Giáo viên ngậm sâm luyện thi, kiếm “ngon” vài trăm triệu mỗi tháng
Theo bật mí của người trong nghề, nhiều giáo viên dạy online có thu nhập từ 100 triệu đến 300 triệu đồng trong tháng cao điểm luyện thi đại học.
Xu hướng chung của luyện thi vài năm trở lại đây là giảm các lớp học trực tiếp ( offline), tăng cường khóa học qua mạng (online).
Thậm chí, dạy và học online hiện được đánh giá hữu hiệu và nhanh chóng nhất để lan truyền danh tiếng, cũng như tăng thu nhập cho giảng viên.
Thu nhập ‘khủng’
Một số giáo viên thừa nhận khoảng một tháng trước kỳ thi THPT quốc gia là lúc “chạy sô”, kiếm tiền nhiều nhất. Đây được coi là “thời điểm vàng”, học sinh đã nghỉ ở trường nên số lượng đăng ký luyện thi tăng vọt.
Với sự phát triển của công nghệ, nhiều học sinh chọn học và ôn thi qua mạng. Ảnh minh họa.
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay không còn cảnh hàng trăm thí sinh chen chúc trong mỗi lớp học thêm tại các trung tâm nổi tiếng quanh các trường đại học như Bách khoa, Sư phạm… Tuy nhiên, các lớp luyện thi Toán vẫn được duy trì, bởi đây là môn bắt buộc và là năm đầu tiên áp dụng hình thức thi mới – trắc nghiệm.
Thầy Nguyễn Tuấn Minh (giáo viên dạy Toán ở Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết với những lớp luyện thi có vài trăm học sinh, thù lao cho giáo viên là 10-20 triệu đồng/buổi.
Lớp offline thường có khoảng từ 300-500 học sinh trong hội trường lớn, diễn ra trong 3 tiếng, giải lao 30 phút. Học phí 50.000 đồng đến 90.000 đồng/em, tuỳ theo nơi tổ chức dạy. Giáo viên sẽ nhận được 70% số tiền thu được.
Với những giáo viên online, việc dạy học được thực hiện gián tiếp qua mạng nhưng vẫn thu “tiền tươi thóc thật”. Cụ thể, giáo viên thu học phí của học sinh qua các kênh thanh toán trung gian như thẻ cào điện thoại, các loại thẻ thanh toán, ví điện tử, tài khoản ngân hàng, bưu điện…
Học sinh nộp khoản tiền đăng ký này vào thời điểm khai giảng khóa học cho công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến. Thu nhập của giáo viên là phần thù lao theo tỷ lệ phần trăm đã thỏa thuận với công ty.
Thầy Lê Trọng Quang (giáo viên dạy online) tiết lộ thầy cô càng được nhiều học sinh yêu mến càng có doanh thu cao. Trong đó, có người nổi tiếng kiếm tiền tỷ một tháng luyện thi “nước rút”, nếu dạy cả online và offline. Tuy nhiên, số này rất ít. Nhiều giáo viên có thể nhận được khoảng 100-300 triệu đồng/tháng.
Cũng theo những người trong nghề, giáo viên có thu nhập đáng ngưỡng mộ thường tập trung ở thầy cô nổi tiếng dạy các môn học như Toán, Vật lý, Hóa học và tiếng Anh. Vì thực tế, học sinh có nhu cầu luyện thi các môn thuộc tổ hợp A, A1, D nhiều hơn cả.
Ngoài công việc dạy online và offline, họ có thể kiếm tiền bằng việc viết sách. Càng nổi tiếng, quảng bá được nhiều sách, họ càng kiếm được thêm tiền từ chục triệu đến cả trăm triệu đồng mỗi tháng từ nguồn này.
Với sự hấp dẫn và năng động trong cách dạy và học có nhiều đổi mới, không ít người đã từ bỏ sự ổn định ở trường để trở thành giáo viên tự do. Họ là những thầy cô của thời công nghệ, có cách dạy khác với phần đông giáo viên truyền thống.
&’Vừa dạy học vừa ngậm sâm’
Video đang HOT
Nhìn vào con số thu nhập của giáo viên luyện thi trong những tháng cao điểm, nhiều người không khỏi ngưỡng mộ. Tuy nhiên, để có được những điều đó, họ phải nỗ lực hết mình và nhanh nhạy với xu hướng công nghệ của thời đại.
Thầy cô dạy online không ngừng tự học để cập nhật kiến thức mới nhanh nhất. Vừa soạn giáo án, họ vừa phải kèm nhiều thiết bị ghi hình, âm thanh, phần mềm. Sự thông minh, nét duyên của mỗi người trong dẫn dắt bài giảng sao cho thu hút học trò cũng là điều quan trọng.
