Giao việc nhà để trẻ không nghịch phá
Mỗi kỳ nghỉ hè, các bậc phụ huynh lại căng thẳng với việc tìm sân chơi cho trẻ. Ở nhiều vùng nông thôn, trẻ em chỉ biết quanh quẩn phụ giúp bố mẹ việc đồng áng
Sân chơi đồng áng cho trẻ nông thôn
Ngày hè của các em vùng nông thôn đang trôi qua một cách tẻ nhạt, khiến cho bậc làm cha làm mẹ càng thêm trăn trở. Không gian vui chơi cho các em ở nông thôn có phần rộng lớn, thoáng mát nhưng lại thiếu sự đa dạng trò chơi, không được tiếp cận các trò chơi mang tính sáng tạo, phát triển trí não.
Nghỉ hè, trẻ em xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) giúp bố mẹ việc đồng áng. Ảnh: Nguyên Duyên
Em Nguyễn Văn Minh (học sinh cấp 2 ở Yên Thành, Nghệ An) cho biết: “Kỳ nghỉ hè của em là đi chăn trâu cho bố mẹ. Những lúc thả trâu các bạn rủ nhau tắm sông, rồi tranh thủ bắt cua, ốc góp tiền để mua thêm sách vở cho năm học mới”.
Phần lớn các bậc phụ huỵnh đều mong muốn có một không gian để con mình có cơ hội vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho một năm học mới. Nhưng trên thực tế, ở nông thôn dù rất muốn nhưng cũng khó có thể tìm đâu ra chỗ chơi đúng nghĩa cho trẻ. Chị Nguyễn Thị Thoa ở Thanh Chương (Nghệ An ), có con học cấp 1, cho biết hầu như trẻ ở nông thôn không có hè, nghỉ học ở trường nhưng không nghỉ việc ở nhà. “Gia đình làm nông nên khi nào cũng có việc, đứa nhỏ thì làm việc nhà, đứa lớn ra đồng giúp bố mẹ như chăn trâu, chăn vịt, cắt cỏ, cắt lúa, bắt cua, ốc… Nói chung sân chơi cho các em còn thiếu” – chị Thoa nói.
Đối với chị Nguyễn Thị Lợi ở xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì cần “giao việc nhà và nhắc nhở việc ôn tập học hành” để hai đứa trẻ trong nhà không bị sa đà vào nghiện chơi game hoặc các trò chơi khác nguy hiểm khác.
Video đang HOT
Ước mơ của trẻ vùng khó nhọc
Thầy Nguyễn Duy Thành – Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Quế Phong (Nghệ An) chia sẻ: “Gần 10 năm giảng dạy ở huyện miền núi, tôi thấy các em học sinh ở đây còn thiếu thốn rất nhiều thứ so với các em ở thành phố, đa phần con em người dân tộc hoàn cảnh còn khó khăn. Kỳ nghỉ hè các em thường theo bố mẹ lên nương rẫy trỉa ngô, hái củi… Những điểm vui chơi, giải trí hay được học thêm các môn năng khiếu như các em ở thành phố là điều xa với với các em nơi đây. Trẻ em ở miền núi thiệt thòi nhiều lắm”.
Cô Nguyễn Thị Thanh Toàn – giáo viên Trường Tiểu học Hương Liên (huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh) cho hay cô đang lên kế hoạch để hướng dẫn các kỹ năng sống cho trẻ em dân tộc Chứt. “Tôi đang đề nghị huyện ddđoàn hỗ trợ 5 sinh viên tình nguyện để tổ chức ôn tập hè cho các cháu. Tôi cũng tổ chức các buổi ngoại khóa về tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy rừng và dạy bơi cho các cháu”.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Trần Xuân Tĩnh – Trưởng phòng GDĐT huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết: “Có nhiều địa phương điều kiện các địa điểm vui chơi chắc chắn khó khăn hơn nhiều ở thành phố. Đăc biệt là sân chơi, trò chơi của các em ở nông thôn hầu như không có. Điều mà tôi thấy băn khoăn nhất là sự quản lý không chặt của gia đình sẽ dẫn đến tình trạng đuối nước, mất an toàn giao thông… Chúng tôi đang khuyến khích các địa phương mở các lớp bơi, vừa là sân chơi để các em nắm được những kiến thức cơ bản về bơi, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra”.
Theo Danviet
Lời hấp hối của con trai 6 tuổi khiến người mẹ có vấn đề về thính giác nghe lại được
Cuộc sống của cặp vợ chồng dưới đây kết thúc bằng một bi kịch không ai mong muốn. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho các bậc làm cha, làm mẹ.
Cô Liu đã kết hôn với một người đàn ông ở cùng làng vào năm 18 tuổi. Cuộc hôn nhân trở nên viên mãn hơn khi cô hạ sinh được một bé trai kháu khỉnh, bụ bẫm.
Nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc đó chẳng kéo dài được mãi. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đã biến chồng cô trở thành một kẻ cục tính, vũ phu. Và trong một lần chồng say xỉn, Liu đã hứng cả cú tát trời giáng của anh ta. Nó mạnh đến mức khiến cô ngất xỉu, ở một bên tai còn có máu chảy ra. Sau khi tỉnh dậy, đôi tai cô đã không còn nghe được như trước nữa, nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau cái tát đó.
Cuộc sống của Liu ngập trong bạo lực gia đình (Ảnh minh họa)
Liu đã thực sự mệt mỏi với cuộc sống gia đình này. Cô quyết định ôm con lên thành phố tìm việc, bỏ lại gã chồng vũ phu với những trận đánh đập tàn nhẫn. Cuộc sống khó khăn là thế, nhưng mỗi khi nhìn thấy đứa con trai 6 tuổi, Liu lại lau nước mắt và an ủi mình phải cố gắng tiếp tục để con có cuộc sống tốt hơn. Chính vì thính giác đã có vấn đề nên cô rất khó tìm việc làm, tới đâu cũng bị từ chối. May sao trong một lần lang thang ngoài đường, Liu đã được nhận vào làm công việc bốc vác ở siêu thị.
Công việc rất nặng nhọc nhưng lại phù hợp với hoàn cảnh của cô bây giờ, khi không cần phải giao tiếp quá nhiều. Liu cố gắng kiếm tiền để cho con có thể đi học như bạn bè cùng trang lứa.
Rất may khi làm ở siêu thị, mọi người xung quanh biết hoàn cảnh của cô và cũng đã giúp đỡ rất nhiều. Cuộc sống của Liu cũng thoải mái hơn, đủ để chi trả các sinh hoạt phí cũng như chăm sóc đứa con đang tuổi đi học. Cho dù cuộc sống khó khăn nhưng nhìn đứa con trai lớn lên mỗi ngày cũng đủ khiến cô mãn nguyện.
Với tình trạng đôi tai của mình, Liu chỉ có thể xin được làm bốc vác trong siêu thị(Ảnh minh họa)
Nhưng rồi không may khi gã chồng ở quê của cô tìm được hai mẹ con. Hắn ta giờ ngày càng bê tha rượu chè, chỉ coi cô như công cụ kiếm tiền. Hắn ta uy hiếp, nếu Liu không đưa tiền cho hắn thì hắn sẽ bắt con về quê để hai mẹ con không còn được gặp lại nhau nữa. Nhiều lần đã nghĩ đến chuyện tự sát nhưng vì đứa con cô vẫn tiếp tục cố gắng, đối mặt với những trận đòn của chồng mình và nai lưng ra làm để có tiền cho hắn uống rượu.
Một hôm, như thường lệ Liu đến đón con và mua thức ăn để chuẩn bị bữa tối. Và hôm đó con trai được điểm 10 nên cô đã thưởng cho bé một que kem mà nó thích nhất. Vì đang bận mua đồ ăn nên cô đã đưa tiền cho con sang bên đường tự mua mà không biết rằng đó chính là lần cuối cùng mình được thấy nụ cười của con.
Đứa trẻ đang tung tăng sang đường mua kem thì đột nhiên một chiếc xe tải lao tới, mọi người la hét trong khi cô dường như chết lặng. Lao tới chỗ con trai trong nỗi tuyệt vọng, Liu đã gào lên thảm thiết. Cô giống như một con thú hoang đau đớn ôm con trai vào lòng. Máu trong miệng đứa bé chảy ra, người bắt đầu co giật... Và đôi tai tưởng như đã bị hỏng của Liu lại một lần nữa nghe được giọng nói con trai trong lúc hấp hối: "Mẹ... Con chết rồi mẹ sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn... từ giờ mẹ không phải vất vả lo cho con nữa..."... Giọng nói yếu ớt của cậu bé và cảnh tượng đó đã khiến những người xung quanh không cầm nổi nước mắt.
(Ảnh minh họa)
Và cô đã mất con trai mãi mãi chỉ vì một phút sơ sẩy của mình. Chồng Liu sau đó đã rất hối hận và tuyệt vọng khi biết tin. Từ hôm đó hắn đã bỏ hẳn rượu chè, che chở, đùm bọc vợ mình để cùng nhau vượt qua nỗi đau mất mát. Nhưng dường như tất cả đã quá muộn, một gia đình đã từng hạnh phúc giờ chỉ còn là bi kịch. Chỉ tiếc rằng đứa con trai còn quá nhỏ để hiểu cuộc đời, chưa kịp tập hưởng những ngày tháng tươi đẹp đã phải ra đi.
Đây cũng là một lời cảnh tỉnh cho những bậc làm cha, làm mẹ hãy chú ý quan tâm đến con cái. Để những đứa trẻ đều có thể có được một tuổi thơ hạnh phúc trọn vẹn với sự che chở và đùm bọc của cả cha lẫn mẹ.
Theo GĐVN
Vụ cha vợ sát hại con rể: Bị cáo có dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng hơn Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định bị cáo có dấu hiệu phạm tội khác nghiêm trọng hơn. Vì vậy, HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngày 15/11, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1958, ngụ quận Gò Vấp) về tội giết người trong trạng thái kích...