Giáo viên Nhật Bản nhiễm Covid-19 vẫn đi dạy, trường học phải đóng cửa
Giới chức Nhật Bản hôm 22/2 xác nhận thêm 4 ca nhiễm Covid-19, trong đó có trường hợp 1 giáo viên trung học cơ sở ở quận Chiba, phía đông Tokyo.
Cô giáo này xuất hiện các triệu chứng vào ngày 12/2 và nhập viện điều trị hôm 19/2. Cô này vẫn đi dạy trong khi xuất hiện các triệu chứng, do đó chính quyền phương quyết định đóng cửa trường học mà nữ giáo viên giảng dạy trong 2 ngày từ 25/2.
Trường hợp thứ 2 trong 4 ca nhiễm mới là một phụ nữ ở độ tuổi 30, cũng ở quận Chiba, nhập viện nhưng không có bất cứ triệu chứng nào.
Nhật Bản có thể sẽ đóng cửa các trường học nếu dịch Covid-19 bùng phát. (Ảnh: Kyodo News)
Không có mối liên hệ giữa 2 phụ nữ này và không rõ họ đã nhiễm Covid-19 thế nào.
2 trường còn lại đều là đàn ông, cùng ở thành phố Kumamoto, miền Nam Nhật Bản.
Trước đó hôm 21/2, chính quyền thành phố Saitama xác nhận một bé trai mẫu giáo tại địa phương này nhiễm Covid-19. Cậu bé quay về từ Vũ Hán cùng với cha hôm 30/1. Cha của em cũng cho kết quả dương tính với Covid-19.
Tại Hokkaido, 2 anh em là học sinh trường tiểu học Nakafurano nhập viện sau khi được xác nhận nhiễm virus corona chủng mới. Sức khỏe của 2 cậu bé đều đang diễn biến tích cực. Giới chức Hokkaido vẫn đang điều tra nguyên nhân 2 bé trai này mắc bệnh vì trước đó cả hai đều không đi du lịch nước ngoài.
Nhật Bản hiện ghi nhận 751 ca nhiễm Covid-19. Ngoài hơn 600 trường hợp nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Princess, 99 người khác ở Nhật cho kết quả dương tính với chủng virus corona mới.
Video: Bộ phim tài liệu “Tâm chấn 24h Vũ Hán”
SONG HY (Nguồn: Japan Times)
Theo vtc.vn
Nước cờ Shinzo Abe
Bất chấp bối cảnh Trung Đông đang cực kỳ căng thẳng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn thực hiện chuyến công du 5 ngày qua các nước Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Oman theo kế hoạch.
Giới chức Nhật Bản cho rằng những điểm đến này đóng vai trò quan trọng trong việc xoa dịu căng thẳng và ổn định tình hình khu vực. Ông Abe không giấu tham vọng khi tuyên bố "Nhật Bản sẽ thực hiện sáng kiến riêng nhằm kiên định ứng xử ngoại giao hòa bình để giảm căng thẳng và ổn định tình hình khu vực".
Thủ tướng Shinzo Abe đã đến Riyadh ngày 11-1. Ảnh: SPA
Quả thật, chuyến đi này là một phần trong các nỗ lực của ông Abe giúp duy trì ổn định Trung Đông, qua đó đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng cho Tokyo. Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới, phụ thuộc 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và 80% trong số này đi qua Eo biển Hormuz.
Nhưng để cụ thể hóa chính sách an ninh năng lượng từ Trung Đông, ông Abe mong nhận được sự ủng hộ của các nước trong khu vực cho sứ mạng dài hạn lần đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) Nhật Bản. Bởi cùng với hành trình của Thủ tướng Abe từ ngày 11-1, hai máy bay tuần tra P-3C của MSDF đã xuất phát đến Trung Đông và sẽ bắt đầu nhiệm vụ "thu thập thông tin" đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền Nhật Bản đi qua khu vực này vào ngày 20-1. Các máy bay P-3C với tầm hoạt động khoảng 6.700km sẽ đóng tại tiền đồn của MSDF ở Djibouti, nước cộng hòa tại Đông Phi, nơi lực lượng an ninh biển Nhật Bản tham gia chiến dịch quốc tế chống hải tặc ngoài khơi Somalia.
