Giáo viên chỉ có bằng cấp 2 vẫn được dạy ở trường đạt chuẩn quốc gia
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ dù không có bằng THPT, không bằng đại học nhưng vẫn được công nhận viên chức để tham gia giảng dạy hàng chục năm ở một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Đáng nói, khi vụ việc bị bại lộ thay vì bị đuổi việc thì bà Mỹ lại được kiến nghị cho đi học.
Từ phản ánh của người dân, PV Tiền Phong vào cuộc tìm hiểu và phát hiện bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ – giáo viên trường Tiểu học Bù Nho (trường đạt chuẩn quốc gia), xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước không có bằng cấp. Dù bằng THPT, chuyên môn nghiệp vụ không có nhưng bà Mỹ được công nhận viên chức để tham gia giảng dạy từ năm 1991 đến nay tại trường đạt chuẩn quốc gia.
Tính đến thời điểm hiện tại, bà Mỹ vẫn chưa có bằng THPT và không có bằng chuyên môn nghiệp vụ (ĐH, CĐ, TC). Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì vào ngày 1/2/1994 bà Mỹ lại được Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình Dương, Bình Phước) có quyết định số 6310 xếp ngạch công chức, viên chức.
Video đang HOT
Trường Tiểu học Bù Nho, nơi bà Mỹ tham gia giảng dạy
Theo hồ sơ cán bộ lưu trữ tại trường Tiểu học Bù Nho, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ chỉ có bằng cấp 2, không có bằng cấp 3. Dù không có bằng cấp 3 nhưng lại có giấy chứng nhận đã tốt nghiệp trung cấp tại trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương). Tuy nhiên, trình độ chuyên môn trung cấp của bà Mỹ cũng chỉ có giấy xác nhận mà không có văn bằng chính chỉ.
Liên quan đến trường hợp của bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, ông Lại Văn Pha – Hiệu trưởng trường Tiểu học Bù Nho cho biết việc bà Mỹ không có bằng cấp nhưng được bố trí dạy ở trường đạt chuẩn là sai quy định. Phía nhà trường đã đề xuất cơ quan chức năng xác minh giấy chứng nhận tốt nghiệp hệ trung cấp nhưng không có văn bằng của bà Mỹ.
Đáng nói, dù sử dụng giáo viên không có bằng cấp giảng dạy hàng chục năm nhưng khi vụ việc bị bại lộ thì mới đây ông Lại Văn Pha – Hiệu trưởng nhà trường lại gửi công văn kiến nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Riềng tạo điều kiện cho cô Mỹ được đi học bổ sung bằng cấp, đồng thời kiến nghị Phòng Nội vụ thực hiện chế độ tinh giảm biên chế đối với bà Mỹ mà không thi hành kỷ luật đuổi việc.
Một số phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Bù Nho cho biết, sau khi phát hiện cô giáo không có bằng cấp họ rất lo lắng cho chuyện học hành của con tại trường. “Không có bằng cấp vẫn được bố trí dạy trường đạt chuẩn. Trước đây đã có phụ huynh tố cáo nhưng vụ việc không được giải quyết. Không có bằng nhưng được dạy và nhận lương hàng chục năm giờ làm sao Nhà nước thu hồi lại lương”, một phụ huynh thắc mắc.
Cá nhân nhận trông giữ trẻ tự phát tại nhà có thể bị phạt tới 20 triệu đồng
Để phòng, chống dịch bệnh do virus corona có khả năng lây lan rộng, nhiều địa phương cho học sinh tiếp tục nghỉ học thêm 1 tuần. Do nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh tăng cao, một số cá nhân nhận trông trẻ tại nhà mà không biết rằng hành vi này có thể bị phạt nặng.
Theo quy định hiện hành, việc thành lập các cơ sở trông giữ trẻ phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Điều 12 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ GD&ĐT quy định, việc thành lập nhóm trẻ, trường mẫu giáo độc lập phải đáp ứng những điều kiện sau:
Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình; Có giáo viên đạt trình độ; Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu đúng quy định (phải có bếp ăn riêng, diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đảm bảo ít nhất 1,5 m2/ trẻ; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ, có phòng vệ sinh ít nhất 0,4 m2/ trẻ...).
Khi có đầy đủ các điều kiện trên, cá nhân có ý định thành lập nhóm trẻ phải gửi hồ sơ xin thành lập tới UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã sẽ quyết định cấp phép hay không trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của Phòng GD&ĐT, nơi có cơ sở trông giữ trẻ.
Các cơ sở trông giữ trẻ phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ.
Còn theo Nghị định 135/2018/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đối với những cơ sở giáo dục trẻ em mầm non nếu chưa đáp ứng đủ những nhu cầu để đưa con đến các cơ sở giáo dục như trường lớp, thì có thể thành lập các nhóm trẻ nhưng phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó, đội ngũ giảng dạy, chăm sóc trẻ phải có trình độ chuyên môn Trung cấp sư phạm mầm non, được đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Người chăm sóc trẻ phải có đủ điều kiện về sức khỏe của Bộ Y tế về năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, để có khả năng chăm sóc trẻ em...
Trường hợp tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định trên, tự ý nhận trông trẻ tự phát tại nhà sẽ bị xử phạt khá nặng.
Điều 34 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch hoặc giả mạo giấy tờ để được phép thành lập cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; Sử dụng kinh phí của cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không đúng quy định của pháp luật; Hoạt động mà không đăng ký thành lập hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật...
Như vậy, cơ sở trông giữ trẻ cần phải đăng ký thành lập thì mới được phép hoạt động. Tổ chức, cá nhân vi phạm điều kiện thành lập, hoạt động của cơ cở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em sẽ bị xử phạt hành chính đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, cơ sở này còn bị buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, khi gửi con ở những cơ sở trông giữ trẻ tự phát không đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, phụ huynh cần thận trọng, có kế hoạch trông giữ trẻ để đối phó với tình hình bệnh dịch có thể kéo dài, không nên tùy tiện gửi con ở những nơi không đảm bảo kẻo "tiền mất, tật mang".
K.VÂN
Theo baodansinh
Thắc mắc giáo viên nghỉ dạy vẫn hưởng nguyên lương là thiển cận, ích kỷ Nghỉ là để đảm bảo an toàn sức khỏe cho toàn bộ học sinh. Giáo viên cũng không sung sướng gì khi phải nghỉ bởi họ vẫn hàng ngày làm rất nhiều việc. Đến nay, đa số các tỉnh, thành phố trên cả nước đều quyết định cho học sinh nghỉ học thêm một tuần để phòng, chống dịch bệnh do chủng mới...