Giáo viên hợp đồng Hà Nội vẫn mòn mỏi chờ đặc cách
Thời hạn mà lãnh đạo TP Hà Nội đưa ra để hoàn thành việc xét đặc cách đối với giáo viên hợp đồng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Nội vụ là quý I/2020.
Chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn, nhưng hàng ngàn giáo viên hợp đồng của Hà Nội vẫn chưa nhận được tín hiệu gì từ thành phố.
Giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Thanh Tra
Tính đến nay đã tròn 1 năm khi những lá đơn kêu cứu đầu tiên của giáo viên hợp đồng (GVHĐ) Hà Nội gửi đến các lãnh đạo Hà Nội và Trung ương sau khi thành phố ra quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục theo Nghị định 161 (ngày 7/3/2019). Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ra quyết định xét đặc cách giáo viên có hợp đồng trước 31/12/2015 và đóng bảo hiểm bắt buộc liên tục đến nay, có vị trí việc làm. Sau khi có chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành phố đã xét đặc cách cho GVHĐ đủ điều kiện.
HĐND TP Hà Nội đã ra nghị quyết bổ sung 2.692 chỉ tiêu để xét đặc cách cho GVHĐ và Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, đã hứa sẽ xét tuyển GVHĐ đủ điều kiện trong quý 1/2020. Đến nay, Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng như rà soát đội ngũ đủ điều kiện. Đến nay, Sở Nội vụ Hà Nội đã kiểm tra xong hồ sơ xét đặc cách của GVHĐ.
Tuy nhiên, chỉ còn vài ngày nữa là hết quý I/2020, thầy N.V.T, GVHĐ tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, vẫn băn khoăn không biết việc xét đặc cách GVHĐ mắc ở khâu nào mà đến nay thành phố vẫn chưa có quyết định xét đặc cách. Thầy N.V.T nói rằng, sau 1 năm đấu tranh đòi quyền lợi, GVHĐ Hà Nội nhiều khi như đi vào ngõ cụt và đứng trước nguy cơ lớn mất việc, mất nghề sau khi đã cống hiến cho ngành giáo dục Thủ đô hàng chục năm, thậm chí có người sắp nghỉ hưu.
“Cung bậc cảm xúc của chúng tôi nhiều lúc như vỡ oà khi được lãnh đạo hứa hẹn nhưng có lúc như rơi xuống vực thẳm vì sau nhiều tháng ngày đấu tranh đòi quyền lợi gian khổ, chúng tôi vẫn chỉ nhận được con số 0. Đến nay, rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện xét đặc cách cho GVHĐ. Thế nhưng tại Hà Nội vẫn chưa xét đặc cách vào viên chức giáo dục”, thầy N.V.T ngậm ngùi.
Thầy N.V.T cho rằng, dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp; mọi công dân đều đang thực hiện các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để dập dịch. “Thế nhưng tôi thiết nghĩ, song song với việc dập dịch thì các cơ quan vẫn làm việc bình thường nên việc xét đặc cách GVHĐ Hà Nội vẫn diễn ra theo quy trình và thời gian như đã định của TP Hà Nội. Hạn định đó đang đến rất gần và hàng nghìn GVHĐ Hà Nội chúng tôi mong mỏi lãnh đạo Hà Nội hãy thực hiện lời hứa. Chúng tôi nhiều người đã mất việc và nay chờ từng ngày mong nhận được quyết định đặc cách của lãnh đạo TP Hà Nội để có thể tiếp tục được cống hiến cho giáo dục Thủ đô”, thầy N.V.T nói.
NGHIÊM HUÊ
Sau đối thoại với lãnh đạo huyện Phù Cát, giáo viên hợp đồng có thể khởi kiện
"Nhiều khi chúng tôi nghĩ giáo viên mình còn thua một anh công nhân. Anh công nhân khi bị cắt hợp đồng còn được mời lên uống chén nước, an ủi dăm ba câu".
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục thông tin về vụ việc giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát kêu cứu vì không được xét đặc cách và bị cắt hợp đồng sai quy định.
Video đang HOT
Theo đó, đại diện Ủy ban Nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát đã có buổi đối thoại với giáo viên hợp đồng.
Đến dự buổi đối thoại có bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát và khoảng 30 giáo viên hợp đồng.
Nội dung của buổi đối thoại chủ yếu xoay quanh 3 vấn đề trọng tâm: Việc thực hiện xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng theo công văn 5378/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ; Việc chấm dứt hợp đồng của giáo viên và công tác thuyên chuyển giáo viên trên địa bàn huyện.
"Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định tại văn bản số 7450/UBND-NC ngày 5 tháng 12 năm 2019 về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về, Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát tiếp tục rà soát nhu cầu giáo viên giảng dạy ở các cấp học.Về vấn đề thực hiện xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng, Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát giữ nguyên quan điểm như đã từng trả lời Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Qua rà soát, tổng số giáo viên hiện đang làm việc gấp tại cấp trung học cơ sở và tiểu học đã đảm bảo đủ số lượng biên chế được giao theo quy định.
Do đó, hiện nay huyện Phù Cát không còn nhu cầu xét tuyển đặc cách giáo viên giảng dạy ở cấp trung học cơ sở và tiểu học theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ tại Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5 tháng 11 năm 2019".
Bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, Phó trưởng phòng giáo dục huyện Phù Cát cho biết:
"Huyện Phù Cát thực hiện cắt hợp đồng của giáo viên là đúng quy định của pháp luật vì đây là hợp đồng xác định thời hạn (12 tháng). Thời hạn hợp đồng ghi từ ngày 1/9/2018-31/8/2019. Do đó ngày 5/8/2019 Phòng giáo dục huyện đã có thông báo hết hạn hợp đồng gửi đến các ông bà là phù hợp với Luật lao động."
Về vấn đề thuyên chuyển giáo viên trên địa bàn huyện, đại diện Phòng Giáo dục huyện Phù Cát cho rằng: Việc điều chuyển giáo viên trên địa bàn huyện phù hợp, đảm bảo dạy học đúng chuyên môn, trên tinh thần tinh giản biên chế.
Giáo viên hợp đồng Phù Cát được Ủy ban Nhân dân huyện mời đến đối thoại, nghe giải trình (Ảnh:V.N)
Đại điện Hội luật gia huyện Phù Cát cho biết: Việc cắt hợp đồng của giáo viên phải có thông báo trực tiếp đến giáo viên chứ không phải thông báo đến cơ quan sử dụng lao động (nhà trường). Điều này vừa đúng tinh thần của luật lao động lại rất nhân văn.
Bức xúc về việc bị cắt hợp đồng không được thông báo trước, thầy giáo Phạm Tấn Lực ví von: Giáo viên không bằng người công nhân.
Thầy Lực cho biết: "Người công nhân trước khi bị cắt hợp đồng họ còn được mời lên uống chén nước, được thông báo trước, được an ủi. Thế nhưng giáo viên chúng tôi ngay cả một câu thông báo trước cũng không có.
Một số trường hợp giáo viên trong trường hợp thai sản bị cắt hợp đồng cũng không được thông báo trước.
Bên cạnh đó thời gian hợp đồng ghi là từ ngày 1/9/2018-31/8/2019. Thế nhưng ngay từ ngày 5/8/2019 chúng tôi đã được thông báo là cắt hợp đồng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của chúng tôi".
Chỉ tiêu biên chế giáo viên của huyện Phù Cát trong năm học 2019-2020 (Ảnh:P.T.L)
Ngoài vấn đề chấm dứt hợp đồng, công tác xét đặc cách cho giáo viên cũng được nhiều người quan tâm.
Việc rà soát xét đặc cách của huyện Phù Cát được thực hiện theo văn bản số 1167/PGDĐT: "Về việc nộp bảng lương tháng 12/2019 để thực hiện việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước".
Trong công văn yêu cầu hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mẫu giáo chỉ đạo bộ phận kế toán khẩn trương nộp bảng lương tháng 12/2019 về bộ phận kế toán Phòng giáo dục để có cơ sở tổng hợp các đối tượng theo đúng quy định.
Văn bản này cũng không nêu rõ điều kiện, đối tượng và hướng dẫn cụ thể cho việc đặc cách.
Nhưng quan trọng hơn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát đã đột ngột chấm dứt hợp đồng đối với tất cả giáo viên hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội trong huyện từ ngày 31/8/2019.
Điều này đồng nghĩa trong bảng lương tháng 12/2019 sẽ không có bất kỳ giáo viên hợp đồng nào (bao gồm giáo viên thỉnh giảng).
Tuy nhiên Phòng Giáo dục huyện Phù Cát không trả lời được vấn đề này.
Hiện nay, công văn 5378/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ nêu rõ: Đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, đã có thời gian ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31/12/2015, trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Vậy việc đặc cách cho giáo viên phải dựa theo các tiêu chí trên. Cho nên giáo viên huyện Phù Cát có quyền thắc mắc: Vì sao văn bản chỉ đạo của Phòng giáo dục lại yêu cầu tổng hợp, rà soát giáo viên được đặc cách theo thang bảng lương?
Một số giáo viên cũng phản ánh việc thuyên chuyển đột ngột khiến họ gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn có thầy giáo phải thuyên chuyển đến 4 lần, nhiều giáo viên bị thuyên chuyển đến những nơi xa hơn trong khi hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Nhiều nội dung giáo viên hợp đồng yêu cầu lãnh đạo Huyện giải thích nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng (Ảnh:P.T.L)
Thầy giáo Phạm Tấn Lực bức xúc: "Tôi có nghe ghi âm đoạn hội thoại giữa anh Hưng - Trưởng phòng Giáo dục và giáo viên bị thuyên chuyển.
Khi nghe tôi mất cả đêm không ngủ. Có giáo viên bị thuyên chuyển cách xa nhà hơn 20km trong khi điều kiện gia đình còn khó khăn.
Cũng có những giáo viên buổi sáng được gọi đến, buổi chiều đột ngột chuyển sang trường khác. Trưởng phòng giáo dục có nói rằng: Nếu không đồng ý đi dạy thì nghỉ việc".
Cũng sau buổi đối thoại, giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát đang xem xét khả năng khởi kiện Phòng giáo dục vì việc cắt hợp đồng sai quy định.
Vũ Ninh (giaoduc.net.vn)
Hà Nội rà soát danh sách giáo viên hợp đồng được xét đặc cách Nội dung kiểm tra bao gồm: Danh sách giáo viên hợp đồng đã công khai và Tổng hồ sơ đã tiếp nhận. Thời gian thực hiện rà soát đến hết ngày 4/3/2020. Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội có công văn số 406: Về việc rà soát hồ sơ đề nghị xem xét tuyển dụng đặc cách tại các cơ sở giáo...