Giáo viên muốn lên hạng II mới cần 9 năm phấn đấu, vừa vào ngành không lên ngay
Muốn được xếp ở giáo viên hạng II thì phải có một quá trình công tác, phấn đấu hàng chục năm trời chứ không phải vừa tuyển dụng là được bổ nhiệm ngay.
Một giáo viên (đã đề nghị giấu tên) đang dạy môn Âm nhạc cấp tiểu học ở Hà Nội gửi thư đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhờ tư vấn về trường hợp của mình, nội dung câu hỏi như sau:
” Hiện nay, tôi đang là giáo viên Âm nhạc dạy tiểu học. Tôi ra trường năm 2003 và dạy hợp đồng cấp huyện đến năm 2004 tôi thi viên chức ngạch giáo viên trung học cơ sở vào ngày 24/8/2004.
Ngày 1/1/2005 tôi được phân công công tác tại một trường trung học cơ sở thuộc huyện khác cách nhà tôi khoảng 60 km.
Sau 1 năm, tôi nhận quyết định công nhận hết thời gian tập sự và bổ nhiệm vào ngạch giáo viên trung học cơ sở có hiệu lực vào ngày 1/1/2006.
Vào tháng 7 năm 2017 tôi chuyển công tác về gần nhà, do có 1 giáo viên Âm nhạc chuyển công tác nên tôi được phân công dạy nhạc ở 1 trường tiểu học từ đó đến nay. Năm 2017 tôi lại được Sở Nội vụ Hà Nội ra quyết định.
Hiện nay tôi hưởng lương giáo viên tiểu học chính, mã ngạch 15a.204 vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.08.
Tôi đã có bằng tốt nghiệp đại học học 4 năm từ 2005 được 2009 được cấp bằng và tôi đã học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2.
Vậy cho tôi hỏi để giữ hạng giáo viên tiểu học hạng 3 thì tôi có phải học thêm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 không?
Việc tôi đang là giáo viên trung học cơ sở nhưng dạy tiểu học lại được nhận quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 mã số V.07.03.08, như vậy Sở Nội vụ Hà Nội bổ nhiệm tôi có đúng pháp luật không?
Hiện tại tôi đang hưởng bậc bậc 6 của giáo viên tiểu học hạng 2 hệ số 3,65 nếu được chuyển ngang sang bậc 6 mới của giáo viên tiểu học hạng 3 mới sẽ có hệ số lương 3,99 như vậy vẫn không bằng bậc I của giáo viên tiểu học hạng II có hệ số lương 4.0 trong khi đó tôi đã bậc vượt 5 bậc lương tương đương 15 năm giảng dạy trong biên chế, tính cả thời gian tập sự 12 tháng đối với giáo viên tiểu học.
Vì vậy tôi thấy trường hợp của tôi là chưa công bằng trong cách xếp hệ số lương “.
Ảnh mang tính chất minh họa: Lã Tiến
Câu hỏi của bạn, người viết xin được tư vấn như sau:
Video đang HOT
Thú thực, khi đọc thư của bạn, người viết thấy nội dung câu hỏi và quá trình công tác của bạn có phần rất…rối rắm.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng chắt lọc câu hỏi thành một số vấn đề trọng tâm như sau:
Thứ nhất : bạn được tuyển dụng từ ngày 01/1/2005 và dạy môn Âm nhạc cấp trung học cơ sở cho đến tháng 7 năm 2017. Như vậy, giai đoạn này thì bạn được bổ nhiệm ngạch/ hạng giáo viên trung học cơ sở là đúng.
Tháng 7 năm 2017 thì bạn chuyển công tác về gần nhà và lúc này bạn không còn dạy cấp trung học cơ sở nữa mà được phân công dạy cấp tiểu học nên việc chuyển từ ngạch/hạng giáo viên trung học cơ sở sang ngạch/ hạng giáo viên tiểu học cũng là điều phù hợp.
Vì thế, Sở Nội vụ Hà Nội ra quyết định là đúng với công việc hiện tại của bạn.
Thực tế, về quyền lợi thì hiện nay lương phụ cấp giáo viên tiểu học không hề thua kém cấp trung học cơ sở. Về hệ số lương hưởng theo bằng cấp, phụ cấp thâm niên như nhau nhưng phụ cấp đứng lớp ở tiểu học (35%), cao hơn trung học cơ sở (30%).
Thứ hai : hiện nay bạn còn đang băn khoăn bởi mình đang là giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.08 và đã có bằng đại học, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II thì có phải học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III hay không?
Theo hướng dẫn của văn bản số 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3/2021 thì trường hợp của bạn được hướng dẫn là: ” chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hạng III ” nên tạm thời bạn chưa cần học chứng chỉ hạng III.
