Giáo viên dạy Văn khẳng định “không có lửa làm sao có khói”, học sinh lớp Hóa hùng hồn chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín
Khi học sinh chuyên Hóa dùng toàn kiến thức chuyên ngành để giải thích hiện tượng tự nhiên thì cô giáo dạy Văn đúng là ú ớ không nói nên lời.
Câu nói “Không có lửa làm sao có khói” có lẽ chẳng còn xa lạ gì với mọi người. Thành ngữ này muốn nói rằng, phàm là việc gì ở trên đời đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó, không có chuyện tự dưng mà thế này hay tự dưng thế nọ.
Trong văn chương thì tầng tầng lớp lớp ý nghĩa như thế, nhưng đôi khi dùng kiến thức khoa học để giải thích thì thành ngữ này lại có vẻ cũng sai sai. Chính vì thế, cô giáo dạy Văn mới được phen không nói lên lời khi học sinh lớp Hóa chứng minh điều ngược lại: Không cần lửa vẫn có khói!
Ảnh: Phiếu bé ngoan.
Cụ thể, đó là trường hợp của cô dạy Văn khi giảng dạy lớp chuyên Hóa. Giáo viên thì hùng hồn khẳng định “không có lửa làm sao có khói”, thế nhưng học sinh lại chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín: “NH3 HCl -> NH4Cl - phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa”.
Phản ứng hóa học khi nhỏ HCl đặc vào bông tẩm NH3đặc.
Ngay sau khi đoạn hội thoại trên được đăng tải trong các group và fanpage đã thu hút sự chú ý của đông đảo dân mạng. Nhiều người hài hước đưa ra bình luận:
- Nếu là giáo viên Văn giỏi Hóa thì sẽ đáp: “Nhưng khói cô nói là CO hòa lẫn CO2″.
- Ha ha, thật quỳ.
- Cái phản ứng này vừa hôm trước học nè.
- Đúng kiểu giáo viên môn Văn dạy lớp ban tự nhiên ý nhỉ.
- Dùng Hóa Học để giải thích ca dao tục ngữ “be like”.
- Lo học Hóa đi, còn cà khịa cô Văn nữa hả?
- Trong Văn Học thì mọi thứ vô lý nhất cũng trở nên hợp lý hóa nhé, đó là sự uyển chuyển của bộ môn này nhé!
- Vì Văn còn có nhân hóa, ẩn dụ, hóa dụ, so sánh… thì mọi thứ đều có thể nhé. Thế mới gọi là “Văn vở” a hi hi.
- “Không có lửa thì làm sao có khói”, câu này được hiểu là không có nguyên nhân thì làm sao có kết quả. Nếu tính cả trong phản ứng hóa học trên thì phản ứng là nguyên nhân và tạo khói là kết quả. Và nói chung “Văn vở” kiểu gì thì cũng vẫn đúng được nhé he he.
- Lấy Hóa giải thích thành ngữ thì chịu rồi.
(Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, không ít dân Hóa lại lên tiếng bênh vực cô Văn khi chỉ ra “khói trắng” trong phản ứng trên bản chất không phải khói mà chỉ là giống khói thôi:
- Thực chất thì NH4Cl không phải là khói mà là các phân tủ nhỏ lơ lửng giống khói thôi.
- NH4Cl tồn tại ở dạng tinh thể, phản ứng này làm người ta tưởng tạo ra khói thôi chứ thật ra là không phải. Nói chung là cô Văn vẫn đúng nhé!
- NH4Cl là tinh thể màu trắng bay ra đó, có phải khói đâu!
- Ủa, tinh thể trắng có thế là hơi chất lỏng bay lên giống mây mà, còn khói là hỗn hợp của bụi vô vàn chất hữu cơ nữa. Thích dùng hóa giải thích thành ngữ thì dùng luôn kiến thức Hóa khịa lại luôn nè.
(Ảnh minh họa)
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề trên nhưng dù sao cũng khá khen cho các cô cậu học trò thông minh, nhanh trí, biết ứng dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế!
