Giáo viên mầm non Hà Nội học cách cấp cứu đuối nước, hóc dị vật, gãy xương
Ngày 3-12, hơn 300 giáo viên mầm non của 30 quận huyện Hà Nội được tập huấn hàng loạt các biện pháp xử trí với các tai nạn thương tích thường gặp với trẻ.
Hơn 300 cán bộ quản lý của các phòng Mầm non và các cơ sở giáo dục mầm non đến từ 30 quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa tham dự buổi tập huấn công tác “Phòng tránh tai nạn thương tích cấp học mầm non năm học 2019-2020″ với đội ngũ giảng viên đến từ Bệnh viện Nhi trung ương.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, vấn đề phòng tránh các tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non trong môi trường giáo dục luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn thể các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi mà liên tiếp những tai nạn thương tâm xảy ra trong các cơ sở giáo dục đã rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự cấp thiết của việc phải nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng ngừa và ứng phó với tai nạn thương tích trong các cơ sở mầm non.
Trẻ mầm non chờ cứu hộ do cháy cơ sở trông giữ trẻ ở Hà Đông
Do vậy, Sở GD-ĐT Hà Nội kết hợp cùng Công ty Cổ phần Giáo dục Novastars đã triển khai khóa tập huấn tập trung vào các kiến thức và kĩ năng sơ cứu cấp cứu trong các tai nạn thương tích thường gặp của trẻ lứa tuổi mầm non.
Video đang HOT
Được biết, đội ngũ giảng viên là những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp công tác tại Trung tâm cấp cứu của Bệnh viện Nhi trung ương, khóa tập huấn giúp cho học viên được rèn luyện các kĩ năng sơ cấp cứu, trang bị thêm kiến thức và nâng cao kĩ năng thực hành về phòng tránh và ứng phó với các tai nạn thương tích thường gặp của trẻ mầm non.
Từ đó giúp học viên có tâm thế chủ động trong việc ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình trẻ sinh hoạt, học tập, vui chơi tại trường, đồng thời giúp các học viên bình tĩnh, tự tin xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra nhằm giảm thiểu các hậu quả xuống mức thấp nhất có thể.
Khóa tập huấn cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ những kĩ năng tự bảo vệ bản thân, tránh xa các tình huống có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Nội dung buổi tập huấn công tác Phòng tránh tai nạn thương tích cấp học mầm non năm học 2019-2020: Cấp cứu cơ bản xử trí khi trẻ đuối nước, xử trí khi trẻ hóc dị vật, xử trí gãy xương, băng bó cầm máu vết thương, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ…
Theo anninhthudo
Quyền lợi của giáo viên và những điều cần biết khi tinh giản biên chế
Từ 01/7/2020, khi Luật giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành, những giáo viên chưa đạt chuẩn mới sẽ phải tham gia lộ trình nâng chuẩn cụ thể tùy vào từng địa phương, tùy từng trường hợp.
Nếu không thực hiện nâng chuẩn những giáo viên này có thể sẽ thuộc diện tinh giản biên chế.
Từ năm 2020, khi Luật giáo dục 2019 bắt đầu có hiệu lực, một số quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo sẽ được áp dụng đối với các giáo viên, trong đó điều được nhiều người quan tâm sẽ tập trung vào việc nếu cá nhân không đạt chuẩn thì sẽ ra sao.
Ảnh minh họa.
Theo điều 72 của Luật giáo dục thì trình độ của nhà giáo là phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học phải có bằng thạc sĩ; đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải có bằng tiến sĩ.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn nêu trên, các giáo viên không đạt chuẩn có thể bị tinh giản biên chế tùy theo từng trường hợp. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp sẽ bị tinh giản biên chế, gồm: Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác; cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Khi giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế, có thể chọn thôi việc hoặc đi học nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Các trường hợp trên được áp dụng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 113/2018/NĐ-CP: Nếu đảm bảo đủ điều kiện tuổi đời dưới 45 tuổi; Có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật; Đang đảm nhiệm các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo. Những người thuộc các trường hợp trên sẽ được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới.
Trong thời gian học nghề, tự tìm việc làm mới, sẽ được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng.
Ngoài ra, được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề; Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm. Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Riêng với những giáo viên mầm non hiện đang có trình độ trung cấp sư phạm, giáo viên tiểu học, trung học có trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng hoặc chưa đạt trình độ đại học còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm thì thay vì phải học liên thông để nâng chuẩn theo quy định, sẽ phải tham gia các khóa bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực dạy học theo quy định mới. Việc để nâng chuẩn trình độ sẽ áp dụng đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học còn thời gian công tác trên 5 năm.
T.An
Theo laodongthudo
Triệu tập một số giáo viên vụ bé trai 3 tuổi tử vong khi chơi cầu trượt Công an huyên Soc Sơn (Ha Nôi) đang tiêp tuc điêu tra, lam ro vu viêc be trai 3 tuôi tư vong khi chơi câu trươt ơ trương Mâm non Phu Lô. Liên quan đên vu viêc nay, chiêu 28/11, Công an huyên Soc Sơn (Ha Nôi) cho biêt, đa triêu tâp một số cô giáo của trường mầm non nơi xảy ra...