Giáo viên nước ngoài gặp khó vì Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến học sinh cả nước, trong đó có học viên các cơ sở ngoại ngữ, nghỉ học để phòng dịch, đã khiến hàng ngàn giáo viên nước ngoài ở Việt Nam rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhiều người đã phải làm những công việc khác nhau trong lúc khó khăn.
Xoay xở kiếm sống
Bán đi chiếc đồng hồ mình yêu thích, anh Steve Daniel (người Đức; cư trú tại quận Tân Bình, TP HCM) cho biết chẳng còn cách nào khác vì phải thanh toán tiền thuê nhà, chi tiêu hằng ngày. Cầm số tiền trên tay nhưng tâm trạng Steve Daniel nặng trĩu bởi trong những ngày tới, anh không biết sẽ làm gì để trụ lại TP HCM.
Thầy Stefan Diedrigkeit, giáo viên tiếng Đức, mong muốn sớm được quay lại công việc
“Tôi thích cuộc sống sôi động ở TP HCM, thích biển xanh, nắng ấm ở Phan Thiết và Nha Trang, nhất là con người Việt Nam hiếu khách. Đó cũng là lý do tôi chọn Việt Nam để làm việc và sinh sống. Tính đến hôm nay, tôi đã ở đất nước này 4 năm và tôi dành tất cả những khoản tiền kiếm được để khám phá đất nước của bạn. Tôi đi dạy tiếng Anh, tôi tham gia làm hướng dẫn viên du lịch cho khách châu Âu cũng chỉ để thỏa mãn đam mê của mình. Nhưng giờ thì khó khăn rồi” – Steve Daniel lo âu nói.
Trong khi đó, cô Arian Amy đến từ Philippines (cư trú tại quận Bình Thạnh, TP HCM) cho hay những ngày không đến lớp, cô lên Facebook livestream nói chuyện với học trò cho đỡ nhớ lớp, nhớ trường. Những lời động viên qua lại của các giáo viên và học trò đã giúp Amy vơi bớt nỗi lo trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Amy kể hơn 5 năm đến TP HCM sinh sống và dạy tiếng Anh, chưa bao giờ cô có kỳ nghỉ dài như vậy. “Tôi tính quay về Philippines nhưng cũng rất lo. Bạn bè tôi ở quê nhà cũng khuyên không nên về vì tốn chi phí mà cũng không an toàn, họ nói Việt Nam đang là điểm sáng về chống dịch nên cứ ở đây cho an toàn” – cô Amy chia sẻ.
Amy cũng cho biết những khoản tiền tiết kiệm được từ trước đó dự kiến để đổi qua căn hộ tốt hơn và kết hôn giờ buộc phải rút ra sử dụng. “Tôi nhận lương dạy học theo số giờ giảng dạy và test học sinh tại 2 trung tâm ngoại ngữ, nhưng từ sau Tết đến giờ rơi vào cảnh thất nghiệp. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và khó đoán trước nên tôi quyết định thử sức ở lĩnh vực dịch thuật để kiếm tiền trang trải khó khăn trước mắt” – cô Amy tâm sự.
Động viên kịp thời
Ông Nguyễn Đỗ Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn giáo dục Hưng Thịnh (quận Gò Vấp, TP HCM) – một công ty chuyên cung cấp giáo viên tiếng Anh cho các trường học trên địa bàn TP HCM, cho rằng dịch Covid-19 đã khiến ngành giáo dục rơi vào khó khăn. Không chỉ học sinh buộc phải nghỉ không tiếp thu được kiến thức mà đội ngũ giáo viên, các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này cũng lao đao. “Đội ngũ giáo viên tiếng Anh người nước ngoài của công ty đa phần đi dạy chuyên nghiệp nên nguồn thu chính của họ đến từ việc dạy học. Nhưng nay bỗng nhiên mất đi nguồn thu gần như duy nhất này, họ rơi vào khủng hoảng thật sự” – ông Tùng nói.
Ông Tùng cũng nhìn nhận nguồn thu của công ty đến từ việc cung cấp giáo viên. Giáo viên gặp khó khăn cũng đồng nghĩa DN khó khăn. Tuy giáo viên không nhận lương do không đứng lớp nhưng chi phí vận hành DN, lương cho bộ phận văn phòng và các chi phí quản lý khác vẫn phải chi. “Cái quan trọng hiện tại là giữ liên lạc với các giáo viên, khuyên họ về việc phòng dịch để tự bảo vệ mình trước dịch bệnh, tiếp đến là động viên họ yên tâm, sẵn sàng quay lại công việc khi dịch qua đi. Họ đến Việt Nam vì yêu đất nước của chúng ta. Họ cũng tin tưởng rất cao về khả năng ứng phó với dịch covid-19 của Việt Nam và đó là lý do họ vẫn ở lại Việt Nam dù không biết chừng nào mới đi dạy trở lại” – ông Tùng nói thêm.