Theo Helino
Shark Liên: 'Bị tôi chặn họng, không biết Shark Bình có giận không?'
Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên nổi tiếng với cá tính mạnh, những thương vụ chốt nhanh trong Shark Tank Việt Nam. Ngoài đời, bà là doanh nhân thành đạt, nhưng có một tuổi trẻ đặc biệt vươn lên từ nghèo khó.
Gần 60 tuổi, doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên, hay còn được gọi là Shark Liên khi tham gia chương trình Shark Tank, nhìn trẻ hơn bình thường. Chủ tịch Tập đoàn Aqua One toát lên vẻ đài các và thành đạt nhưng không kém phần hóm hỉnh khi nói chuyện với người đối diện.
Vậy mà ít ai nghĩ rằng Shark Liên sinh ra trong một gia đình nghèo có 6 anh chị em ở Vĩnh Phúc, từ bé vất vả làm lụng nuôi các em. Bà cũng từng làm cô giáo dạy Văn, nhưng sau đó rẽ sang kinh doanh và gây dựng sự nghiệp như ngày hôm nay. Bà kể rằng khi về quê, nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài như hiện tại, không ai tin đó chính là cô Liên của ngày nào.
Trên truyền hình và trong công việc, bà Liên nổi tiếng là người cá tính, thẳng thắn, đôi khi là nóng nảy. Tuy nhiên, bà tâm sự rằng rất hay tủi thân, dễ khóc, "chất Văn" của nghề giáo vẫn gắn bó như chưa bao giờ mất. Bà kể có thể xúc động, rưng rưng nước mắt chỉ vì một buổi sáng mùa thu đẹp của Hà Nội, một ngày chớm đông, hay nghĩ về người mẹ đã mất.
Nhân dịp ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, Zing.vn có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập đoàn Aqua One Đỗ Thị Kim Liên về chuyện đời, gia đình và sự nghiệp.
Shark Liên: 'Tôi thấy thương startup khi Shark Bình quá khắt khe'. Chia sẻ về những lần "khẩu chiến" ở Shark Tank, Shark Liên cho biết đó là những phản ứng tự nhiên. Bà là người có cá tính mạnh, không ngại "chiến" để có được điều mình muốn.
- Doanh nhân Đỗ Liên đến với chương trình Shark Tank Việt Nam có phải muốn đánh bóng tên tuổi?
- Tôi đã nổi tiếng từ khi tôi thành lập bảo hiểm AAA. Khi tôi tham gia Shark Tank, có rất nhiều bạn bè và chồng cũng không hài lòng khi vợ bước chân lên chương trình có chút giải trí trong đó. Nhưng khi tôi đã thích thì không ai cản được.
Thật sự, nổi tiếng để làm gì? Tôi không có tham vọng để trở thành vĩ nhân. Tôi đánh bóng để làm gì ở cái tuổi U60, đáng về vui vầy với con cháu. Tôi cũng làm nước sạch, món hàng đó không cần quảng cáo và đánh bóng.
Tôi thích được gần và làm việc với các bạn trẻ. Những deal (thỏa thuận) trên chương trình chỉ là nhỏ, cái tôi muốn là lan tỏa đến các bạn trẻ tinh thần khởi nghiệp. Tôi cũng không ngờ Shark Tank lại thành hit với các bạn trẻ như vậy. Nhiều người cũng rất quý mến tôi. Đó là lý do tôi nghĩ mình là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.
Đất nước chúng ta phát triển hay không là nằm trong tay các bạn trẻ. Nếu tôi đem những kinh nghiệm trải nghiệm cuộc đời mình sang thế giới bên kia thì nó phí lắm nên tôi muốn truyền lại. Các startup muốn cất cánh rất cần những người như chúng tôi để làm bàn đỡ, bệ phóng, điểm tựa...
