Giáo viên luộc khăn, chia rau… ngày nghỉ học phòng dịch virus corona
Học trò nghỉ học, còn các thầy cô vẫn tới trường trong sáng 3/2; sinh hoạt chuyên môn và còn dọn vệ sinh trường lớp.
Sân trường vào các buổi sáng thứ 2 hàng tuần là nơi chào cờ, nay vắng học sinh.
Ngay từ sáng sớm tại nhiều trường học, ban giám hiệu và giáo viên vẫn có mặt đầy đủ.
Hành lang trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Hà Đông) vắng bóng
Hiệu trường và các giáo viên của Trường Tiểu học Lê Quý Đôn có mặt đầy đủ để túc trực và phân công công việc vệ sinh trường lớp, vật dụng cá nhân của học sinh.
Bà Teo Thị Thanh Mai, hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông) cho biết từ 7h20, toàn bộ cán bộ giáo viên nhà trường đã đến trường để trực và hướng dẫn những trường hợp phụ huynh chưa nắm được thông tin cho học sinh nghỉ học.
Trường cũng họp hội đồng giáo dục để phân công công việc cụ thể cho các bộ phận các đầu việc như lau các hành lang, lớp học, cầu thang, khử trùng nhà vệ sinh. Tất cả giáo viên chủ nhiệm các lớp đều thực hiện việc giặt, tẩy trùng khăn mặt, cốc sinh hoạt của học sinh bằng nước sôi.
Dù ngồi họp, các giáo viên tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của ngành y tế về đeo khẩu trang nơi đông người.
Ngay sau cuộc họp phân công, các giáo viên bắt tay ngay vào công việc “luộc” khăn, cốc uống nước, dọn vệ sinh trường lớp.
“Ngày hôm nay các giáo viên vẫn đến trường để trực, nắm tình hình 2 chiều từ phụ huynh và nhà trường. Với những giáo viên có con đang độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo, nhà trường ưu tiên tạo điều kiện về mặt thời gian để có thể trông con nhỏ. Các giáo viên này chỉ phải đến trường tham gia các công việc chung trong vòng 1 giờ sau đó về nhà nghỉ”, bà Mai cho hay.
Những chiếc khăn cá nhân của học sinh được gỡ ra khỏi giá…
rồi mang về điểm tập kết tại bếp ăn – nơi có những nồi nước sôi lớn để tẩy trùng.
Công tác vệ sinh được đảm bảo chặt chẽ, khi các giáo viên đeo kín khẩu trang.
Video đang HOT
Công đoạn “luộc” khăn bắt đầu khi nước được đun sôi
Nhà trường chuẩn bị 2 nồi nước to đun sôi để tẩy trùng khăn và cốc sinh hoạt.
…tất cả cùng nhau hòa vào công việc chung với mong muốn hạn chế thấp nhất sự lây lan và sớm đẩy lùi dịch bệnh để học sinh sớm được trở lại trường lớp.
Cô giáo này đang lấy những chiếc khăn sau khi được khử trùng bằng nước sôi để mang về lớp
Số khác thì miệt mài vệ sinh lớp học.
Theo bà Mai, những hoạt động này sẽ được thực hiện lại một lần nữa trước ngày học sinh trở lại trường để đảm bảo môi trường an toàn, vệ sinh đón trẻ.
“Chúng tôi cũng lưu ý các tất cả giáo viên lau chùi kỹ những điểm nhạy cảm của trường lớp, nhiều tiếp xúc như tay nắm cửa ra vào, tủ để cốc”.
8 giờ sáng thứ Hai (3/2), hơn 70 cán bộ giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội) vẫn đi làm bình thường để triển khai các nhiệm vụ trong thời gian học sinh nghỉ học.
Bà Nguyễn Thị Hồng Điệp – Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong tối hôm qua (2/2), nhà trường đã nhận được chỉ đạo của Phòng GD-ĐT cho phép học sinh nghỉ học để phòng sự lây lan của virus corona.
Nhà trường cũng đã thông báo ngay tới các phụ huynh về lịch học thông qua sổ liên lạc điện tử trong ngày hôm qua. Sáng nay, chỉ có duy nhất một trường hợp phụ huynh đưa con em đến trường. Sau khi nhìn thấy thông báo nghỉ học tại cổng trường, phụ huynh này cũng đã đưa con em mình về”.
Do nhận được chỉ đạo từ Phòng GD-ĐT vào lúc 9 giờ tối hôm qua (2/2) nên nhà trường không kịp thông báo cho đơn vị cung cấp thực phẩm cho bữa ăn bán trú. Toàn bộ thịt lợn đã được lò ngừng giết mổ, tuy nhiên, rau củ đã được đơn vị này nhập về.
Vì vậy, trong sáng nay, toàn bộ giáo viên trong trường đã tự nguyện cùng nhau mua ủng hộ. Số lượng thực phẩm lên tới 200kg.
Sáng nay, toàn bộ giáo viên, nhân viên nhà trường vẫn đến lau chùi, dọn dẹp lớp học, sân trường; sau đó tham gia trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, lên kế hoạch giảng dạy.
Thầy cô luôn ưu tiên sức khỏe của học sinh, cho nên chúng tôi sẵn sàng kéo dài thời gian làm việc.
