi sẽ hỗ trợ lương cho người lao động trong thời gian nghỉ học nhưng được thực hiện vào thời gian sau khi HS quay trở lại học, bởi khi đó mới có nguồn thu. Tuy nhiên, nếu thời gian HS nghỉ học vẫn tiếp tục kéo dài thì chúng tôi cũng không biết được điều gì sẽ xảy ra".
Vay ngân hàng trả lương, đóng BHXH cho GV!
Tính đến hết học kỳ I, năm học 2019-2020, Trường Mầm non Búp Sen Xanh (TP Thanh Hóa) có 21 nhóm lớp với hơn 480 trẻ.
Ông Lê Văn Quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, đơn vị đầu tư Trường Mầm non Búp Sen Xanh, cho biết: "Ngoài nguồn thu từ học phí, chúng tôi không có nguồn nào khác để đưa vào quỹ dự trữ tài chính. Hiện, chúng tôi đang phải đi vay ngân hàng để đóng BHXH và chi trả chế độ phụ cấp theo quy định của luật lao động cho 60 cán bộ, GV, nhân viên".
Cũng theo vị lãnh đạo này, vừa qua, trong báo cáo nhanh về tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhà trường đã đề xuất với phòng GD&ĐT thành phố, UBND thành phố và UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét có hướng hỗ trợ để giúp nhà trường giải quyết khó khăn trong thời gian HS tạm nghỉ học.
Trường Tiểu học, THCS và THPT Đông Bắc Ga (TP Thanh Hóa) vẫn chi trả lương và BHXH cho người lao động nhưng cũng chỉ có thể cầm cự đến hết tháng 4/2020, nếu tiếp tục sẽ phải vay ngân hàng.
Đối với Trường Tiểu học, THCS và THPT Đông Bắc Ga (TP Thanh Hóa), lãnh đạo trường này vẫn bảo đảm trả lương và các khoản bảo hiểm cho hơn 100 cán bộ, GV và nhân viên, tuy nhiên, việc này được lãnh đạo cho biết chỉ có thể cáng đáng đến tháng 4/2020.
"Nếu sang tháng 5 dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi phải tính đến việc vay ngân hàng để bảo đảm lương cho cán bộ, GV, nhân viên. Mong muốn của nhà trường trong trường hợp này là ngân hàng sẽ hỗ trợ vay ưu đãi cho nhà trường để vượt qua khó khăn" - bà Lê Thị Bích, Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT Đông Bắc Ga nói.
Theo tìm hiểu, chung cảnh ngộ phải đi vay ngân hàng để trả lương, đóng BHXH hay chỉ hỗ trợ đóng BHXH cho người lao động không chỉ xảy ra ở Trường Đông Bắc Ga hay Búp Sen Xanh mà ở hầu hết các cơ sở tư thục trên địa bàn Thanh Hóa.
Được biết, về số lượng, cơ sở giáo dục tư thục, tính riêng địa bàn TP Thanh Hóa, có 16 trường mầm non, 2 trường liên cấp, 4 trường tiểu học, 47 công ty có trung tâm dạy học ngoại ngữ cùng rất nhiều các nhóm trông giữ trẻ.
Liên quan đến tình trạng trên, Bộ GD&ĐT cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục quốc dân như: miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019 và miễn các khoản thuế phát sinh trong quý I và quý II, năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập; Xem xét miễn BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với toàn bộ GV, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong quý I và quý II, năm 2020.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có gói tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất 0% áp dụng cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ngoài công lập vay với mục đích duy trì hoạt động thường xuyên nhằm có nguồn vốn chi trả hoạt động và để người lao động yên tâm công tác, tiếp tục có động lực, niềm tin đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.
Bình Minh
Giáo viên xoay xở mùa dịch - Kỳ 1: Đợt nghỉ tết... nhớ đời! Dịch bệnh COVID-19 hoành hành làm nhiều giáo viên 'sảy trường ra thất nghiệp'. Nhiều thầy cô lâm cảnh khó, phải về quê 'lánh nạn' bằng ruộng vườn, hoặc trụ lại thành phố làm shipper, gia sư online, bán đồ qua mạng, thậm chí làm cả 'vú em'... Được dạy online cho sinh viên, học sinh là mong muốn của nhiều giáo viên...