Giáo viên mầm non có bằng trung cấp sẽ giữ nguyên mã số, hệ số lương 1,86-4,06
Từ ngày 20/3 sẽ bỏ hạng 4 trong xếp hạng giáo viên, theo đó, kể cả giáo viên mới vào nghề, nếu đạt đủ các điều kiện thì sẽ được xếp từ hạng 3 trở đi.
Một số giáo viên mầm non gửi băn khoăn tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT thì từ ngày 20/3 sẽ bỏ hạng 4 trong xếp hạng giáo viên. Theo đó, kể cả giáo viên mới vào nghề, nếu đạt đủ các điều kiện thì sẽ được xếp từ hạng 3 trở đi.
Theo mục 3, điều 3 Thông tư 01 quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thì giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên mới được xếp vào hạng 3.
Tuy nhiên, hiện tại các trường mầm non còn nhiều giáo viên có bằng trung cấp. Vậy số giáo viên này sẽ xếp hạng, tính lương như thế nào?
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đem băn khoăn này của giáo viên hỏi Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục ( Bộ Giáo dục và Đào tạo) và nhận được câu trả lời như sau:
Video đang HOT
Khoản 1 Điều 9, Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT (Điều khoản chuyển tiếp) quy định: “Giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.02.06 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở”.
Đề nghị thầy/cô đối chiếu với quy định trên để biết.
Bộ bác đề xuất lộ trình thực hiện Luật Giáo dục mới, địa phương phải làm sao (3)
Việc tuyển dụng giáo viên theo quy định mới cần phải có lộ trình để hàng ngàn giáo viên, sinh viên hệ cao đẳng sư phạm có cơ hội nâng chuẩn, đáp ứng điều kiện.
Đề xuất hai phương án
Nếu áp dụng Luật giáo dục 2019 trong đợt xét tuyển giáo viên năm 2020 sẽ tạo ra sự bất cập, ức chế, thậm chí không đủ số lượng thí sinh tham gia thi tuyển so với chỉ tiêu.
Quảng Ngãi đưa ra hai phương án để tuyển dụng giáo viên nhằm tránh những tác động bất cập của Luật Giáo dục 2019 so với thực tiễn tại địa phương này, nhưng không được chấp nhận. Ảnh: AN
Do đó, Sở Nội vụ Quảng Ngãi đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đề xuất hai phương án tuyển dụng để xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương án 1 là nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có bằng tốt nghiệp theo đúng quy định tại Thông tư 20, 21 và 22.
Đồng thời đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các thông tư nêu trên cho phù hợp với Luật Giáo dục sửa đổi và lộ trình thực hiện trong công tác tuyển giáo viên cho đến khi các thông tư được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành.
Phương án 2 là nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển giáo viên mầm non có bằng trung cấp, giáo viên tiểu học có bằng cao đẳng và giáo viên trung học cơ sở có bằng tốt nghiệp đại học theo lộ trình của Luật Giáo dục.
Lý do là người học ngành sư phạm mầm non có bằng cao đẳng, sư phạm tiểu học có bằng đại học rất ít. Tỉnh Quảng Ngãi cam kết nếu thí sinh trúng tuyển sẽ thực hiện đào tạo để nâng chuẩn trình độ đúng quy định của Luật giáo dục và thời gian đào tạo theo đúng lộ trình của Chính phủ.
Trong khi chờ ý kiến từ phía Bộ thì Quảng Ngãi đã chủ động tạm dừng việc thi tuyển giáo viên để bảm đảm quyền lợi cho những thí sinh.
Cần một lộ trình hợp lý
Ông Đỗ Văn Phu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi thừa nhận việc khó khăn trong công tác tuyển dụng giáo viên khi áp dụng theo quy định mới của Luật giáo dục 2019.
"Quy định mới sẽ rất thiệt thòi cho nhiều thí sinh được đào tạo theo đúng bậc học, đúng tiêu chuẩn như trước đây. Hiện Quảng Ngãi đang thiếu hơn 1.100 giáo viên các bậc học, rồi làm sao bảo đảm quyền lợi cho những giáo viên hợp đồng đã giảng dạy lâu nay".
Cũng theo ông Phu, nên có một lộ trình hợp lý để thực hiện Luật Giáo dục 2019 chứ không thể áp dụng ngay, sẽ rất dễ nảy sinh bất cập, vướng mắc.
"Cần phải có lộ trình 3-4 năm để thực hiện kể từ khi luật có hiệu lực vì các thí sinh, giáo viên sẽ có đủ thời gian nâng chuẩn, đáp ứng được các điều kiện.
Cũng phải tính toán làm sao để những lứa sinh viên cao đẳng sư phạm đang học tại các trường chưa tốt nghiệp hoặc mới tốt nghiệp ra. Giải quyết công việc hay nâng chuẩn cho những sinh viên đó cũng cần có thời gian", ông Phu kiến nghị.
Tuy nhiên, cũng theo ông Phu thì cả 2 phương án mà địa phương này kiến nghị với Bộ giáo dục và Đào tạo đã không được chấp nhận.
Do đó, kỳ thi tuyển dụng giáo viên sắp tới phải áp dụng theo quy định chuẩn trình độ mới như quy định của Luật giáo dục 2019.
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam cũng đã kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép hợp đồng giáo viên nhưng không theo quy định về trình độ đào tạo giáo viên như Luật giáo dục 2019.
Cụ thể, giáo viên bậc mầm non ở các huyện miền núi cao chỉ cần trình độ trung cấp, giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng.
Lương giáo viên mầm non cao nhất 9,5 triệu đồng/tháng từ ngày 20/3 Giáo viên mầm non được xếp hạng I có mức lương từ 5,96 đến 9,5 triệu đồng/tháng. Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ được áp dụng từ ngày 20/3. Ảnh minh họa Theo đó, giáo...