Giáo viên bỏ dạy đi… du lịch: Yêu cầu làm tường trình
Trưởng phòng GD-ĐT H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) cho biết sẽ yêu cầu Ban giám hiệu và những giáo viên Trường tiểu học Giai Xuân 3 (Trường TH Giai Xuân 3) đi du lịch Đà Nẵng đợt rồi làm bảng tường trình.
Trường tiểu học Giai Xuân 3
Sáng 28.10, ông Nguyễn Văn Sang, Trưởng phòng Giáo dục H.Phong Điền, cho biết đoàn tham quan du lịch của Trường TH Giai Xuân 3 (xã Giai Xuân, H.Phong Điền) đã về đến Cần Thơ vào hôm qua (27.10).
Tuy nhiên, hôm nay là thứ 7 nên lãnh đạo Phòng GD-ĐT chưa thể có cuộc họp cũng như yêu cầu làm bảng tường trình, báo cáo việc đi du lịch của trường trong vài ngày qua gây bức xúc trong dư luận.
Theo dự kiến, thứ 2 ngày 30.10, Phòng sẽ yêu cầu Ban giám hiệu (BGH) và giáo viên Trường TH Giai Xuân 3 đã đi du lịch làm bảng tường trình. “Riêng việc dư luận bức xúc trong vài ngày qua, tôi đã có báo cáo qua điện thoại với Sở GD-ĐT”, ông Sang cho biết thêm.
Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh Trường TH Giai Xuân 3 “thắc mắc” việc hiệu trưởng, hiệu phó và 10 giáo viên, cán bộ của trường bỏ lớp đi du lịch tại Đà Nẵng liệu có đảm bảo việc học theo chương trình cho các em học sinh.
Trả lời báo chí, ông Sang xác nhận có việc lãnh đạo và giáo viên của Trường TH Giai Xuân 3 đi du lịch tại Đà Nẵng từ chiều thứ 2 (23.10).
Tuy nhiên theo ông Sang, Trường TH Giai Xuân 3 chỉ có 6 lớp, tổng cộng 18 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Đợt vừa rồi 12 người của trường đi Đà Nẵng, trong đó có 3 giáo viên (2 người sắp nghỉ hưu) còn lại là BGH và cán bộ, nhân viên.
Video đang HOT
Lịch học của trường trong tuần giáo viên đi du lịch
Trường vẫn để lại 4 giáo viên, chia ra làm 2 buổi, 3 lớp buổi sáng, 3 lớp buổi chiều để đảm bảo việc học cho các em học sinh. Đây là những giáo viên đứng lớp hàng ngày, còn những giáo viên tham quan, học tập ở Đà Nẵng là giáo viên bộ môn, ông Sang giải thích.
Cũng theo ông Sang, hàng năm, bậc tiểu học được nghỉ giữa kỳ tuy nhiên năm nay không được. Chính vì vậy, nhà trường nhầm tưởng có thời gian nghỉ giữa kỳ nên lên kế hoạch cho giáo viên tham gia “xoá mù bơi” ở Đà Nẵng.
“Trường kết hợp vừa đi tham quan, vừa đi học tập bộ môn xoá mù bơi cho học sinh. Trường đã lên kế hoạch và đặt vé máy bay từ nhiều tháng trước để tiết kiệm chi phí”, ông Sang nói.
Học sinh Trường Tiểu học Giai Xuân 3 vẫn học bình thường vào ngày 26.10
Do vừa có thông báo năm nay có quy định không cho nghỉ giữa kỳ mà trường lỡ… đăng ký rồi nên BGH để lại 1 số giáo viên nhằm đảm bảo việc giảng dạy chuyên môn, chỉ đưa 1 số cán bộ, giáo viên đi tham quan, học tập ở Đà Nẵng. Kinh phí của chuyến đi này là tự túc, Trưởng phòng GD-ĐT H.Phong Điền giải thích thêm.
Tuy nhiên, ông Sang cũng khẳng định việc BGH Trường TH Giai Xuân 3 đi Đà Nẵng đã không xin phép Phòng GD-ĐT huyện.
“Trong trường hợp này thì lãnh đạo trường không đúng. Tuy nhiên, không đúng ở đây là về mặt hành chính, cụ thể là chưa báo cho Phòng GD-ĐT biết việc tổ chức đi du lịch, còn qua xác minh thì trường vẫn đảm bảo chuyên môn”, ông Sang giải thích thêm.
Theo Mai Trâm (Thanh Niên)
Trong khi FIT "bay" mất 33% giá kể từ đỉnh sau 4 phiên sàn thì cổ phiếu "cháu" VKD đã tăng 5 lần sau 12 phiên tăng trần
Chủ tịch HĐQT của Vikoda là ông Nguyễn Văn Sang, đồng thời là chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn F.I.
Từ ngày 14/09/2017, cổ phiếu VKD của CTCP Nước khoáng Khánh Hòa - FIT Beverage (Vikoda) bắt đầu chuỗi tăng trần 12 phiên liên tục. Với biên độ 15% trên sàn UpCom, chỉ sau nửa tháng, VKD đã tăng 5 lần từ 13.800 đồng lên tơi 69.200 đồng. Hiện doanh nghiệp này có vốn hóa thị trường là 830 tỷ đồng. "Chỉ cần" 2 phiên tăng trần nữa, vốn hóa của Vikoda sẽ lên đến 1.000 tỷ đồng.