Video đang HOT
Nhiều chủ trường ngoại ngữ trên địa bàn TP HCM nhận định giáo viên nước ngoài là một bộ phận nhân lực quan trọng trong hệ thống giáo dục của họ. Chính vì thế, từ góc độ DN cho đến các trường, nên có chính sách hỗ trợ để họ yên tâm ở lại Việt Nam tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và dịch vụ giáo dục.
Bài và ảnh: GIANG NAM
Theo Người lao động
Giáo viên nước ngoài bỗng... rảnh vì dịch Covid-19 nhưng yên tâm 'Sài Gòn an toàn'
Bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các giáo viên nước ngoài ở TP.HCM rảnh rỗi bất đắc dĩ và thu nhập đột ngột bị cắt giảm nhưng bù lại, nhiều người yên tâm bởi "Sài Gòn vẫn an toàn".
Du khách trên đường phố TP.HCM thời dịch Covid-19 - Khả Hòa
Dịch virus Corona (Covid-19) khiến đời sống phố thị trải qua những thay đổi đến chóng mặt, từ chuyện người lớn đi làm, trẻ con nghỉ học đến chuyện ăn uống, bảo vệ sức khỏe. Đâu chỉ người Sài Gòn, người nước ngoài cũng chấp nhận những chuyện "bất thường" trong cuộc sống hằng ngày.
Học sinh nghỉ học, giáo viên bất đắc dĩ... rảnh rỗi
Anh Alexis Biron (quốc tịch Pháp) đang cư trú ở quận 3, TPHCM cho biết, anh đã có những giây phút và trải nghiệm mới mẻ về Tết Nguyên đán ở Việt Nam và mong chờ những điều thú vị phía trước. Thế nhưng, niềm vui ấy không kéo dài được lâu. Là giáo viên tiếng Pháp dạy tại một trường THCS ở quận 1, anh Biron ít nhiều đã "thấm" vì dịch Covid-19 khiến cái Tết kéo dài...
Du khách nước ngoài đi xe lửa từ Phan Thiết đến TP.HCM - Khả Hòa
Học sinh nghỉ học, trường lớp đóng cửa khiến hơn hai tuần qua, anh không được nhận được một đồng lương nào từ việc dạy học. "Nhiều bạn bè của tôi đang sống ở Sài Gòn cũng gặp tình trạng giống tôi, họ cũng không có lương vì không được đi dạy. Tuy nhiên, tôi may mắn hơn do tôi vẫn nhận được một phần trợ cấp từ chính phủ Pháp. Vì thế, tôi vẫn có thể xoay sở được cuộc sống ở đây", anh Biron chia sẻ. Tình trạng "nghèo bất ngờ" này với anh Biron có lẽ còn kéo dài khi TP.HCM quyết định cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2.2020.
Nghịch lý... buồn thời dịch Covid-19 cũng xảy đến với anh Charlie Duffield (quốc tịch Anh) - một giáo viên tiếng Anh. Thời gian rảnh rỗi bao la mà thu nhập thì... thu hẹp.
Người nước ngoài đi du lịch ở Việt Nam thời dịch Covid-19 - Khả Hòa
Trong khi đó, anh Petri Makinen (quốc tịch Phần Lan) ít bị ảnh hưởng công việc hơn. Anh là một quản trị viên phát triển kinh doanh, làm việc cho một công ty tư vấn an toàn hóa chất và sản phẩm của Phần Lan tại quận Bình Chánh, TP.HCM. "Trong công việc, tôi không có khó khăn gì khi xảy ra dịch virus Corona (Covid-19). Văn phòng của chúng tôi vẫn hoạt động như bình thường. Chỉ có một vài trường hợp bị ảnh hưởng, do một số đối tác kinh doanh của chúng tôi hiện đang hoạt động ở các khu vực bị dịch bệnh, nhưng cho đến nay các tác động chỉ ở mức tối thiểu", anh Makinen cho biết.
Chưa bị ảnh hưởng gì nhiều - đó là chia sẻ của anh Stevie Vip (nhân viên kinh doanh, quốc tịch Thái Lan). Tuy nhiên, trong may mắn của bản thân, anh cũng hiểu và chia sẻ với những người nước ngoài đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19. "Tôi cảm thấy may mắn vì mình không phải là một giáo viên. Bởi vì tất cả các trường học đều phải đóng cửa. Nếu tình trạng này kéo dài, rất nhiều người giáo viên nước ngoài sẽ vất vả đấy", anh Vip nói.