Nhiều giáo viên trẻ luyện thi có lịch làm việc “nặng”, bị người trong nghề gọi là “hành xác”, “vừa dạy học vừa ngậm sâm” trong thời gian cao điểm.
Cô Nguyễn Hồng Anh – giáo viên luyện thi tiếng Anh (Hà Nội) – cho hay tháng luyện thi cấp tốc (một tháng trước kỳ thi), thời gian làm việc bắt đầu từ 5h với việc phân loại, sắp xếp tài liệu, phát cho học sinh các lớp khác nhau. Mỗi lớp ôn luyện kéo dài từ 1,5 đến 3 tiếng.
Ví dụ, trong ngày bận rộn, giáo viên này có lớp học đầu tiên bắt đầu lúc 7h30, kéo dài tới 11h. Lớp học thứ hai từ 14h đến 17h30. Lớp cuối cùng trong ngày thường bắt đầu từ 18h và kết thúc lúc 21h30 hoặc có thể sớm hơn lúc 19h30.
Từ 20h đến 22h là “giờ vàng” trên Facebook, học sinh thường online nhiều, thầy cô phải lên mạng để tương tác với “khách hàng”. Họ chia sẻ tài liệu, đề thi, livestream tư vấn, giải đáp thắc mắc.
Sau 22h, nhiều người vẫn chưa thể nghỉ ngơi vì có rất nhiều công việc đang chờ như: Ghi hình bài giảng cho khóa học online, chuẩn bị tài liệu cho buổi học sau, trả lời tin nhắn học sinh, phụ huynh từ Facbook, Zalo, email…
Nhiều ngày liên tiếp trong tháng cao điểm, các thầy cô luyện thi chỉ có thể nghỉ ngơi sau 1h đến 3h sáng. Không ít người thậm chí không có ngày nghỉ, bởi thời điểm cuối tuần, buổi tối, học sinh thường tham gia học trực tiếp tại các lớp luyện thi.
Suốt một ngày bận rộn, họ thường tranh thủ ăn tối trong giờ giải lao của lớp học và không có thời gian dành cho bản thân, chăm sóc gia đình.
Không chỉ vì thu nhập
Theo các giáo viên lâu năm trong nghề, thầy cô luyện thi thường chia ra các cấp độ thể hiện “đẳng cấp” khác nhau. Đó là những người mới vào nghề và “ngôi sao”.
Những giáo viên trẻ thường có lịch làm việc dày đặc. Họ có sức khỏe và đang hết mình vươn lên khẳng định bản thân. Họ thường chưa có gia đình hoặc nhận được sự cảm thông từ phía gia đình để cống hiến cho nghề.
Thu nhập cao không dễ đến với giáo viên luyện thi Thầy Khắc Vũ (giáo viên dạy Hoá học) chia sẻ khi anh mới bắt đầu công việc dạy online năm 2010, thu nhập rất bèo bọt, thậm chí thù lao không bằng gia sư thời sinh viên. Nhiều giáo viên giỏi khi đó đã từ chối công việc này. “Đó vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho những giáo viên trẻ như tôi được thể hiện bản thân”, thầy Vũ nói.
Còn những giáo viên đã có kinh nghiệm, danh tiếng, họ có thể sắp xếp công việc nhẹ nhàng hơn như lùi thời điểm khai giảng các lớp mới vào sau tháng cấp tốc, không dạy cuối tuần mà vẫn có học sinh. Đồng thời, các bài giảng online, tài liệu, đề thi dùng cho việc chia sẻ, truyền thông… sẽ được chuẩn bị sớm do đã có kinh nghiệm.
Ngoài ra, các công việc chăm sóc, hỗ trợ, giải đáp cho học sinh, phụ huynh, tuyển sinh lớp mới, quảng cáo, truyền thông, cũng được họ thuê người hỗ trợ. Một giáo viên có tiếng hoạt động lâu năm thậm chí có 10 người hỗ trợ trong thời gian cao điểm.
Thầy Anh Quân, giáo viên luyện thi ở Hà Nội, nói: “Động lực của giáo viên trẻ thường là thu nhập. Khi nhìn thấy con số thu nhập của mình tăng lên, họ sẽ muốn làm việc tiếp để có điều kiện tốt nhất cho tương lai.
Còn với những người lâu năm trong nghề, thu nhập không phải tất cả. Họ làm việc để khẳng định mình. Một phần niềm vui họ có được từ sự nể trọng mà xã hội, đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh dành cho mình. Đặc biệt, sự thành đạt của các lứa học sinh, tình cảm yêu mến của các thế hệ học trò dành cho họ”.