Thứ ba : bạn cho rằng: ” Hiện tại tôi đang hưởng bậc bậc 6 của giáo viên tiểu học hạng 2 hệ số 3,65 nếu được chuyển ngang sang bậc 6 mới của giáo viên tiểu học hạng 3 mới sẽ có hệ số lương 3,99 như vậy vẫn không bằng bậc I của giáo viên tiểu học hạng II có hệ số lương 4.0 trong khi đó tôi đã bậc vượt 5 bậc lương tương đương 15 năm giảng dạy trong biên chế, tính cả thời gian tập sự 12 tháng đối với giáo viên tiểu học.
Vì vậy tôi thấy trường hợp của tôi là chưa công bằng trong cách xếp hệ số lương “.
Chỗ này có thể bạn còn nhầm lẫn về bậc và hệ số lương của mình. Theo thông tin trong câu hỏi của bạn thì chúng tôi nghĩ là bạn đang hưởng lương bậc 5 và hệ số là 3,66 chứ không phải là bậc 6, hệ số lương 3,65 thì khi chuyển sang bậc 6 mới có hệ số 3,99.
Theo hướng dẫn của Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì giáo viên được bổ nhiệm là giáo viên hạng II thì ít nhất là phải có 9 năm giữ hạng III (không kể thời gian tập sự) và đi kèm với giáo viên hạng II là hàng loạt các tiêu chí.
Nếu không phải là giáo viên cốt cán, giáo viên có kiêm nhiệm chức vụ thì rất khó đạt được (bạn có thể đọc kỹ các Điều 3,4,5 của Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT để rõ các tiêu chí này).
Vì thế, không phải ” trường hợp của bạn là chưa công bằng trong cách xếp hệ số lương ” mà đây là áp dụng chung cho giáo viên trên cả nước. Bởi, muốn được xếp ở giáo viên hạng II thì phải có một quá trình công tác, phấn đấu hàng chục năm trời chứ không phải vừa tuyển dụng là được bổ nhiệm giáo viên hạng II và được hưởng lương bậc I, hệ số 4,0.
Những tư vấn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cảm ơn bạn đã gửi thư đến Tòa soạn.
Cùng khối lượng công việc, giáo viên già lương cao hơn giáo viên trẻ là vô lý
Chúng ta thấy tính chất, khối lượng công việc của các giáo viên như nhau nhưng lương thì lại đang chênh lệch rất lớn- đây rõ ràng là những hạn chế cần tháo gỡ.
Ngay sau khi Bộ ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non đến trung học phổ thông công lập thì nó lập tức trở thành tâm điểm của dư luận.
Nhiều bài viết cho rằng lương giáo viên sẽ tăng mạnh sau ngày 20/3 tới đây. Nhiều thầy cô giáo chia sẻ băn khoăn về chuyện mình xuống hạng. Và, có cả những thầy cô cho rằng với cách xếp lương theo các Thông tư mới này thì giáo viên trẻ có lợi còn những thầy cô lớn tuổi sẽ thiệt thòi.
Bảng lương hiện nay đang thể hiện nhiều bất cập (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc các cơ quan chức năng đang tiến tới việc trả lương theo vị trí việc làm là điều công bằng nhất. Giáo viên trẻ hay lớn tuổi không quan trọng, quan trọng nhất là sự cống hiến và hiệu quả công việc của mỗi người thầy cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Nếu giáo viên trẻ mà họ thực sự giỏi, có tâm huyết, có trách nhiệm, là những nhân tố tích cực trong nhà trường, trong ngành giáo dục thì việc trả lương cho họ bằng, thậm chí cao hơn những thầy cô lớn tuổi cũng là một lẽ thường tình.
Hãy nhìn vào việc phân công định mức giảng dạy để thấy sự công bằng hay không công bằng
Theo Luật Giáo dục năm 2019 thì phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ bị cắt nhưng vì hiện nay nhà nước chưa trả lương theo vị trí việc làm nên phụ cấp này vẫn đang còn được giữ nguyên.
Việc cắt thâm niên nhà giáo là thiệt thòi chung cho tất cả đội ngũ các thầy cô giáo đang công tác trong ngành giáo dục và tất nhiên là ai cũng mong muốn được giữ lại phụ cấp này.
Song, vấn đề là sau khi Bộ ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT thì một số thầy cô cho rằng nếu trả lương theo cách tính của các Thông tư này thì giáo viên trẻ có lợi, giáo viên lớn tuổi bị thua thiệt.
Tuy nhiên, chúng tôi không cho là vậy. Để được hưởng lương hạng II thì giáo viên đó ít nhất cũng đã phải trải qua 9 năm công tác nhưng đây mới là tiêu chí về thời gian.
Những thầy cô được bổ nhiệm là giáo viên hạng II phải hội tụ rất nhiều tiêu chí khác nhau chứ đâu cứ đủ bằng cấp, chứng chỉ và năm công tác thì nghiễm nhiên trở thành giáo viên hạng II. Vì thế, giáo viên nào được bổ nghiệm hạng II cũng phải là những người tiêu biểu mới đạt được.
