Giáo viên Anh được trang bị giống cảnh sát để quản lý HS
Giáo viên tại các trường trung học tại Anh sẽ được trang bị máy quay phim gắn trên người để sử dụng khi cần thiết, trong một nỗ lực nhằm kiểm soát hành vi không đúng mực của học sinh.
Máy quay phim gắn trên người thường được lực lượng cảnh sát sử dụng
Đây là loại máy quay giống loại lực lượng cảnh sát vẫn thường dùng với phần mềm chạy trên nền tảng điện toán đám mây.
Trước đó, nó đã được triển khai rộng rãi tại hệ thống trường học Mỹ từ năm 2015. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng công nghệ này làm giảm đáng kể mọi hành vi trái đạo đức tại các trường học Mỹ.
Ít nhất hai trường học tại Anh, một trong số đó “nổi tiếng” với nhiều học sinh cá biệt sẽ tham gia thử nghiệm phương pháp trên.
Theo Tom Ellis, giảng viên tại Viện Nghiên cứu Tư pháp hình sự tại Đại học Portsmouth, học sinh sẽ được thông báo trước khi giáo viên bật thiết bị. Màn hình bên ngoài cho phép họ nhìn thấy và nhận thức được những gì họ đang làm. Các cảnh quay ghi lại cũng sẽ là bằng chứng cho hành động vô kỷ luật được gửi tới phụ huynh.
Tuy nhiên, “máy quay không phải lúc nào cũng bật 24/24 mà chỉ sử dụng trong trường hợp có một mối đe dọa cận kề cho giáo viên hoặc học sinh. Tính chất của nó không giống như một camera giám sát”, Ellis nói thêm.
Video đang HOT
Hành động này nhận được sự khuyến khích của các nhà chức trách địa phương. Văn phòng Ủy viên Thông tin – cơ quan chịu trách nhiệm – khẳng định các trường học hoàn toàn có thể sử dụng camera giám sát, miễn là họ tuân thủ Luật Bảo vệ dữ liệu (năm 1988) trong đó quy định việc giám sát phải là “hợp pháp, phù hợp và cần thiết”.
Hầu hết các trường học đều gặp những vấn đề hành vi của học sinh, đặc biệt là nhóm cá biệt, khiến các giáo viên không còn hứng thú giảng dạy. Phương pháp này sẽ được thí điểm trong ba tháng, và nếu mang lại những kết quả tích cực, các nhà chức trách sẽ nhân rộng trong các trường học trên toàn nước Anh.
Theo Danviet
Hãy đi để trải nghiệm và thoát khỏi cái giếng ta đang ngồi
Vũ Nguyễn Trâm Anh (26 tuổi, du học sinh tại Anh) cho hay phương châm sống của cô là: "Hãy đi để trải nghiệm, để thoát ra khỏi cái giếng mà chúng ta vẫn ngồi bấy lâu".
Vũ Nguyễn Trâm Anh, nữ sinh tốt nghiệp ĐH Troy - STU campus (là chương trình liên kết 2 năm học tại Việt Nam và 2 năm học tại Mỹ) với số điểm đáng ngưỡng mộ 3,7/4), đã nhận được học bổng của ĐH Southampton (5.000 bảng Anh) và ĐH Bournemouth (trị giá 3.500 bảng Anh) tại xứ sở sương mù xinh đẹp.
"Mơ ước được du học đã nhen nhóm trong suy nghĩ của mình ngay từ khi còn học THCS. Vì thế, mình cũng nỗ lực để tìm kiếm các học bổng với mong muốn có một tấm vé du học trong tay. Cuối cùng thì mơ ước ấy cũng thành hiện thực.
Niềm vui lại càng nhân đôi khi liền lúc mình nhận được học bổng của hai trường ĐH ở Anh. Sau một thời gian đắn đo suy nghĩ mình đã chọn học thạc sĩ ngành Marketing tại ĐH Bournemouth vì số môn học ở đây ít hơn ở ĐH Southampton.
Vũ Nguyễn Trâm Anh.