* Tên giáo viên đã thay đổi.
Theo Quyên Quyên (Zing)
Phụ huynh tố giáo viên 'đì' học sinh vì không học thêm
Theo phản ánh của chị Trần Thị Phương Trinh (42 tuổi, ngụ phường 5, TP Vĩnh Long), con gái chị bị cô giáo dạy Toán "đì" vì không chịu đi học thêm.
Cụ thể, phụ huynh này cho biết em Phùng Gia Mỹ (học sinh lớp 9/5, trường THCS Lê Quí Đôn) bị cô Nguyễn Thị Thảo - giáo viên dạy Toán của trường này - "đì".
Phụ huynh "tố" giáo viên sỉ nhục học sinh
Chị Trinh trình bày trong kỳ thi học kỳ 1, năm 2015-2016, em Gia Mỹ có dấu hiệu không muốn đi học. Ban đầu, gia đình nghĩ Gia Mỹ bị chứng rối loạn giấc ngủ (nữ sinh này thường bị chứng rối loạn giấc ngủ). Khi Gia Mỹ nghỉ học thì phụ huynh của em gọi điện thoại cho cô chủ nhiệm xin phép.
Sau vài lần thì cô chủ nhiệm điện thoại cho chồng chị Trinh kêu làm đơn xin giấy xác nhận của bác sĩ rồi làm đơn xin nghỉ học, năm sau học lại.
"Nghe cô chủ nhiệm nói như vậy tôi rất hoang mang, con gái thì nhất quyết không chịu đi học. Khi đó, tôi chưa biết giải quyết như thế nào thì cô chủ nhiệm và phó hiệu trưởng trường cùng một cán bộ của UBND phường 1 đến nhà nói: 'vận động con tôi đi học'.
Tuy nhiên, lạ là họ lại hối thúc vợ chồng tôi ký tên vào biên bản xác nhận việc con tôi nghỉ học do bệnh.
Tôi thấy không đúng, vì con gái tôi sức khỏe kém chứ đâu bệnh ngặt nghèo đến phải nghỉ học", chị Trinh trình bày và cho biết, con gái mình rất ngoan, hiền, ít nói. Việc Gia Mỹ không chịu đi học là quá bất ngờ nên xin nhà trường cho ít thời gian gia đình tìm hiểu.
Sau đó, Gia Mỹ nói với gia đình rằng, trong giờ kiểm tra môn Toán, em bị cô giáo bộ môn là Nguyễn Thị Thảo kêu đứng lên lớp và nói nữ sinh này copy bài của bạn. Lúc này, Gia Mỹ khẳng định không copy bài của ai hết.
"Mặc dù vậy cô Thảo vẫn kêu cả lớp nhìn vào con tôi và nói: "Ê, tụi bây nhìn kỹ mặt con này đi, nó copy đẳng cấp. Đề "A, B" mà nó cũng copy được, đẳng cấp thiệt. Và từ copy đẳng cấp này cô Thảo nhắc rất nhiều lần rồi mới cho con tụi ngồi xuống làm bài tiếp", chị Trinh bức xúc.
Từ vụ việc trên, các bạn học cùng lớp với Gia Mỹ liên tục chê cười, chọc ghẹo nữ sinh này khiến em không chịu đựng nỗi nên phải giả bộ ngủ để khỏi đi học.
Đặc biệt, chị Trinh còn cho rằng, con gái mình sở dĩ bị cô Thảo "đì" là do không chịu đi học thêm do giáo viên này dạy.
Trong quá trình giải quyết, nhà trường, giáo viên và phụ huynh không có tiếng nói chung dẫn đến sự việc kéo đến ngày 30/1/2016, lúc này Gia Mỹ đã nghỉ học quá 45 ngày và không đủ điều kiện lên lớp (Theo thông tư 58/2011/TT-Bộ GD&ĐT, nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học, nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại không đủ điều kiện lên lớp hoặc không được lên lớp).
"Mới qua học kỳ 1 vài ngày, tôi thấy con gái không đi học đã báo cho lãnh đạo nhà trường. Nhưng nhà trường nhiều lần trì hoãn, không giải quyết, kéo dài thời gian và cho cho rằng con gái tôi đã vi phạm thông tư của Bộ GD&ĐT.
Quá nhiều lần làm việc với nhà trường, tôi yêu cầu lập biên bản nhưng nhà trường né tránh, không lập. Trong thời gian khiếu nại, tôi cùng với chồng còn bị cô Thảo nhờ những đối tượng ngoài xã hội đe dọa, gây áp lực để không dám gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng", chị Trinh bức xúc cho biết.
