Giáo viên mầm non mừng vì được “tiếp sức” nhanh chóng, kịp thời
Nghỉ việc nhiều tháng vì trường đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19, nhiều giáo viên mầm non ở Đà Nẵng đã vui mừng khi nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời từ gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Đầu tháng 5, dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng và kéo dài cho đến nay. Cũng từng đó thời gian, cô Mai Thị Thủy (giáo viên Trường mầm non Hoa Mai, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) phải nghỉ việc vì trường lớp tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch.
Thành phố thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, nhiều hoạt động phải tạm dừng, cô Mai Thị Thủy cũng không thể kiếm việc làm thêm.
Ngôi trường mà cô Mai Thị Thủy đang công tác là mô hình tư thục. Do đó, học sinh không đi học thì các cô giáo không có lương. Tuy nhiên, chủ trường đã hỗ trợ cô Mai Thị Thủy cũng như các giáo viên trong trường mỗi người 1,5 triệu đồng/tháng trong 2 tháng đầu tiên.
Dịch bệnh khiến cô giáo Mai Thị Thủy cũng như các giáo viên khác phải nghỉ việc nhiều tháng nay. Vì vậy, khi nhận được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng, cô Mai Thị Thủy rất vui.
“Tôi đang độc thân, cố gắng tiết kiệm cũng tạm ổn. Những người có gia đình, con cái thì sẽ khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, nghỉ ở nhà lâu quá nên chúng tôi rất nhớ các cháu. Giờ chỉ mong sớm hết dịch được đi được làm, cô trò được gặp nhau”, cô Mai Thị Thủy chia sẻ.
Cô Mai Thị Thủy vui mừng khi được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ. “Hồ sơ lần này làm rất nhanh gọn, tiền về sớm. Chúng tôi đều rất vui”, cô nói.
Theo cô, trong lúc tất cả mọi người đều khó khăn thì mức hỗ trợ nào cũng niềm vui, động lực để mọi người cùng vượt qua khó khăn.
Cùng là đồng nghiệp trong trường với cô Mai Thị Thủy, cô Lê Thị Khánh Ly cũng nghỉ việc ở nhà 4 tháng nay. Thu nhập của cô Lê Thị Khánh Ly chỉ còn 1,5 triệu đồng/tháng với sự hỗ trợ của chủ trường.
Video đang HOT
Cô Lê Thị Khánh Ly cũng chia sẻ niềm vui khi nhận được sự hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng.
Chồng cô Lê Thị Khánh Ly làm nhân viên mặt đất sân bay ga quốc tế cũng nghỉ việc từ khi có dịch. Trong thời gian ở nhà nghỉ dịch, cô giúp các anh chị trong nhà trông coi, dạy học cho các cháu để những ngày nghỉ dịch đỡ buồn chán.
Thời gian này, vợ chồng cô giáo chủ yếu nhận sự giúp đỡ từ bố mẹ và anh chị trong gia đình để vượt qua khó khăn. Cô Lê Thị Khánh Ly rất vui khi được nhận số tiền 3.710.000 đồng hỗ trợ từ Chính phủ theo Nghị quyết 68.
“Tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn Chính phủ. Sự hỗ trợ này đối với chúng tôi là rất kịp thời”, cô Lê Thị Khánh Ly nói.
Là kế toán của Trường mầm non Thanh Tâm (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) nên cô Trương Thị Minh Hiếu phụ trách làm hồ sơ nhận hỗ trợ khó khăn do Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ cho các giáo viên trong trường.
Đối với các cô giáo trường mầm non, sự hỗ trợ này là một nguồn động viên lớn.
Vì vậy, sau khi nhận được tiền hỗ trợ, các cô trong trường đều nhắn tin báo cho cô Trương Thị Minh Hiếu.
“Lần này chúng tôi được nhận sự hỗ trợ rất nhanh, kịp thời. Khi làm hồ sơ, cán bộ của Phòng LĐ-TB&XH quận đã hỗ trợ rất nhiệt tình để hoàn thành hồ sơ sớm. Mức hỗ trợ chúng tôi nhận được là 3.710.000 đồng/người. Các cô trong trường khi nhận được hỗ trợ đều rất vui và nhắn báo cho tôi”, cô Trương Thị Minh Hiếu chia sẻ.
Theo cô Trương Thị Minh Hiếu, với mức hỗ trợ này đã giúp gia đình trang trải được một phần trong cuộc sống để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, tính đến ngày 1/9, thành phố đã chi hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ đến hơn 179.000 người lao động, hộ kinh doanh cá thể, trẻ em F0, F1 và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế với tổng số tiền hơn 22,1 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội TP Đà Nẵng đã giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hơn 9.000 đơn vị, doanh nghiệp với hơn 175.000 lao động, tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng; tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất cho 9 đơn vị, doanh nghiệp với hơn 1.000 lao động, tổng số tiền là hơn 2,2 tỷ đồng.