Sau P-3C, tàu khu trục Takanami sẽ rời Nhật Bản vào ngày 2-2 để thực thi nhiệm vụ "khảo sát và nghiên cứu" tại khu vực. Có tất cả 260 binh sĩ MSDF tới Trung Đông lần này, trong đó có 200 người phục vụ trên tàu Takanami. Con tàu dài 151m, rộng 17,4m và lượng giãn nước đầy tải 6.300 tấn này được trang bị đầy đủ phương tiện tác chiến phòng không, săn ngầm và chống tàu chiến mặt nước.
Theo kế hoạch, khu vực hoạt động của MSDF sẽ giới hạn ở Vịnh Oman, vùng phía Bắc Biển Arab và phía Đông Vịnh Aden của Eo biển Bab el-Mandeb gần Biển Đỏ. Eo biển Hormuz và Vịnh Persic không nằm trong khu vực hoạt động của MSDF. Các hoạt động của MSDF hoàn toàn độc lập với lực lượng tuần tra đa quốc gia do Mỹ đứng đầu đang tác chiến ở xung quanh Eo biển Hormuz (đối diện Iran).
Bước đi trên của Nhật Bản được cho vừa đáp ứng yêu cầu chia sẻ gánh nặng an ninh của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa không làm tổn hại quan hệ hữu nghị với Iran. Thủ tướng Abe từng đặt mục tiêu làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran qua chuyến thăm Tehran hồi tháng 6-2019.
Sứ mạng an ninh mới của MSDF tại Trung Đông có thể được coi là quá nhỏ so với kỳ vọng của đồng minh Mỹ, nhưng nó giúp trấn an sự nghi ngại của người dân xứ hoa anh đào vốn không muốn đất nước mặt trời mọc can thiệp quân sự ra bên ngoài. Tuy nhiên, sự hiện diện của P-3C tại Trung Đông sẽ cho phép MSDF chia sẻ thông tin tình báo với liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Eo biển Hormuz, đồng thời sự có mặt của tàu khu trục Takanami có thể tạo điều kiện cho liên minh Mỹ-Nhật triển khai chính sách hỗ trợ quân sự lẫn nhau theo bản Định hướng hợp tác quốc phòng giữa hai nước năm 2015. Bản định hướng sửa đổi này cho phép hai nước thực thi quyền phòng thủ tập thể, phối hợp hành động, mở rộng hợp tác an ninh ở bên ngoài lãnh thổ, kể cả không gian vũ trụ và không gian mạng. Luật phòng vệ tập thể của Nhật Bản được Thủ tướng Abe thúc đẩy thông qua năm 2015 cũng cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật (JSDF) quyền tham chiến để bảo vệ các đồng minh ở nước ngoài ngay cả khi nước Nhật không bị đe dọa trực tiếp.
Khi thực thi nhiệm vụ tại Trung Đông, nếu MSDF xảy ra một sự cố an ninh nghiêm trọng có thể thôi thúc Thủ tướng Abe sửa đổi Hiến pháp hòa bình vốn áp đặt sự hạn chế vai trò an ninh chủ động của quân đội xứ Phù Tang từ sau Thế chiến thứ 2. Đó mới thật sự là nước cờ của ông Abe cho động thái mới của MSDF.
KIẾN HÒA
Theo baocantho.com.vn
Thiên tai, tai nạn và dịch bệnh ở nhiều nước Theo Roi-tơ, Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 25-10, nhà chức trách Nhật Bản đã khuyến cáo hàng chục nghìn người dân sơ tán, trong bối cảnh khu vực miền đông nước này vừa trải qua lũ lụt và lở đất do bão Hagibis cách đây hai tuần, lại phải hứng chịu các trận mưa lớn. Giới chức Nhật Bản đã cảnh báo...