Nhà trường và giáo viên lên tiếng
Cô Nguyễn Thị Tiến - hiệu trưởng trường THCS Lê Quí Đôn - cho biết: Từ tuần học đầu tiên (ngày 29/8-6/11/2015), Gia Mỹ đã nghỉ học 27 ngày. Khoảng thời gian này, cô chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường có liên hệ với phụ huynh của Gia Mỹ và được biết nữ sinh này bị chứng rối loạn giấc ngủ.
Đến khi Gia Mỹ nghỉ học được 33 ngày thì phụ huynh đến trường gặp cô Tiến trình bày sự việc.
"Lúc đó đã kiểm tra học kỳ 1 xong, chị Trinh đến gặp tôi trình bày sẽ cho Gia Mỹ nghỉ học luôn do em này đang trị bệnh rối 'loạn giấc ngủ'.
Sau đó, tôi có hướng dẫn chị Trinh hãy chữa bệnh cho Gia Mỹ nhưng phải làm đơn xin nghỉ phép và có giấy khám bệnh của bác sĩ. Do Gia Mỹ đang học năm cuối cấp nên tôi khuyên gia đình cho em tiếp tục học tiếp, nghỉ nửa chừng thì tiếc lắm.
Còn không thì làm đơn nghỉ học năm nay, năm sau vào học lại", cô Tiến trình bày và cho biết, lúc này phụ huynh của Gia Mỹ nói muốn con mình nghỉ học luôn để đi du học.
Còn cô Nguyễn Thị Thảo khẳng định mình không sỉ nhục và xúi giục học sinh chửi rủa, sỉ nhục em Gia Mỹ.
Ngược lại cô này còn "tố" phụ huynh của Gia Mỹ đã xúc phạm, chửi rủa mình thậm tệ trước mặt học sinh, giáo viên và phụ huynh.
"Những việc phụ huynh của em Gia Mỹ nói là hoàn toàn sai sự thật. Tôi không 'đì' hay chửi rủa, sỉ nhục Gia Mỹ để em ấy dẫn đến mặc cảm và phải nghỉ học.
Tôi có đăng ký dạy thêm ở trung tâm, chứ không dạy thêm ở nhà. Trong vụ việc này tôi là nạn nhân vì bị phụ huynh của em học sinh này xúc phạm, đe dọa từ trường đến nhà riêng", cô Thảo trình bày.
Cô giáo này cũng giải thích về việc phụ huynh em Gia Mỹ bị những đối tượng xã hội bên ngoài đe doạ là do trong quá trình giải quyết vụ việc, phụ huynh em Gia Mỹ nhiều lần đến trường và có lời nói xúc phạm.
"Nhiều lần xảy ra vụ việc trên, phụ huynh của các em học sinh khác biết nên bức xúc, trong đó có anh Quang và Thái nên tự ý gọi điện thoại hẹn vợ chồng chị Trinh ra quán cà phê để nói chuyện. Bản thân tôi không có nhờ vả ai giúp đỡ", cô Thảo giải thích.
Liên quan đến vụ việc này, Phòng GD& ĐT TP Vĩnh Long đã có kết luận: Phòng giáo dục rút kinh nghiệm đối với trường THCS Lê Quí Đôn trong việc xử lý công việc. Rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại, bắt buộc phải có biên bản ghi chép.
Nhà trường cần hướng dẫn phụ huynh những bước tiếp theo khi không đạt kết quả hoà giải. Đối với cô Tiến (hiệu trưởng), cần rút kinh nghiệm bản thân trong việc giải quyết và cần nghiên cứu bồi dưỡng thêm.
Qua kết quả nghiên cứu hồ sơ và phiếu thăm dò học sinh, chưa đủ cơ sở kết luận cô Thảo có hành vi sỉ nhục học sinh. Nhưng bản thân cô Thảo cần rút kinh nghiệm trong quá trình ứng xử với học sinh phải có lời nói nhẹ nhàng thân thiện, tránh học sinh hiểu lầm là sỉ nhục.
Theo Hoài Thanh / VietNamNet
Yoo Na mong manh, thuần thiết hơn cả thiên thần trong buổi họp fan Chiều ngày 10/2, sau buổi họp báo, Yoona có buổi gặp gỡ người hâm mộ trong chuyến ghé thăm Việt Nam để quảng bá cho một sản phẩm do mình làm đại sứ. Sau họp báo diễn ra chiều ngày 10/2, cô nàng Yoona (SNSD) tiếp tục có thêm một buổi giao lưu với người hâm mộ trong chuyến thăm Việt Nam của...