Thông thường theo kế hoạch học tập, đến ngày 15/5 nhà trường đã hoàn thành chương trình và chuẩn bị tổng kết. Tuy nhiên, bây giờ giáo viên có thể sẽ phải dạy thêm đến hết 20-25/5 để hết chương trình, nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng vì điều đó”, bà Điệp cho hay.
Theo thống kê, tính đến 11h30 ngày 3/2, đã có 41 tỉnh/thành phố quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, mới nhất là các tỉnh Thái Nguyên, Bình Định, Quảng Nam, Phú Yên, Sơn La.
Theo vietnamnet
Đề nghị kỉ luật 4 giáo viên đi nước ngoài không đúng quy định: Bộ GD&ĐT nói gì?
Sở GD&ĐT Quảng Ninh vừa ra văn bản yêu cầu xử lý cán bộ, giáo viên nhân viên du lịch nước ngoài không đúng quy định.
Theo Bộ GD&ĐT, không có quy định giáo viên đi đâu/làm gì trong thời gian nghỉ hè. Tuy nhiên, giáo viên phải chịu sự quản lý của địa phương theo luật viên chức.
Kì nghỉ hè năm 2019, tỉnh Quảng Ninh có 4 trường hợp cán bộ, giáo viên đi tham quan, du lịch nước ngoài chưa được sự cho phép của UBND tỉnh.
Bốn giáo viên trên đều bị đề nghị kỷ luật, gồm: Vũ Hiền Lương (giáo viên trường THPT Lê Chân, thị xã Đông Triều) đi du lịch các nước Malaysia, Singapore; Lê Thị Trà Thúy (giáo viên trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long) đi du lịch Nga; Nguyễn Trà Ly (nhân viên y tế) và Lê Thị Huê (giáo viên) của trường THPT Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên, đi du lịch Thái Lan.
Theo công văn số 2356 do Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh Vũ Liên Oanh ký ngày 12/9/2018, giáo viên đi nước ngoài "phải xin phép".
Sở GD&ĐT Quảng Ninh cũng yêu cầu các đơn vị trên địa bàn tăng cường công tác quản lý cán bộ, giáo viên đi nước ngoài.
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, 4 giáo viên trên đi nước ngoài với mục đích du lịch, không liên quan đến tập huấn hay tìm hiểu kiến thức chuyên môn.
Trước câu hỏi các giáo viên đi du lịch với mục đích cá nhân có cần phải xin phép, bà Nguyễn Thị Thuý - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh - dẫn công văn số 2356 do Giám đốc Sở GD&ĐT Vũ Liên Oanh ký ngày 12/9/2018, khẳng định "phải xin phép".
Cụ thể, công văn trên của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về việc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục đi du lịch ở nước ngoài nêu rõ, các cơ quan, cá nhân phải gửi hồ sơ đề nghị cho sở trước hôm xuất cảnh 16 ngày để các cơ quan chức năng thẩm định.
Ông Hoàng Đức Minh - Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục, Bộ GD&ĐT - cho hay, theo quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông hiện nay, thời gian nghỉ hè hàng năm là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Luật Lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, nếu có (Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT).
Các văn bản hiện hành về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông không có quy định cụ thể về việc giáo viên được đi đâu, làm gì trong thời gian nghỉ hè. Tuy nhiên, giáo viên cũng là viên chức nên những việc được phép và không được phép làm theo quy định tại Luật Viên chức (quyền và nghĩa vụ của viên chức).
Sở GD&ĐT Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị thực hiện báo cáo sau khi đi nước ngoài.
Trong đó, Luật Viên chức quy định: "Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan" (khoản 6, điều 19).
Ngoài các quy định về quản lý viên chức của Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT, giáo viên sinh sống và làm việc trên địa bàn các tỉnh/thành phố còn chịu sự quản lý của địa phương theo phạm vi địa bàn, lãnh thổ (Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân).
Trường hợp giáo viên là đảng viên sẽ phải thực hiện các quy định của Đảng. Trong đó, quy định số 228-QĐ/TW, ngày 7/2/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về nhiệm vụ của đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài nêu rõ: "Các cán bộ, đảng viên khi ra nước ngoài bằng bất cứ nguồn kinh phí nào, mục đích và phương thức gì, cũng đều phải báo cáo cấp ủy theo phân cấp quản lý".
Như vậy, theo đại diện Bộ GD&ĐT, nếu các giáo viên tại Quảng Ninh là đảng viên, tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt, gây hậu quả ít nghiêm trọng, sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo điểm d khoản 1, điều 26, quy định 102-QĐ-TW.
Ông Minh cũng cho rằng, tùy theo thực tế, các địa phương có thể có những quy định cụ thể về việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài (như trường hợp của tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương khác).
Mỹ Hà
Theo Dân trí
SGK Giáo dục thể chất: Lãng phí và không thực sự cần thiết "Thay vì đầu tư một lượng tiền lớn vào in và phát hành sách giáo khoa Giáo dục thể chất, chúng ta nên cân nhắc xây dựng thêm các sân chơi bơi lội, cầu lông, bóng đá... cho học sinh, khi đó tinh thần hăng hái học tập sẽ tăng cao; giờ học sẽ lại thu hút học sinh mỗi tuần". Đây là...