Giáo viên mầm non ‘tải’ 500 giờ dạy không lương
Bộ GD-ĐT quy định giờ dạy của giáo viên mầm non 6 giờ/ngày nhưng trong thực tế họ đã phải luôn chân luôn tay ròng rã gần 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày để chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Quá tải
Năm 2011, Bộ có Thông tư 48 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên (GV)mầm non. Trong đó ghi rõ, mỗi năm thời gian làm việc của GV là 35 tuần dành cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, phải đảm bảo dạy đủ trên lớp 6 giờ/ngày và 7 tuần dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn bị năm học mới. Thế nhưng, từ hiệu trưởng cho đến GV đều cho rằng, thông tư hoàn toàn xa rời thực tế vì phần lớn họ đều phải làm việc trên 10 giờ/ngày.
Giờ ngủ trưa của trẻ, GV mầm non vẫn tranh thủ làm việc.
Nếu tính trung bình, GV mầm non phải làm việc 10 giờ/ngày, mỗi tuần có 50 giờ lên lớp, một năm (35 tuần dạy) là 1.750 giờ. Nếu kể cả số giờ của 7 tuần làm những công việc chuyên môn khác đúng quy định 6 tiếng/ngày thì tổng cộng số giờ làm việc họ khoảng 2.000 giờ/năm.
Video đang HOT
Tháng 4 vừa qua, Bộ cũng công bố dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Theo đó, định mức giờ dạy với GV mầm non dạy 2 buổi/ngày là 1.050 giờ dạy/năm, số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương theo quy định không quá 200 giờ dạy/năm. Như vậy so với giờ dạy thực tế, hằng năm, mỗi GV mầm non công lập có gần 500 giờ dạy không được hưởng lương!
Cứ hơn 5h sáng, 5 cô giáo lớp mầm 2 Trường mầm non Vàng Anh (quận 5, TP.HCM), người ở quận 8, người ở quận 11, Bình Thạnh… đã phải đánh thức con nhỏ đang ở tuổi mẫu giáo dậy để nhanh chóng chuẩn bị đến trường sao cho đúng giờ quy định là 6h15. Từ thời điểm đó trở đi, nhiều công việc tiếp nối nhau, các cô ở trường cho đến hơn 5 giờ chiều. Trong đó, cô Nguyễn Trần Thảo Quyên, đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ cho biết: “Có ngày mệt, đau lưng mà cũng chỉ tranh thủ nghỉ được 5 phút khi trẻ tham gia trò chơi vận động ngoài sân”. Thầy Lê Minh Hiền, Trường mầm non Hoa Hồng, quận Tân Phú TP.HCM, cho biết: “Hết cho trẻ chơi, trẻ học, GV còn phải tranh thủ cho trẻ ngủ xong quay ra làm đồ dùng, học cụ, đồ chơi”.
Có GV chạnh lòng: “Đã làm lố giờ nhưng Bộ còn ghi vào văn bản trách nhiệm của sở, phòng giáo dục các quận huyện là giám sát việc thực hiện chế độ làm việc của GV mầm non. Vậy bây giờ giám sát, biết chúng tôi vượt định mức, mỗi ngày làm việc bằng 2 như vậy sao không thấy có ý kiến chi trả lương cho phù hợp”.
Biết vậy nhưng phải chấp nhận
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục mầm non của Sở, từng thông tin: “Trước năm 1987, GV mầm non vẫn được hưởng tiền phụ trội là 2 giờ/ngày. Nhưng sau khi Ủy ban Bảo vệ bà mẹ, trẻ em sáp nhập với ngành giáo dục thì chế độ này đã bỏ”.
Những quy định trong thông tư trên được ban hành nhằm giảm tải cho GV mầm non nhưng bà Vũ Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường mầm non Bến Thành (quận 1), cho rằng: “Để làm được việc này chỉ còn cách cho GV dạy theo ca nhưng nguồn tuyển GV bậc học này lại khan hiếm, cùng với đó, kinh phí trả lương là cả một vấn đề”.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng GD mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, tâm tư: “Biết là nợ giờ làm việc của GV như vậy nhưng chúng tôi vẫn lúng túng. Giờ lại bị khống chế thêm quy định về số giờ dạy thêm/năm nên không biết thực hiện ra sao? Với số lượng trẻ học mầm non như hiện nay, để đảm bảo đúng định biên GV/học sinh thì TP còn thiếu khoảng 1.000 GV nhưng không có nguồn tuyển. Hiện nay có một số quận, huyện áp dụng thu tiền phục vụ bữa sáng cho trẻ (vì đây không phải là trách nhiệm của nhà trường) để tạo thêm thu nhập cho GV. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và không được “danh chính ngôn thuận” cho những giờ làm thêm của GV”.