Tôi sẵn sàng giúp các bạn vô điều kiện nhưng tôi phải có tên trong danh sách cổ đông thì tôi mới giúp được. Tôi không quan tâm đến câu chuyện mọi người nói thế nào về mình. Tôi lên chương trình thế nào thì ở ngoài tôi như vậy. Vậy nên chuyện đánh bóng hay không, là quyền suy nghĩ mỗi người. Tôi không ép được.
- Bà quyết đoán trong chốt deal, không kỳ kèo "bớt một thêm hai". Nhưng liệu vòng đàm phán sau này, mọi thứ có nhanh chóng và thành công được như vậy?
- Tôi thường nói với các bạn thẩm định sau chương trình là các bạn trẻ mới bước vào nghề nên đừng đòi hỏi quá nhiều. Chúng ta phải giúp các bạn cất cánh nhanh nhất. Thay vì 5-10 năm, khi có chúng tôi có thể chỉ mất 1-2 năm, từ đó tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người. Tôi bỏ qua rất nhiều khâu phức tạp thủ tục hành chính cho mỗi deal.
Khác với các shark khác, tôi chỉ nghĩ các bạn trẻ cần chúng tôi để tư vấn hỗ trợ. Nếu bắt các bạn phải rõ ràng, chuyên nghiệp về cổ phần, cố phiếu mua bán thì sẽ rất khó. Tôi xem giai đoạn đầu mình là bà đỡ để các bạn cất cánh đã. Rồi đi từ từ đến cất cánh sẽ là cả quá trình tích lũy về kinh nghiệm, học hỏi để các bạn hoàn thiện chính mình.
Những deal tôi chốt trên chương trình sẽ được ký đồng loạt vào tháng 11, ngay sau đó tiền sẽ được chuyển tới tài khoản. Các bạn nên tôn trọng vào những người đi trước để không phải trả giá quá đắt cho sự tự tin và liều lĩnh của mình.
- Trong Shark Tank, bà không ngại chặn họng các shark khác, thậm chí thường xuyên tỏ uy thế với Shark Bình. Tại sao?
- Tôi luôn sống thật với chính mình. Shark Bình mới khởi nghiệp thành công vài năm nay, nhưng khi quay lại nhìn những lớp đàn em nối tiếp mình thì rất khắt khe. Khi đó, tôi cảm thấy các bạn trẻ tham gia rất lúng túng và sợ Shark Bình nên tôi rất thương. Đó là hình ảnh của tôi rất nhiều năm về trước.
Không phải tôi ghét Bình, khó chịu với Shark Thủy hay Việt mà đó chỉ là phản ứng và cảm xúc rất bình thường. Cảm xúc của tôi như phụ huynh của các em và muốn bảo vệ. Sau đấy khi coi lại chương trình, tôi tự nghĩ không biết Bình nó có giận mình hay không? (Cười)
Trên thương trường, tôi cũng có tính không tốt. Khi tôi thích rồi thì tôi sẽ chiến bằng được. Có những startup gọi vốn, tôi cảm thấy mình có đầy đủ công nghệ, thị trường và điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các bạn ấy. Thế nên tôi phải chiến. Đó vừa là thỏa mãn sự hiếu thắng trong tôi, vừa là giúp các bạn trẻ một cách thiết thực nhất.
- Shark Liên tuyên bố rằng đã mơ thì phải mơ lớn. Bà hiện lên như người chắp cánh ước mơ tại Shark Tank. Trong khi Shark Bình thì ngược lại, sẵn sàng đưa các startup về mặt đất "để ngăn chặn những thất bại". Tránh thất bại tốt hơn hay "cứ sai đi vì cuộc đời cho phép" sẽ tốt hơn, theo bà?
- Mình đã mơ hãy mơ cho thật lớn, đó cũng là cách để định hướng cho bản thân. Nếu tầm nhìn mình ngắn thì tư duy rất ngắn. Nếu mình nhìn xa hơn sẽ đỡ tốn thời gian hơn để thành công.
