Giao tranh tại Sudan: Một số quốc gia bắt đầu sơ tán công dân
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/4, một số quốc gia bắt đầu sơ tán công dân khỏi Sudan từ một cảng biển, trong khi các cuộc không kích tiếp tục làm rung chuyển thủ đô Khartoum sau một tuần giao tranh giữa quân đội quốc gia và nhóm vũ trang Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản chuẩn bị đáp máy bay quân sự C-130 tại căn cứ không quân Komaki ở tỉnh Aichi để tới Sudan, thực hiện sứ mệnh sơ tán công dân Nhật Bản, ngày 21/4/2023. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Saudi Arabia đã sơ tán công dân vùng Vịnh khỏi Sudan từ một cảng trên Biển Đỏ cách thủ đô Khartoum 650 km. Jordan cũng sẽ sử dụng tuyến đường tương tự cho công dân của mình.
Các nước phương Tây dự kiến gửi máy bay đón công dân của họ từ Djibouti, mặc dù quân đội Sudan cho biết các sân bay ở Khartoum cũng như thành phố lớn nhất khu vực Darfur là Nyala đang gặp vấn đề và không rõ khi nào có thể thực hiện được kế hoạch sơ tán nói trên.
Video đang HOT
Một nhà ngoại giao nước ngoài cho biết một số nhân viên ngoại giao ở Khartoum hy vọng được sơ tán bằng đường hàng không khỏi cảng Sudan trong 2 ngày tới. Đại sứ quán Mỹ cảnh báo công dân rằng họ không thể hỗ trợ các đoàn xe từ Khartoum đến Cảng Sudan và các cá nhân phải tự chịu trách nhiệm khi di chuyển.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Italy tuyên bố đã sẵn sàng triển khai kế hoạch sơ tán khoảng 200 công dân của nước này khỏi Sudan. Chiến dịch này sẽ diễn ra tương tự hoạt động sơ tán được thực hiện tại Afghanistan năm 2021, song sẽ chỉ liên quan đến công dân Italy.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Italy Antonio Tajani xác nhận máy bay thuộc lữ đoàn không quân 46 đã hiện diện ở Djibouti và có thể đưa các công dân Italy đang có mặt ở Sudan đến nơi an toàn trong vài giờ tới.
Cũng trong ngày 22/4, trên tài khoản Twitter, Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Sudan thông báo nước này đã quyết định sơ tán công dân khỏi khu vực xung đột bằng đường bộ qua nước thứ ba. Thông báo nêu rõ các điểm tập trung cho những công dân muốn sơ tán và đưa những khuyến nghị cần thiết cho chuyến đi kéo dài khoảng 22-24 giờ. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ngoại trưởng nước này Mevlut Cavusoglu đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Sudan để thảo luận vấn đề sơ tán công dân.
Trong khi đó, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Cộng hòa (CH) Chad, ông Pierre Honnorat, cho biết cơ quan này dự báo sẽ có thêm nhiều người tị nạn Sudan tới CH Chad để lánh nạn.
Theo ông Honnorat, khoảng 400.000 người tị nạn Sudan đã rời khỏi đất nước trong các cuộc xung đột trước đó, hiện đang phân bố ở 14 trại tạm trú xung quanh khu vực biên giới CH Chad. Ông nhấn mạnh rằng WFP sẽ chuẩn bị đón ít nhất 100.000 người và con số trên thực tế sẽ có thể còn cao hơn nữa.
Khoảng 10.000 đến 20.000 người đã vượt biên giới sang CH Chad một tuần sau khi giao tranh bắt đầu ở thủ đô Khartoum và các khu vực khác của Sudan.
Ngày 20/4 vừa qua, Bộ Y tế Sudan cho biết số người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vũ trang ở nước này đã vượt 600 người. Trong khi đó, theo số liệu cập nhật ngày 21/4 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 413 người đã thiệt mạng và 3.551 người khác bị thương kể từ khi giao tranh nổ ra hôm 15/4 giữa các lực lượng trung thành với Tư lệnh quân đội, Tướng Abdel Fattah al-Burhan và người đứng đầu nhóm RSF bán quân sự, Tướng Mohamed Hamdan Daglo.
Mỹ và EU lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi Sudan
Mỹ và EU đang chuẩn bị phương án sơ tán công dân trong bối cảnh các cuộc giao tranh vũ trang diễn ra dữ dội ở thủ đô của Sudan.
Người dân Sudan đi sơ tán do giao tranh. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 21/4 cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị nhiều phương án nhất có thể để sơ tán công dân khỏi Đại sứ quán Mỹ ở Sudan, song chưa có quyết định nào được đưa ra.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Austin nói: "Chúng tôi đã triển khai một số đơn vị đến hiện trường để đảm bảo sẵn sàng đưa ra nhiều lựa chọn nhất có thể nếu được yêu cầu".
Trước đó ngày 20/4, Mỹ cho biết đang triển khai lực lượng bổ sung đến căn cứ của nước này ở Djibouti phòng khi diễn ra một cuộc sơ tán khỏi Sudan
Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/4 cũng thông báo họ đang lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi Khartoum khi an ninh cho phép, trong bối cảnh các cuộc giao tranh vũ trang diễn ra dữ dội ở thủ đô của Sudan.
Một quan chức cấp cao của EU nêu rõ: "Chúng tôi đang nỗ lực điều phối một chiến dịch để đưa những người dân thường của khối ra khỏi thành phố đang ở trong tình trạng có nguy cơ cao này. Chúng tôi đang nghiên cứu các khả năng khác nhau để đưa người dân ra ngoài. Hiện tại, đánh giá của những người có mặt tại hiện trường, trong đó có các nhà ngoại giao của EU, là các điều kiện an ninh không phù hợp để tiến hành một chiến dịch như vậy".
Quan chức trên cho biết EU và 7 quốc gia thành viên có sứ mệnh ở Sudan đang xem xét việc đưa khoảng 1.500 công dân EU bị mắc kẹt ở Khartoum ra ngoài bằng đường bộ do sân bay bị đóng cửa, nhưng sẽ cần phải ngừng bắn trong 3 ngày để thực hiện một chiến dịch như vậy.
Indonesia đang chuẩn bị công tác sơ tán công dân khỏi Sudan Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho hay việc chuẩn bị sơ tán đang tiếp tục được hoàn thiện trong khi chờ đợi thời điểm thích hợp và cân nhắc đến sự an toàn của các công dân Indonesia. Xe kỹ thuật quân sự của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) gác bên ngoài một văn phòng xuất bản ở phía Nam thủ đô...