Giáo viên dùng bằng, chứng chỉ giả, xử phạt 5 cơ sở dạy lái xe, đình chỉ hoạt động 2 tháng
Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, trên cơ sở các Kết luận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở đã thu hồi 83 giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đã cấp do có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ (giả), đồng thời xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở đào tạo lái xe vi phạm và đình chỉ tuyển sinh 2 tháng đối với các cơ sở này.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với năm cơ sở đào tạo lái xe vì hành vi bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn giảng dạy.
Theo các Kết luận số 8192/KL-TCĐBVN ngày 6/12/2019 và Kết luận số 250/KL-TCĐBVN ngày 14/1/2020 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, một số giáo viên dạy lái xe trên địa bàn Thành phố đã sử dụng bằng cấp chuyên môn và các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không hợp lệ để tham dự kiểm tra cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, để giảng dạy tại cơ sở đào tạo
Ngày 10/3, Sở GTVT TP.HCM đã thu hồi 83 giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe do có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ.
Video đang HOT
Giáo viên thực hành trong giờ hướng dẫn học viên lái xe ô tô. Ảnh minh họa
Đồng thời, theo hai kết luận kiểm tra, thanh tra Sở GTVT TP.HCM cũng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với năm cơ sở đào tạo lái xe vì hành vi bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn giảng dạy.
Các cơ sở bị xử phạt gồm: Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thống Nhất, Trung tâm dạy nghề lái xe Tiến Phát, Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát, Trường Dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn, Trường dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới.
Theo đó, các cơ sở này sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ tuyển sinh hai tháng theo quy định tại Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Lý giải về tình trạng nhiều giáo viên lái xe sử dụng văn bằng giả, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, thời gian qua, từ năm 2016 – 2018, nhu cầu học lái xe tăng đột biến trong khi số lượng các cơ sở đào tạo lái xe lại bị hạn chế do quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe 2016 – 2020 (hiện nay đã được bãi bỏ), dẫn đến việc nhiều cơ sở đào tạo lái xe bị quá tải.
Áp lực bổ sung đội ngũ xe tập lái, giáo viên dạy thực hành lái xe để tăng lưu lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân đã dẫn đến việc nhiều cơ sở đào tạo lái xe buông lỏng công tác xác minh, rà soát đối với đội ngũ giáo viên của đơn vị.
Sở tiếp tục phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo xử lý triệt để các trường hợp giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ nghề nghiệp không hợp lệ, thu hồi giấy chứng nhận, yêu cầu thanh lý hợp đồng giảng dạy; điều chỉnh lưu lượng đào tạo…
Tính đến hết tháng 2/2020, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 73 cơ sở đào tạo lái xe với 6.576 giáo viên dạy thực hành lái xe. Trong hai năm 2018 – 2019, Sở Giao thông Vận tải đã cấp tổng cộng hơn 1 triệu giấy phép lái xe, chiếm khoảng 23% tổng lượng giấy phép lái xe đã cấp trên toàn quốc.
PHA LÊ (tổng hợp)
Theo Báo dân sinh
Thầy dạy lái xe "giả", làm sao đào tạo nghề cho học viên?
Nhiều cơ sở dạy lái xe ở TP HCM vừa bị phát hiện, giáo viên đã sử dụng văn bằng chuyên môn, chứng chỉ giả để dạy học. Nhiều bạn đọc đã toát mồ hôi hột với sự thật này và cho rằng "tai nạn giao thông đường bộ gia tăng là do "ở đây" mà ra".
Đúng là chuyện hy hữu, khó tin nhưng là sự thật: nhiều giáo viên của các cơ sở dạy lái xe ở TP HCM có chứng chỉ sư phạm giả, chưa có bằng chuyên môn và không đủ điều kiện là giáo viên thực hành.
Bạn đọc Bui Chuong bàng hoàng viết: "Thầy như vậy thì làm sao dạy ra học trò cứng tay lái, những lái xe "non tay" này sẽ là mối nguy cao gây ra tai nạn giao thông". Bạn đọc Phạm Phương Thanh bổ sung thêm: "Trời ơi, biết tin vào cái gì bây giờ? Người dạy giả thì người học sao thiệt được, hèn chi ba cái vụ "xe điên" gây ra tai nạn giao thông lúc này xảy ra nhiều quá...".
Việc quản lý các cơ sở dạy lái xe quá lỏng lẻo sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, một phần nguyên nhân là do từ lỗ hổng này. (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Bạn đọc Nguyễn Đức Hoàng thắc mắc: "Thật là sốc quá, vì sao bây giờ cứ đụng đến bằng cấp thì người thật bằng giả tràn lan?". Bạn đọc Cường tâm tư: "Bằng giả nhưng tai nạn thì thật. Bây giờ sao lĩnh vực nào cũng có cái giả: hàng giả, bằng giả, trình độ giả, tin giả, số liệu giả...Mong cơ quan chức năng sớm có giải pháp khắc phục vấn nạn giả "toàn tập" này".
Bạn đọc Nguyễn Ngọc Hòa nêu ý kiến: "Bộ Giao thông Vận tải cùng các bộ, ngành có liên quan nên sớm thực hiện tổng kiểm tra đồng loạt các cơ sở dạy lái xe trên cả nước, các kiểu vi phạm kiểu "không thể ngờ" chắc chắn sẽ được phát hiện không phải là ít".
Đồng tình với quan điểm của bạn đọc Nguyễn Ngọc Hòa, bạn đọc Rose Phuc cho rằng: "Việc quản lý các cơ sở dạy lái xe quá lỏng lẻo sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng một phần nguyên nhân là do từ lỗ hổng này. Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra làm rõ và xử lý hình sự nghiêm minh những trường hợp đã vi phạm, từ ông thầy đến những người phụ trách quản lý các cơ sở dạy lái xe".
Hiếu Trung
Theo Người lao động
Thân phận giáo viên hợp đồng đoạn trường ai có qua cầu mới hay Ngoài công việc bấp bênh, giáo viên dạy hợp đồng còn thêm nỗi lo cuộc sống thiếu trước hụt sau vì đồng lương quá eo hẹp. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Đà Lạt, tôi về quê hương Quảng Trị xin việc dạy học. Đúng đợt tuyển giáo viên, tôi nộp hồ sơ xét tuyển ở Sở Giáo dục và...