Thất bại cũng là một loại thành công. Nó giúp mình tích góp kinh nghiệm từ những trải nghiệm. Nên nếu thất bại cũng không phải là câu chuyện quá lớn. Ở đời, nếu chấp nhận vào nghề kinh doanh thì hãy chấp nhận rủi ro.
Tuy nhiên, đã mơ phải mơ lớn nhưng phải kiểm soát giấc mơ của mình. Vậy nên mình phải có cơ sở cụ thể để mơ. Tôi và Shark Bình có cái nhìn trái chiều nhau nhưng chúng tôi vẫn rất tôn trọng nhau. Bình đại diện cho thế hệ trẻ rất thành công trong quá trình khởi nghiệp, vẫn rất hăng say truyền kinh nghiệm cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp là điều rất tốt. Còn chuyện khác nhau về quan điểm trên chương trình là vấn đề rất bình thường.
- "Cá mập" Đỗ Thị Kim Liên bây giờ có tuổi thanh xuân như thế nào?
- Lúc còn trẻ, tôi ở một làng quê nghèo. Là chị gái thứ tư trong gia đình, tôi phải làm rất nhiều việc nhà, vừa thay các anh chị lớn, vừa lo cho các em. Tôi không mạnh mẽ như bây giờ, ngại đứng trước đám đông, sự hiểu biết cũng hạn hẹp, không tự tin về hình thức khi chỉ nặng hơn 30 kg.
Tôi học sư phạm, khi mới ra trường, trong buổi họp phụ huynh đầu tiên lớp chủ nhiệm, tôi không biết xưng hô thế nào với phụ huynh học sinh. Tôi lúng túng và mất tự tin khi thì xưng cháu, lúc xưng con... Khi đó, tôi tự nghĩ mình không được như vậy vì là giáo viên và dạy dỗ con của họ. Thì nếu tôi nhút nhát như vậy thì ai dám gửi con cho tôi để tôi dạy dỗ.
Tôi trấn tĩnh và bắt đầu xưng tôi với phụ huynh. Lúc đó tôi cảm thấy lớn hơn và tự hào với nghề của tôi. Đó là một cảm xúc không bao giờ quên.
Sau khi có gia đình, tất cả mọi thứ phải lo toan cho tổ ấm. Đặc biệt, khi có con, bản năng và sức mạnh của một người làm mẹ trỗi dậy trong tôi. Tôi không còn là một cô bé ốm yếu của ngày xưa. Sức mạnh của tôi thay đổi theo năm tháng, theo hoàn cảnh và dần mạnh mẽ lớn lên.
Nhưng sâu thẳm trong tôi vẫn là một người phụ nữ yếu đuối, rất hay khóc, tủi thân. Có thể chỉ là một ngày chớm đông se lạnh, một ngày thu Hà Nội thì cảm giác nhớ người thân trỗi dậy, đặc biệt là khi mẹ tôi không còn. Mỗi lần nhớ đến mẹ là tôi rưng rưng và không kìm được cảm xúc đó.
Tôi cực kỳ ghét tôi trong khoảnh khắc đó, tại sao tôi lại có cảm xúc như vậy và không hiểu lý do. Trời lại xui khiến tôi dạy môn Văn, tôi sợ Văn vận vào số phận của tôi. Nhưng, tôi mạnh mẽ hơn từ khi mẹ mất.
Do hoàn cảnh và sự trải nghiệm của cuộc sống đã làm tôi trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Có rất nhiều người không tin tôi là cô bé làng quê ngày xưa. Họ không tin ở làng quê đó có tôi thế này.
- Bà có bao giờ nghĩ nếu còn là giáo viên dạy Văn, giờ này Shark Liên đang đứng ở đâu?
- Tôi nghĩ mình sẽ không đứng trên bục giảng đến bây giờ bởi tôi biết con người của mình. Thực ra, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ giờ này sẽ ra sao nếu còn làm nghề.
