Giáo viên chủ nhiệm cho 6 học sinh cầm roi đánh bạn trước lớp
Ngày 16/5, một phụ huynh cho biết sự việc xảy ra hôm thứ 2 (13/5) tại lớp 12A1 của Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu ( quận 3, TP Hồ Chí Minh).
Theo đó, học sinh K. đến lớp trễ. Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm của lớp này là cô D. đã chỉ định 6 bạn khác cùng lớp đánh bạn K. ngay trước lớp.
Cô D. đã đưa roi là một cây ống làm bằng nhựa cho 6 bạn khác lần lượt bước ra đánh vào mông của K. Cô D. còn nói 6 học sinh này, bạn nào đánh K. nhẹ quá thì phải đánh lại.
Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, nơi xảy ra sự việc giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 kêu học sinh lên đánh bạn.
Ngày 16/5, cô Lê Thị Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu xác nhận có sự việc giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 kêu học sinh lên đánh bạn ngay trước lớp.
Theo cô Lê Thị Minh Hà, học sinh bị đánh là K. của lớp này, thường hay đi học trễ, cũng có nghỉ học vài lần. Thứ Hai vừa qua là ngày kiểm tra hồ sơ cho học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Dù cô giáo đã có nhắc nhở từ trước, nhưng em học sinh này vẫn đến lớp trễ, không kiểm tra hồ sơ học sinh được.
Video đang HOT
Ngay tại lớp học, cô giáo đã phạt học sinh bằng cách gọi 6 học sinh khác lên, sử dụng cây bằng nhựa đánh vào mông của em học sinh K. Đến tối 14/5, người thân của em K. đã gọi điện thoại thông báo vụ việc này cho thành viên ban giám hiệu nhà trường.
Sáng 15/5, phụ huynh cùng người thân của em K. đã đến trường làm việc với lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm về sự việc này. Phụ huynh yêu cầu nhà trường cần làm việc lại với cô giáo chủ nhiệm, đảm bảo tâm lý cho tất cả học sinh cùng lớp trong giai đoạn chuẩn bị thi tốt nghiệp. Cô D. đã nhìn nhận phương pháp giáo dục của mình là không đúng, đã nhận ra sự sai trái của mình và cam kết không bao giờ sử dụng hình thức này một lần nữa.
Cô Lê Thị Minh Hà cho biết, nhà trường sẽ yêu cầu cô D. làm bản tường trình về sự việc này và sẽ có xem xét, áp dụng các hình thức xử lý đối với cô D. theo đúng với các quy định, trên tinh thần là “sai tới đâu thì xử lý tới đó”.
Nhà trường cũng sẽ cố gắng động viên tinh thần học tập của tất cả các học sinh lớp 12A1, nhất là củng cố mối quan hệ của giáo viên chủ nhiệm của lớp này với học sinh để trở nên tốt đẹp hơn, không có căng thẳng.
Bộ GD-ĐT: Toàn xã hội phải có trách nhiệm vụ học sinh 'quây' cô giáo
Liên quan đến vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp, chửi bới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, dù bạo lực xảy ra trong trường nhưng là hiện tượng toàn xã hội và chúng ta phải có trách nhiệm chung tay giải quyết, xử lý.
Tại họp báo Chính phủ chiều 6/12, liên quan vụ việc nhóm học sinh dồn cô giáo vào tường để chửi bới, có hành vi xúc phạm ở Tuyên Quang, báo chí đã đặt câu hỏi với Bộ GD-ĐT về phương hướng xử lý để tránh những vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ đã có văn bản gửi tỉnh Tuyên Quang yêu cầu tỉnh chỉ đạo xác minh, làm rõ sự việc. "Vụ việc rất nghiêm trọng, không thể chấp nhận được", Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.
Ông cho biết, tỉnh đã chỉ đạo Sở xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan. Sự việc khiến chúng ta đều bức xúc nhưng phải tìm hiểu nguyên nhân một cách khách quan, thấu đáo, từ đó có biện pháp xử lý nghiêm.
"Cần xác định trách nhiệm liên quan giáo viên, nhà trường hoặc liên quan học sinh hay tập thể để có giải pháp xử lý trước mắt, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc việc này", Thứ trưởng GD-ĐT nói.
Theo ông Sơn, trước mắt, ngành giáo dục phải có biện pháp xử lý kỷ luật học sinh với vụ việc cụ thể, còn lâu dài phải giáo dục, quản lý; trong đó, liên quan giáo dục, cần phải xem lại đội ngũ giáo viên.
"Chúng tôi rất tôn trọng các nhà giáo nhưng phải nhìn nhận, đánh giá lại đội ngũ giáo viên từ quy trình đào tạo bồi dưỡng, chuyên môn, phẩm chất đến kỹ năng trong quá trình giảng dạy. Việc nhìn nhận đánh giá không chỉ giáo viên bộ môn, mà còn với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trong nhà trường", ông Sơn nói.
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, cần đánh giá hiệu quả việc dạy và học, tăng cường giáo dục đạo đức... Với nhà trường, phải thường xuyên theo dõi đánh giá học sinh để phát hiện, ngăn chặn sớm các vụ việc.
Đồng thời, ngành giáo dục cũng cần quan tâm đến quan hệ thầy trò, quan hệ học trò trong lớp, diễn biến tâm lý học sinh... Về phía phụ huynh cũng cần quan tâm đến con em bởi giáo dục không chỉ ở trong nhà trường.
Về trách nhiệm của toàn xã hội, dù bạo lực xảy ra trong trường nhưng là hiện tượng toàn xã hội. Nếu văn hóa trong xã hội như văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử, văn hóa trên không gian mạng... đều được làm tốt là sẽ tác động tới học sinh nói chung.
Thứ trưởng GD-ĐT cho rằng, cần có biện pháp toàn diện. Bộ sẽ tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục làm tốt đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy, tư tưởng đạo đức, quản lý nhà nước, phối hợp với phụ huynh.
"Đây là việc chúng tôi rất trăn trở", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn bày tỏ.
Trước đó, như VietNamNet đưa tin, trên mạng xã hội xuất hiện các clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm học sinh quây cô giáo trong lớp học. Nhóm nam sinh dồn cô vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới. Sau phút đầu chống cự, phản kháng, nữ giáo viên dần tỏ ra bất lực trước hành vi thiếu giáo dục của một số nam sinh.
Ở một khung hình khác, cô giáo cầm dép đuổi đánh lại học sinh. Các học sinh chạy từ góc này sang góc khác, vừa chạy vừa hò reo. Một học sinh bị đuổi đánh đã cầm chiếc ghế ném vào người cô giáo. Vụ việc gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Vụ giáo viên đánh gãy ngón tay học sinh: Chỉ đạo xử lý nghiêm Với hành vi của một giáo viên đánh gãy ngón tay học sinh, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã chỉ đạo xử lý nghiêm. Quan điểm của ngành là xây dựng trường học hạnh phúc, giảm thiểu sự mâu thuẫn. Ông Hồ Tấn Minh - chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - thông tin tại...