Theo Thanh Niên
Giáo viên mầm non quá thiệt thòi
Hơn 1 năm sau khi Thông tư 48 của Bộ GD-ĐT quy định về giờ làm cho giáo viên mầm non (GVMN) có hiệu lực, đến nay, hầu hết các trường MN tại TPHCM đều án binh bất động vì quá khó để thực hiện.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng muốn giảm tải cho GVMN đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ chứ không thể chỉ ban hành những quy định chỉ có thể thực hiện trên... giấy.
Theo Thông tư 48, đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi GV sẽ dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày; đối với các nhóm trẻ học 1 buổi/ngày, mỗi GV dạy 4 giờ/ngày. Nhiều hiệu trưởng cho rằng đó là quy định thiếu thực tế, bởi lẽ mỗi GVMN hiện nay đang phải làm việc 11 giờ/ngày, gấp 1,8 lần so với số giờ quy định.
Muốn giảm tải, bà Lê Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường MN Mèo Con (quận 7 - TPHCM), phân tích: Phải có đủ GV để luân phiên, hỗ trợ nhau, chia làm 2 ca. Tuy nhiên hiện nay, tuyển đủ GV làm 1 ca còn thiếu, huống gì đến 2 ca. Nếu muốn tuyển thêm GV thì lấy kinh phí và nguồn ở đâu? Theo quy định, 1 GV/15 trẻ nhưng thực tế hiện nay, tỉ lệ này là 1 GV/25 trẻ thì làm sao để giảm tải?
GVMN hiện nay đang chịu quá nhiều thiệt thòi. Ngay như tiền phụ trội - được coi là khoản bù đắp cho những giờ làm thêm của GVMN - cũng thể hiện sự bèo bọt. Cụ thể, một năm, mỗi GVMN chỉ được trả công tối đa 200 giờ phụ trội (1 ngày chỉ được tính 1 giờ), trong khi 1 ngày, mỗi GV đã phải làm thêm 5 giờ, mỗi năm là hơn 900 giờ phụ trội. Như vậy, có tới hơn 700 giờ họ làm không công, gấp 4,5 lần số giờ được trả tiền.
Nhiều chuyên gia giáo dục băn khoăn giảm giờ làm có chắc GV sẽ vui? Vì không làm ở trường thì họ biết làm gì? Giảm tải không phải là giảm giờ làm mà phải trả lương tương xứng với sức lao động của họ. Lâu nay, chúng ta đang lợi dụng lòng yêu nghề của GVMN nhưng như vậy sẽ được bao lâu? GVMN chấp nhận cảnh "bỏ con mình chăm con người" nhưng nếu tiền công lao động của họ không đủ mua sữa cho con thì sẽ đến lúc, nơi nào trả lương tương xứng, họ sẽ đi. Đó chính là nguyên nhân khiến đội ngũ GVMN hiện nay ở TPHCM luôn không ổn định.
Mỗi năm, TPHCM có nhu cầu tuyển dụng gần 3.000 GVMN, nếu không tuyển đủ, sẽ phải sử dụng đến GV hạng 2 - những người không được đào tạo đúng chuyên môn và nghiệp vụ để nuôi dạy trẻ. Điều đó không những phản giáo dục mà còn rất nguy hiểm.
Đặng Trinh
Theo người lao động
Hàng chục bà giáo già kêu cứu Nhiều giáo viên mầm non (GVMN) ở huyện Mê Linh (Hà Nội) rơi vào hoàn cảnh hết sức trớ trêu: 28 - 40 năm trong nghề vẫn không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định. Hơn 3 năm qua, họ đã gõ cửa nhiều cơ quan chức năng từ huyện đến thành phố và vẫn đang chờ đợi câu...