Ngân hàng chính sách xã hội TP Đà Nẵng đã cho 3 doanh nghiệp có 181 lao động vay trả lương ngừng làm việc, phục hồi sản xuất với tổng số tiền hơn 709 triệu đồng.
Giáo viên mầm non khó khăn mùa Covid-19, mong chờ gói hỗ trợ
Công việc gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều giáo viên mầm non phải xoay sở đủ nghề để có thu nhập.
Chính vì vậy, họ rất vui khi nhận được thông tin từ gói hỗ trợ của Chính phủ.
Khích lệ tinh thần giáo viên
Vừa trở lại làm việc sau gần 2 tháng nghỉ phòng dịch Covid-19, chị Thái Thương Thương (22 tuổi, quê Yên Bái), giáo viên của một nhóm trẻ mầm non tư thục tại tỉnh Yên Bái, vui mừng khi nhận được thông tin về gói hỗ trợ từ Chính phủ.
"Dù số tiền không quá lớn nhưng tôi rất vui vì được Nhà nước dành sự quan tâm. Trong thời buổi dịch bệnh khó khăn, đây còn là sự khích lệ tinh thần rất lớn đối với tôi và các đồng nghiệp", chị Thái Thương Thương tâm sự.
Vào thời điểm đợt dịch thứ 4 bùng phát, đa số các trường mầm non công lập đều cho học sinh nghỉ và bắt đầu năm học mới vào tháng 9. Tuy nhiên, có một vài nhóm trẻ tư thục mở lớp học hè, vì thế chị quyết định nghỉ ở chỗ làm cũ và bắt đầu công việc mới ở nhóm trẻ từ tháng 6/2021, với thu nhập 3 triệu đồng/tháng.
Nhấn để phóng to ảnh
Dịch Covid-19 khiến thu nhập hàng tháng của giáo viên mầm non bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Ảnh: NVCC).
Theo nữ giáo viên 22 tuổi, vì dạy hợp đồng nên trong thời gian tạm nghỉ việc, chị không có lương cũng không nhận được khoản hỗ trợ nào từ phía nhà trường.
Dù mới vào nghề nhưng chị Thái Thương Thương chưa bao giờ nghĩ giáo viên mầm non sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại khi trường công đóng cửa, nhiều trường tư cắt giảm nhân viên.
Mong thủ tục nhanh gọn
Cũng như chị Thái Thương Thương, chị Nguyễn Thảo Anh (24 tuổi, quê Yên Bái), giáo viên mầm non tại một trường tư ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), phải tạm nghỉ việc để ủng hộ quy định phòng dịch của thành phố từ đầu tháng 5/2021.
"Mọi năm nhà trường mở lớp dạy hè, tôi cũng có thêm thu nhập, dư giả để tiết kiệm. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch phải nghỉ dạy khá lâu nên tôi quyết định về quê một thời gian nhằm giảm bớt chi tiêu", chị Nguyễn Thảo Anh cho biết.
Hiện tại, chị Nguyễn Thảo Anh đã trở lại thành phố và làm thêm tại quán cà phê của người quen trong thời gian chờ thông báo đi làm trở lại từ phía nhà trường.
"Tôi đọc báo và biết được thông tin giáo viên mầm non cả trường công lập lẫn tư thục đều nằm trong diện được nhận hỗ trợ. Tôi hy vọng địa phương sớm có thông báo và danh sách cụ thể, thủ tục nhanh gọn để chúng tôi sớm tiếp cận chính sách", chị Nguyễn Thảo Anh tâm sự.
Với nữ giáo viên quê Yên Bái, gói hỗ trợ này có ý nghĩa rất lớn vì từ trước đến nay giáo viên mầm non tư thục chưa nhận được nhiều sự quan tâm và có thu nhập khá thấp. Để trang trải, duy trì cuộc sống trong mùa dịch Covid-19, nhiều người đã phải chật vật, xoay sở đủ nghề.
Đỡ khó khăn hơn các trường hợp trên, chị Đàm Kiều Ngân (22 tuổi, Hà Nội) được nhà trường trợ cấp một khoản phí trong thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19.
Trao đổi với PV, chị Đàm Kiều Ngân mới hay tin về gói hỗ trợ này. Chị vẫn còn một số băn khoăn về đối tượng được thụ hưởng, thủ tục và cách thức chi trả.
"Tôi rất mong khoản tiền này sẽ giúp các giáo viên ổn định cuộc sống, yên tâm trở lại làm việc. Nếu may mắn được nhận hỗ trợ, tôi muốn dành tặng cho những đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn hơn", nữ giáo viên bộc bạch.
Tản mạn về đồng lương "thanh cao" và những nghề tay trái của giáo viên Giáo viên làm thêm mà không phạm pháp, làm thêm để sau những buổi lên lớp không phải lo chuyện cơm áo, gạo tiền là điều đáng trân quý. Khi kinh tế đất nước phát triển, nhu cầu cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình ngày càng cao và Nhà nước đang khuyến khích mọi cá nhân, tập thể làm giàu thì...