Sở dĩ mình đưa ra lựa chọn như thế bởi quan điểm của mình khi đi du học không chỉ học kiến thức khoa học qua sách vở mà còn là để trải nghiệm, tìm tòi, khám phá. Vì vậy mình mong muốn dành thời gian để đi khám phá UK và các nước châu Âu cũng như tham gia nhiều hoạt động của sinh viên", Trâm Anh chia sẻ.
Được biết, trong quá trình học tại xứ sở sương mù, Trâm Anh cũng từng đi làm thêm thời vụ tại chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Mc Donald's và trong hội sinh viên trường.
Theo như chia sẻ, Trâm Anh chọn công việc này vì trong quá trình làm việc, bạn được nói chuyện và giao lưu với người Anh, từ đó vốn tiếng Anh và kiến thức thực tế của bạn được cải thiện đáng kể.
9X kể: "Đi làm đúng là rất vất vả, nhất là phải làm đêm, trong khi mùa đông ở nước Anh cực kỳ lạnh. Thế nhưng, chính quá trình đi làm thêm đầy vất vả đã giúp mình biết được giá trị thực sự của đồng tiền và biết quý trọng đồng tiền hơn.
Cũng nhờ quá trình làm thêm nên mình có chi phí để đi du lịch rất nhiều nơi trên xứ sở sương mù xinh đẹp. Đúng với mục tiêu mà mình đề ra trước đó, trong vòng 16 tháng mình đã đi được hầu hết thành phố lớn của Anh như Bath, Oxford, Manchester, Liverpool, Edinburgh, Cambrigde, London, Southampton, Porthmouth, St. Andrew, Cardiff, Bristol và đến miền Nam nước Pháp".
Sau khi học xong chương trình thạc sĩ tại ĐH Burnemouth, Trâm Anh tiếp tục dành được học bổng 6.500 bảng Anh và quyết định trở lại, học tiếp chuyên ngành du lịch và quản lý khách sạn tại xứ sở sương mù.
Trâm Anh cùng gia đình trong lễ nhận bằng tốt nghiệp.
"Mẹ mình mất từ khi mình học lớp 11, mọi công việc học hành và định hướng cho mình đều do ba và dì Sáu lo cho mình. Từ sâu trong đáy lòng mình thực sự cảm ơn họ. Nhờ có ba và dì mà mình mới được sống với đam mê và khát vọng của mình.
Mình luôn nghĩ: 'Hãy đi để trải nghiệm, để thoát ra khỏi cái giếng mà chúng ta vẫn ngồi bấy lâu'.
Chỉ khi đi ra ngoài chúng ta mới có thể thấy, thế giới ngoài kia thật tươi đẹp và rộng mở. Kiến thức mà mình có vẫn chưa là gì, mình phải luôn luôn nỗ lực và cố gắng hơn nữa để trau dồi tri thức và có kỹ năng sống để không biến mình thành 'con ếch ngồi đáy giếng' lúc nào cũng rú lên và tưởng mình là ghê gớm.
Cuộc sống rất cần sự học hỏi, học không chỉ ở trường lớp mà học cả những người ở ngay xung quanh chúng ta. Sự học chưa bao giờ là đủ.
Mục tiêu trong tương lai là sau khi học xong ngành du lịch và quản lý khách sạn mình sẽ cố gắng đi làm tại các quốc gia khác nhau khoảng 5 năm để tích lũy được vốn kinh nghiệm nhất định. Sau đó mình sẽ trở về Việt Nam và tiếp tục tham gia vào lĩnh vực du lịch.
Mình nghĩ đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta có đầy đủ những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch, có điều chúng ta chưa có khả năng tận dụng nó. Vì thế, với mong muốn cải thiện và phát triển ngành du lịch nước nhà, nhất định mình sẽ trở lại Việt Nam", nữ du học sinh tâm sự.
Theo Hoàng Thanh / Infonet
Đóng cửa 1 trường học miễn phí ở London vì chỉ có 60 học sinh Một trường học miễn phí ở London đột ngột thông báo sẽ đóng cửa vào tháng tới sau nhiều năm vật lộn với vấn đề tìm địa điểm, tuyển dụng nhân sự và chỉ có tổng cộng 60 học sinh kể từ khi đi vào hoạt động năm 2012. Các trường học miễn phí đã mang lại hàng ngàn cơ hội học tập...