Gần đây, tôi được mời đến các buổi nói chuyện với chị em phụ nữ khiến mình có cảm giác như đứng trên bục giảng. Các buổi chia sẻ với chủ đề làm sao để vừa lãnh đạo mà vừa có được hạnh phúc gia đình. Nhưng tôi không nhận mình là giáo viên hay diễn giả, chỉ đứng trên góc nhìn là người có kinh nghiệm để chia sẻ.
Ở đó, tôi mong muốn các chị em phụ nữ hãy thoát ra khỏi vùng an toàn và làm chủ cuộc đời của mình. Nếu cứ vẽ ra vùng an toàn thì sẽ không biết hạnh phúc là gì.
Dù không dạy Văn như ngày xưa nữa, trong tôi chất Văn vẫn còn chút gì đó. Tôi thường nghĩ, Văn là người. Tôi vận dụng chất Văn trong kinh doanh. Tôi dùng Văn học để làm nghề của mình trở nên thăng hoa hơn.
- Shark Liên có kiểu tóc rất ấn tượng, nhiều người còn nói tạo cảm giác quyền lực. Chắc hẳn bà mất rất nhiều công sức và thời gian để chăm sóc?
- Nhiều người khen bộ tóc hiện tại, nhưng thực ra lại là nỗi khổ của tôi. Hồi xưa thời con gái, tôi có bộ tóc dài đến chấm gót chân. Tôi có một cô bạn rất thân tên Hoa cùng giống nhau ở bộ tóc dài. Người ta hay gọi là Liên Hoa tóc dài và tôi rất tự hào về điều đó. Chồng tôi cũng rất thích tôi tóc dài và bảo tôi đừng cắt tóc ngắn.
Sau khi sinh nở, điều buồn nhất là tôi bị rụng tóc kinh khủng. Tôi chữa rất nhiều vì quá yêu bộ tóc mà không được.
Khi hơn 30 tuổi, sống ở TP.HCM, tôi rất thích nhìn hình ảnh phụ nữ mặc áo bà ba và đeo khăn sọc, búi tóc. Tôi tâm nguyện khi tôi đến tầm tuổi các bà mẹ ở miền Nam tôi sẽ theo kiểu đó vì hồi trẻ tôi còn rất gầy.
Từ khoảng 20 năm nay, tôi bắt đầu thử búi tóc. Khi đó rất nhiều người hỏi tôi sao không xõa tóc. Thực sự đầu tôi bông nên xõa tóc không đẹp. Búi lên, tôi thấy năng động hơn và làm việc tự tin hơn, lại cảm thấy rất thích khi giống các mẹ Nam Bộ xưa.
Nhiều người cũng hỏi kiểu tóc này có mất nhiều thời gian để chăm sóc và làm lâu hay không. Thực ra bình thường tôi chỉ mất 15-20 phút vừa trang điểm, vừa búi tóc.
- Bà nổi tiếng cá tính và nóng nảy. Ở nhà, tính cách "nữ tướng" ấy có còn?
- Thời điểm tôi vừa sinh con lại phải điều hành một doanh nghiệp còn mới. Những lúc như vậy, tôi và chồng cũng có mâu thuẫn đỉnh điểm, cảm giác như không thể ở với nhau được nữa. Chồng tôi chính là người thay đổi tôi hoàn toàn về cách cư xử, sự nóng tính. Anh là một "thầy tu" mà tôi chưa gặp trên đời bao giờ.
Anh là một người đàn ông chịu đựng, ngồi nghe vợ mình nói theo kiểu tổng sỉ vả từ 9h tối hôm trước đến 3h sáng hôm sau. Tôi quá quắt đến mức moi tất cả mọi chuyện từ bé đến lớn để sỉ vả anh. Đến mức anh đã mặc quần áo và cầm cuốn hộ chiếu để đi và nói: "Anh không thể chịu nổi em nữa rồi".
