Giáo viên mầm non khó khăn mùa Covid-19, mong chờ gói hỗ trợ
Công việc gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều giáo viên mầm non phải xoay sở đủ nghề để có thu nhập.
Chính vì vậy, họ rất vui khi nhận được thông tin từ gói hỗ trợ của Chính phủ.
Khích lệ tinh thần giáo viên
Vừa trở lại làm việc sau gần 2 tháng nghỉ phòng dịch Covid-19, chị Thái Thương Thương (22 tuổi, quê Yên Bái), giáo viên của một nhóm trẻ mầm non tư thục tại tỉnh Yên Bái, vui mừng khi nhận được thông tin về gói hỗ trợ từ Chính phủ.
“Dù số tiền không quá lớn nhưng tôi rất vui vì được Nhà nước dành sự quan tâm. Trong thời buổi dịch bệnh khó khăn, đây còn là sự khích lệ tinh thần rất lớn đối với tôi và các đồng nghiệp”, chị Thái Thương Thương tâm sự.
Vào thời điểm đợt dịch thứ 4 bùng phát, đa số các trường mầm non công lập đều cho học sinh nghỉ và bắt đầu năm học mới vào tháng 9. Tuy nhiên, có một vài nhóm trẻ tư thục mở lớp học hè, vì thế chị quyết định nghỉ ở chỗ làm cũ và bắt đầu công việc mới ở nhóm trẻ từ tháng 6/2021, với thu nhập 3 triệu đồng/tháng.
Nhấn để phóng to ảnh
Video đang HOT
Dịch Covid-19 khiến thu nhập hàng tháng của giáo viên mầm non bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Ảnh: NVCC).
Theo nữ giáo viên 22 tuổi, vì dạy hợp đồng nên trong thời gian tạm nghỉ việc, chị không có lương cũng không nhận được khoản hỗ trợ nào từ phía nhà trường.
Dù mới vào nghề nhưng chị Thái Thương Thương chưa bao giờ nghĩ giáo viên mầm non sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại khi trường công đóng cửa, nhiều trường tư cắt giảm nhân viên.
Mong thủ tục nhanh gọn
Cũng như chị Thái Thương Thương, chị Nguyễn Thảo Anh (24 tuổi, quê Yên Bái), giáo viên mầm non tại một trường tư ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), phải tạm nghỉ việc để ủng hộ quy định phòng dịch của thành phố từ đầu tháng 5/2021.
“Mọi năm nhà trường mở lớp dạy hè, tôi cũng có thêm thu nhập, dư giả để tiết kiệm. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch phải nghỉ dạy khá lâu nên tôi quyết định về quê một thời gian nhằm giảm bớt chi tiêu”, chị Nguyễn Thảo Anh cho biết.
Hiện tại, chị Nguyễn Thảo Anh đã trở lại thành phố và làm thêm tại quán cà phê của người quen trong thời gian chờ thông báo đi làm trở lại từ phía nhà trường.
“Tôi đọc báo và biết được thông tin giáo viên mầm non cả trường công lập lẫn tư thục đều nằm trong diện được nhận hỗ trợ. Tôi hy vọng địa phương sớm có thông báo và danh sách cụ thể, thủ tục nhanh gọn để chúng tôi sớm tiếp cận chính sách”, chị Nguyễn Thảo Anh tâm sự.
Với nữ giáo viên quê Yên Bái, gói hỗ trợ này có ý nghĩa rất lớn vì từ trước đến nay giáo viên mầm non tư thục chưa nhận được nhiều sự quan tâm và có thu nhập khá thấp. Để trang trải, duy trì cuộc sống trong mùa dịch Covid-19, nhiều người đã phải chật vật, xoay sở đủ nghề.
Đỡ khó khăn hơn các trường hợp trên, chị Đàm Kiều Ngân (22 tuổi, Hà Nội) được nhà trường trợ cấp một khoản phí trong thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19.
Trao đổi với PV, chị Đàm Kiều Ngân mới hay tin về gói hỗ trợ này. Chị vẫn còn một số băn khoăn về đối tượng được thụ hưởng, thủ tục và cách thức chi trả.
“Tôi rất mong khoản tiền này sẽ giúp các giáo viên ổn định cuộc sống, yên tâm trở lại làm việc. Nếu may mắn được nhận hỗ trợ, tôi muốn dành tặng cho những đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn hơn”, nữ giáo viên bộc bạch.
TP.HCM tạm ngưng lấy mẫu tầm soát diện rộng trong ngày 3/7
Để tập trung lấy mẫu cho thí sinh dự kỳ thi THPT, Sở Y tế đề nghị các địa phương tạm dừng lấy mẫu tầm soát diện rộng trong ngày 3/7.
Ngày 2/7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh ký công văn về tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho học sinh, giáo viên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Theo đó, Sở Y tế đề nghị các địa phương tạm ngưng lấy mẫu tầm soát diện rộng cộng đồng trong ngày 3/7. Mục đích là tập trung tổ chức, lấy mẫu cho nhóm thí sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kỳ thi (riêng địa bàn do lực lượng của Tập đoàn Vingroup phụ trách lấy mẫu vẫn thực hiện theo kế hoạch). Việc xét nghiệm để điều tra truy vết ổ dịch tiến hành bình thường.
Các địa phương phải hoàn tất lấy mẫu cho nhóm này trong ngày 3/7, kịp thời gửi mẫu về cơ sở xét nghiệm theo điều phối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố. Sở Y tế cho biết theo kế hoạch, kết quả xét nghiệm cho toàn bộ nhóm đối tượng tham gia kỳ thi THPT sẽ có trước 12h ngày 4/7.
Ngành y tế yêu cầu tạm dừng lấy mẫu tầm soát diện rộng để tập trung xét nghiệm cho thí sinh. Ảnh: Phạm Ngôn.
Theo kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cho đối tượng tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, TP.HCM tổ chức 155 điểm lấy mẫu.
Lực lượng y tế sẽ sử dụng phương pháp lấy mẫu gộp, cụ thể là gộp 10 hoặc gộp 15. Tổng số lượng mẫu lấy gồm 17.052 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 89.275 thí sinh.
Việc lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện 4 ca. Mỗi ca lấy mẫu cho 100 người. Kết quả sẽ được báo về cho thí sinh trong ngày 4 và 5/7. Trong đó, ca 1 từ 7h30 đến 9h00. Ca 2 từ 9h đến 10h30. Ca 3 từ 13h đến 14h30. Ca 4 từ 14h30 đến 16h.
Từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 4.573 ca mắc mới, đang là ổ dịch có số ca mắc nhiều thứ 2 cả nước, chỉ sau Bắc Giang.
Ngày 28/6, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch Covid-19 từ 29/6 đến 10/7 với nhiều giải pháp cụ thể như tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng; tăng năng lực xét nghiệm; tăng giám sát nhóm nguy cơ cao...
Cần Thơ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 20.000 công nhân và giáo viên Ngày 30-6, thông tin từ Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết sáng nay đã đồng loạt tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 3 cho 20.000 công nhân và giáo viên trên địa bàn. Công nhân đang chờ theo dõi tại điểm tiêm Khu công nghiệp Trà Nóc 1 - Ảnh: T.LŨY Trong đợt này, Trung tâm Kiểm soát bệnh...