"Sài Gòn vẫn an toàn"
Ngoài những bất cập nhỏ trong việc gặp gỡ, đi lại, nhiều người nước ngoài vẫn yên tâm khi sống ở đây bởi theo họ "Sài Gòn vẫn an toàn".
Anh Peter Douglas Moore - Cố vấn học tập Đại học RMIT cho biết công việc của anh vẫn bình thường, anh vẫn đi chấm thi IELTS và chỉ có điều khác hơn trước là các thí sinh Trung Quốc đã hủy thi.
Sân bay và nhất là đường phố vắng xe hơn nên với một người nước ngoài như anh Moore, anh nói đùa rằng đây là mặt "tích cực của thời dịch". "Sài Gòn vắng người ngoài phố, đi lại dễ chịu hơn rất nhiều lần bởi tôi rất ngán kẹt xe. Lần đầu tiên tôi thấy phố xá yên bình lâu đến thế sau 12 năm sống ở Việt Nam", anh cho biết.
Tuy nhiên, điều khó khăn với anh Moore là "không thể lên kế hoạch cho bản thân trong năm nay vì lịch học phải sắp xếp lại. Gần đây, chuyến công tác Hà Nội của tôi cũng phải hủy vì các trường đóng cửa tới hết tháng 2".
Ngoài ra, anh và vợ còn gặp một sự cố nhớ đời vi dịch Covid-19, khiến họ khá lo lắng - đó là khi ra sân bay quốc tế Toronto Pearson (Canada) để bay về TP.HCM ngày 5.2 vừa qua sau kỳ nghỉ Tết thì mới được thông báo là chuyến bay của hãng China Eastern Airlines đã hủy. May mắn là cả hai mua được vé của hãng Korean Air để về nhà đúng lịch.
Được khuyến nghị hạn chế đến những nơi đông người để phòng tránh dịch bệnh, anh Moritz Wohlgenannt (nhân viên IT, quốc tịch Đức) cho biết anh phải hủy bỏ nhiều cuộc hò hẹn, gặp gỡ. "Tôi vừa hủy một cuộc họp mặt ăn trưa với bạn bè, vì e ngại dịch bệnh Corona", anh chia sẻ. Nhưng với anh, đây chỉ là một thay đổi nhỏ không tác động nhiều đến cuộc sống riêng.
Bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng du khách nước ngoài đến TP.HCM giảm mạnh - Khả Hòa
Anh Petri Makinen thì cho biết thói quen sinh hoạt và nếp sống vẫn không có thay đổi đáng kể vì tình hình dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM được kiểm soát rất tốt. Anh nói: "Corona chỉ gây ra những thay đổi nhỏ trong cuộc sống của tôi. Dịch bệnh chỉ ảnh hưởng đến các dịch vụ xung quanh tôi và các biện pháp bảo vệ an toàn sức khỏe. Ngoài ra, nhiều nơi đăng thông tin về cách phòng trách dịch bệnh và giữ vệ sinh nên tôi thấy an tâm hơn khi ở Sài Gòn."
Đường sách Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP.HCM) thời dịch Covid-19 - Khả Hòa
Tương tự, anh Alexis Biron cũng không thấy khó khăn gì trong cuộc sống ở Sài Gòn. "Mọi sinh hoạt của tôi vẫn như cũ. Tuy nhiên, nhiều cuộc vui, chuyến du lịch trong mùa này phải dời lại. Rồi tôi không thể đặt vé đi xem vở opera mình thích vì rạp đã đóng cửa", anh nói.
Còn anh Biron cũng có lần... thất vọng vì anh định đi bar nhưng phải hủy hẹn với bạn vì quán đóng của. "Tôi chỉ cảm thấy hơi buồn về điều này thôi", anh cho biết.
Theo thanhnien
Giáo viên nước ngoài dạy ở trường phổ thông VN cần điều kiện gì? Bà Đàm Thị Thúy Hiền (Hà Nội) hỏi: Để đáp ứng điều kiện làm giáo viên tiếng Anh cấp phổ thông đối với người nước ngoài, ngoài bằng đại học, có đủ kinh nghiệm giảng dạy, có bắt buộc có chứng chỉ sư phạm/chứng chỉ giảng dạy giáo dục phổ thông không? Giáo viên nước ngoài đã có chứng chỉ TEFL/TESOL có thay...