Thực sự, anh rất tử tế, anh rất yêu vợ và thương con nên tôi lợi dụng yếu điểm đó của chồng để tổng sỉ vả. 6 tiếng ấy anh không nói tiếng nào, chỉ ngồi nghe tôi nói. Đến 3h sáng anh đứng dậy, rót cốc nước đưa cho tôi và bảo: "Em uống đi, mệt rồi, đi ngủ đi em".
Chính câu nói đó làm tôi thức tỉnh, tôi uống hết một cách ngon lành và nó làm tôi quên hết những gì vừa nói. Sau đó, tôi bắt đầu đặt mình vào vị trí của anh. Nếu tôi là anh, tôi có thể chấp nhận cách ăn nói hỗn xược đó không, chấp nhận im lặng để lắng nghe không, cố chấp là mình đúng hay không...
Sau cuộc cãi vã và thái độ cư xử của anh dành cho tôi, tôi hiểu được mọi thứ. Từ đó, tôi bắt đầu gọt giũa mình. Mỗi ngày tôi gọt một chút để vừa vặn với anh bởi không đôi vợ chồng nào mà hợp nhau từ đầu. Dần dần tôi thay đổi để giữ gìn và vun đắp hạnh phúc gia đình.
- Khi nào thì "bà ngoại" Đỗ Liên sẽ nghỉ ngơi? Nói cách khác, khi có gì trong tay bà mới nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi?
- Thật ra, trong tay tôi không bao giờ cầm bất cứ cái gì. Tôi cứ cầm lên, rồi đặt xuống, để có thể cầm được nhiều thứ. Tôi cảm thấy sự xuất hiện mỗi ngày trên cuộc đời này thật kì diệu, vì vậy nên luôn muốn được làm việc, muốn được cống hiến từng giây từng phút. Từ đó có thể để lại những giá trị dù nhỏ dù to cho cuộc sống.
Hai vợ chồng tôi trân trọng từng giây phút ở bên nhau và từng giây phút của cuộc đời này. Nên tôi không bao giờ uổng phí bất cứ giây phút nào trôi qua. Tôi luôn cố gắng biến mỗi giây phút trong cuộc đời mình trở nên đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất.
Trong kinh doanh, tôi tìm được những điều thú vị, có những người trẻ đồng hành, có người học hỏi được rất nhiều điều từ tôi. Đó là những điều rất tuyệt vời đối với tôi.
- Nhưng chắc chắn bà sẽ phải có lúc nghỉ ngơi, việc chuyển giao "đế chế" cho các con sẽ diễn ra?
- Tôi có 4 đứa con và chúng đi theo hướng khác nhau một cách thoải mái. Chúng tôi cố gắng lo cho con ở thời ăn học, nhưng sau này, công việc các con tự lựa chọn. Tôi không quan niệm công ty gây dựng lên là công ty gia đình. Hiện tại, công ty của tôi không có người cùng huyết thống. Tôi chỉ đón nhận những người có tài, có lòng, có tâm để làm việc và xây dựng đất nước.
Họ hàng của tôi nếu không giỏi có thể là bảo vệ, lái xe, nhân viên bình thường... để không thể làm ảnh hưởng lên những gì tôi và chồng đang gây dựng.
Hiện tại, các con tôi chủ yếu học ở Đức. Sau này các em có thể là hạt nhân chính cho công ty chúng tôi, hoặc cũng có thể chọn hướng riêng. Chúng tôi không ép.
Hiếu Công
Ảnh: Hoàng Hà
Video: Duy Anh
Đồ họa: Hà My
Theo Zing
'Cười té ghế' trước loạt câu thành ngữ do học sinh cấp một 'trổ tài' điền vào chỗ trống Những thành ngữ dân tộc quen thuộc bị những học sinh tiểu học ngây ngô "biến tấu" lại đã khiến cộng đồng mạng "cười như được mùa". Thành ngữ, tục ngữ là một kho tàng quý báu những kinh nghiệm, bài học mà ông cha ta đã để lại. Với chúng ta, những người trưởng thành, chắc hẳn ai cũng đều quen thuộc...