Xếp lương giáo viên tiểu học hạng II cũ chuyển sang hạng II mới
Còn đối với việc trả lương như mấy chục năm nay thì người đang thiệt thòi nhất lại là những thầy cô giáo trẻ, những thầy cô có thâm niên trên dưới 10 năm công tác nhưng họ nào biết kêu ai.
Vì sao chúng tôi nói giáo viên trẻ hiện nay đang thiệt thòi? Bởi vì theo quy định của ngành thì giáo viên tiểu học dạy 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/tuần.
Nhìn vào quy định này thì chúng ta thấy Bộ Giáo dục có phân công giáo viên lớn tuổi, trẻ tuổi không khác nhau về định mức công việc đâu, ai cũng đều đảm nhận số lượng công việc như nhau hết.
Nhiều người cho rằng những thầy cô lớn tuổi có kinh nghiệm giảng dạy- điều này hoàn toàn đúng, không có gì bàn cãi, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều những thầy cô chưa thực sự là những "cây cao bóng cả" trong đơn vị- điều này các bạn đồng nghiệp có thể nhìn thấy rõ trong đơn vị mình công tác.
Ở chiều ngược lại, những giáo viên trẻ có thể kinh nghiệm chưa bằng nhưng có lẽ chỉ cần 5 năm công tác (lương bậc 2) là họ đã đủ kinh nghiệm để làm việc, và tham gia tất cả các kỳ thi, hội thi mà ngành giáo dục tổ chức.
Đó là chưa kể nhiều thầy cô giáo trẻ hiện nay rất năng động, họ giỏi về công nghệ thông tin nên những giờ dạy của họ thường được học sinh thích thú.
Nhiều khi chúng tôi đi dự giờ những thầy cô giáo trẻ cũng học ở họ rất nhiều kinh nghiệm đứng lớp và cách tổ chức các hoạt động dạy học theo những đổi mới của ngành trong những năm gần đây.
Suy cho cùng, mục tiêu của bài học là học sinh nắm được bài, lĩnh hội được kiến thức chứ không phải là người thầy đó lớn tuổi hay ít tuổi đứng lớp.
Vậy, tại sao lâu nay lương giáo viên lại có sự chênh lệch nhau quá lớn? Trong khi phần lớn giáo viên đều là giáo viên đứng lớp không đảm nhận chức vụ?
Bởi vì giáo viên sang năm thứ 6 mới được hưởng phụ cấp thâm niên, mỗi năm được 1% phụ cấp. Nếu bình thường cứ 3 năm tăng 1 bậc lương với hệ số 0.33.
Trong khi những thầy cô lớn tuổi hưởng lương vượt khung, nhiều người hưởng phụ cấp đến trên dưới 30% nên nhiều thầy cô hiện nay có mức lương trên 12-13 triệu đồng.
Trong khi lương giáo viên bậc 1, bậc 2 chỉ được hưởng ở ở ngưỡng trên dưới 4 triệu đồng...Đây cũng là một điều bất công chứ? Bởi, công việc được giao như nhau, thậm chí một số công việc khó thì Ban giám hiệu lại thường giao cho giáo viên trẻ thực hiện.
Chính vì thế, chúng ta thấy tính chất, khối lượng công việc của các giáo viên như nhau nhưng lương thì lại đang chênh lệch rất lớn- đây rõ ràng là những hạn chế cần tháo gỡ.
Hy vọng vào việc trả lương theo vị trí việc làm
Sau khi Bộ ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT thì trên các diễn đàn của giáo viên đề cập nhiều đến chuyện xếp lương, xếp hạng. Nhưng, có lẽ các Thông tư này cũng chưa có thể giải quyết được vấn đề gì trong lúc này.
Bởi, hơn 5 năm trước, các Thông tư liên tịch số 20, 21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cũng được ban hành, cũng xếp hạng, xếp hệ số lương giáo viên nhưng đến bây giờ cũng có thay đổi được gì đâu.
Vì thế, các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT lần này biết đâu rồi cũng vậy...!
Bởi, ngày 09/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì từ năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW nên có lẽ giáo viên sẽ tiếp tục chờ và hy vọng.
Hy vọng tới đây giáo viên được trả lương theo vị trí việc làm, lúc ấy những thầy cô giáo dù lớn tuổi hay ít tuổi sẽ được nhận lương đúng giá trị công việc của mình đảm nhận. Những giáo viên trẻ không phải buồn, không phải chạnh lòng với những đồng lương hàng tháng của mình!
Xếp lương giáo viên tiểu học hạng II cũ chuyển sang hạng II mới Thầy Bùi Nam tiếp tục tư vấn cho bạn đọc về Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương giáo viên tiểu học. Một bạn đọc là giáo viên tiểu học có tên: X.H có địa chỉ mail hau....@giongrieng.edu.vn gửi thư về Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có nội dung như sau: " Tôi...