6months
Hiện chưa có thông tin chính thức nào được công bố để lý giải cho sự tăng trần phi mã của VKD ngoại trừ việc công ty sắp tổ chức ĐHCĐ bất thường với nội dung chưa được công bố. Tuy nhiên, với cơ cấu sở hữu cổ đông rất cô đặc của doanh nghiệp này thì không khó để cổ phiếu tăng trần như vậy.
Vikoda xưa kia sở hữu thương hiệu nước khoáng Đảnh Thạnh với lịch sử gần 30 năm hoạt động, địa bàn chủ yếu ở Nam miền Trung, từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và một số tỉnh vùng Tây Nguyên. Năm 2015, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo kế hoạch thoái hết 51% vốn khỏi đây với giá rao bán tới 127.000 đồng/cp. Việc SCIC thoái vốn tạo điều kiện cho sự có mặt của FIT tại đây.
Tại ĐHCĐ bất thường năm 2015, cổ đông của VKD đã thông qua việc F.I.T Consumer được mua 65% cổ phần Vikoda mà không cần thông qua chào mua công khai. Sau một số lần mua bán, hiện tại, FIT Consumer là cổ đông lớn nhất nắm 49% của Vikoda, CTCP Đầu tư thương mại Hoa Sen Việt Nam nắm 33,13% và một số cổ đông cá nhân.
F.I.T Consumer là công ty thành viên của CTCP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC), do đơn vị này sở hữu gần 45%. TSC do CTCP Tập đoàn F.I.T nắm 56,69%.
Chủ tịch HĐQT của Vikoda là ông Nguyễn Văn Sang, đồng thời là chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn F.I.T (mã chứng khoán: FIT).
Trái với phong độ của VKD thì FIT đã giảm sàn 4 phiên liên tục và bay mất hơn 30% vốn hóa. Trước đó, vào ngày 27/09, FIT khớp lệnh kỷ lục tới 22 triệu cổ phiếu và số cổ phiếu này sẽ về tài khoản vào ngày hôm nay (02/10).
Thực tế, FIT đã có một quá trình tăng tới 120% từ cuối tháng 7 và đi từ giá 6.000 đồng lên 13.200 đồng, trước khi diễn ra những phiên giảm sàn được cho là do hiệu ứng cắt margin cuối tháng của các CTCK.
3months
Việc tăng giá của FIT được cho là dựa trên sự chuyển mình về "hoạt động kinh doanh cốt lõi" của doanh nghiệp này. Ví dụ, theo ông Quách Mạnh Hào, năm 2017 chứng kiến sự thay đổi chiến lược của mảng dược phẩm. Bắt đầu bằng việc mua công ty Euvipharm với giá trị đầu tư 153 tỷ đồng để mở rộng sản phẩm mới như thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, và tận dụng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại sẵn có tại Long An, không mất thời gian xây dựng nhà máy mới. Song song với hoạt động mua mới, nhà máy sản xuất viên nang số 3 với tổng vốn đầu tư 257 tỷ động cũng đã được xây dựng tại Công ty Dược Cứu Long (DCL) và sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.
"Một hoạt động đầu tư khác mang tính đột phá là việc góp vốn cùng Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào Công ty Cổ phần Thuốc ung thư Benovas với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng và quy mô đầu tư thiết kế 1000 tỷ đồng. DCL sở hữu 55% và phần còn lại do SCIC và các đối tác khác nắm giữ. Đây là dự án thuốc ung thư đầu tiên ở Việt Nam với công nghệ Đức đạt tiêu chuẩn châu Âu." - ông Quách Mạnh Hào viết trên trang cá nhân.
Một thông tin mới mà ông Hào chia sẻ thêm là sự tham gia vào HĐQT của ông Hứa Xuân Sinh - người từng phát triển công ty Xúc xích Đức Việt từ 2 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng. Dự kiến ĐHCĐ bất thường sẽ được triệu tập vào ngày 7/11.
Thực tế những thông tin này đã râm ran trong giới đầu tư cùng quá trình tăng giá của FIT và nếu "chuẩn", doanh nghiệp thực sự đã thể hiện sự bứt phá mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh chính. Tuy nhiên, với riêng cổ phiếu, FIT từng nổi tiếng là loại hàng "đánh đấm" một thời gây náo loạn thị trường, và diễn biến hiện giờ của cổ phiếu này đang làm nhà đầu tư nhớ lại thời kỳ đó.
Hải Thanh
Theo Trí thức trẻ
Sợ bị đánh, tài xế ô tô gây tai nạn rồi bỏ chạy náo loạn đường phố Nam thanh niên điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường bất ngờ va chạm với 2 xe máy. Bị người dân truy đuổi, tài xế này phóng xe bỏ chạy gây náo loạn đường phố... Công an quận Bình Tân, TP.HCM cho biết, khoảng 1h sáng 15.5, nam thanh niên điều khiển ô tô 4 chỗ mang BKS 84A-027.15 đi từ...