Giao tranh tại Sudan: Đoàn xe viện trợ nhân đạo của LHQ đến Đông Darfur
Ngày 7/8, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) thông báo đoàn xe viện trợ nhân đạo của tổ chức này đã đến Đông Darfur.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi nổ ra giao tranh ở Sudan hồi giữa tháng 4, đoàn xe viện trợ nhân đạo của LHQ đến khu vực trên.
Người dân tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Bentiu, Nam Sudan ngày 6/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo OCHA, cơ quan này đã đàm phán để đoàn xe chở 430 tấn hạt giống, do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cung cấp đi từ bang White Nile sang Đông Darfur.
Trong một tuyên bố, OCHA nhấn mạnh cần khẩn trương tiếp cận nhân đạo hơn nữa để tất cả các vùng nông nghiệp Darfur đều được hưởng lợi từ việc cung cấp hạt giống. Tất cả các bên cũng phải tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận với đất nông nghiệp và đảm bảo họ được bảo vệ khi trồng trọt và thu hoạch mùa màng. OCHA nêu rõ vụ mùa thất bát sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn nữa đối với tất cả cộng đồng ở Darfur.
Video đang HOT
Kể từ khi xung đột nổ ra ở Sudan hôm 15/4, hàng viện trợ đến được khu vực nghèo khó phía Tây Darfur chỉ thông qua tuyến đường biên giới từ Chad.
Trước đó, báo cáo mới do IPC – đối tác của LHQ trong lĩnh vực an ninh lương thực – công bố ngày 2/8, ước tính số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại Sudan đang tăng nhanh hơn dự báo, lên mức 20,3 triệu người, tương đương 42% dân số nước này. So với cùng kỳ năm ngoái, số người mới lâm vào cảnh đói kém và cần hỗ trợ khẩn cấp ở Sudan đã tăng thêm 8,6 triệu người.
Trong khi đó, giao tranh dữ dội giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF) vẫn tiếp diễn.
Các nhân chứng cho biết pháo kích dữ dội diễn ra ở các khu phố cổ của Omdurman, khiến người dân phải sơ tán. Giao tranh giữa hai bên đã làm hư hại nhiều nhà cửa. Thống kê cho thấy ít nhất 5 người đã thiệt mạng.
Trước những diễn biến trên, Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp Sudan (TSC) Malik Agar đã công bố lộ trình nhằm chấm dứt xung đột, trong đó có việc đẩy nhanh cung cấp viện trợ nhân đạo, bảo vệ dân thường và bắt đầu quá trình chính trị dựa trên việc thành lập nhà nước.
Cũng trong ngày 7/8, theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, Ngoại trưởng nước này Sameh Shoukry nhấn mạnh các nước láng giềng của Sudan cần có tiếng nói thống nhất, để thuyết phục các bên tại quốc gia Đông Phi này chấm dứt những hành động thù địch.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Shoukry được đưa ra trong cuộc họp đầu tiên của cơ chế cấp bộ trưởng các nước láng giềng của Sudan, do Cộng hòa Chad tổ chức tại thủ đô N’Djamena, với sự tham dự của Libya, CH Trung Phi, Nam Sudan, Ethiopia và Eritrea. Ngoại trưởng Ai Cập nhấn mạnh tình hình thảm khốc mà hàng triệu người dân Sudan đang phải đối mặt như thiếu lương thực, thuốc men và hàng hóa thiết yếu.
Bên cạnh đó, ông Shoukry kêu gọi trong quá trình trợ giúp Sudan, các nước láng giềng nên tôn trọng chủ quyền của nước này và không “áp đặt điều kiện đối với bất kỳ bên nào”, cũng như cần đảm bảo viện trợ đến được với những người đang có nhu cầu cả trong và ngoài Sudan một cách kịp thời. Ông cũng tái khẳng định sự quan tâm của Ai Cập trong việc làm trung gian hòa giải giữa các bên xung đột tại Sudan.
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Sudan
Ngày 19/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi các nước tăng cường cam kết viện trợ cho Sudan - nơi xung đột giữa quân đội chính phủ và nhóm bán quân sự Các lực lượng (RSF) đã khiến hơn 2,2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, cũng như châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn.
Người dân tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Bentiu, Nam Sudan ngày 6/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
LHQ ước tính cần khoảng 3 tỷ USD trong năm nay để cứu trợ nhân đạo cho người dân ở Sudan cũng như những người đã tị nạn ở nước ngoài, song hiện các nhà tài trợ mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ của con số trên.
Phát biểu tại một hội nghị gây quỹ cho Sudan, do LHQ, Đức, Saudi Arabia, Qatar, Ai Cập tổ chức, Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh: Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế, Sudan có thể nhanh chóng trở thành nơi không có luật pháp, gây ra tình trạng bất ổn trên khắp khu vực. Do đó, ông kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp kinh phí để viện trợ nhân đạo, hỗ trợ cho những người đang phải sống trong những điều kiện khó khăn và nguy hiểm nhất.
Cùng ngày, Đức cam kết viện trợ 200 triệu euro (218,4 triệu USD) cho Sudan và khu vực cho đến năm 2024, trong khi Qatar cung cấp 50 triệu USD. Về phần mình, LHQ cho biết sẽ phân bổ thêm 22 triệu USD để giải quyết các nhu cầu ưu tiên.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), kể từ khi xung đột bùng phát tại Sudan, khoảng 2,2 triệu người Sudan đã buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn trên phạm vi toàn quốc, hơn 1 triệu người phải chạy trốn khỏi Khartoum, trong đó 528.000 người tìm nơi nương náu tại các quốc gia láng giềng.
Trong khi đó, LHQ cho biết khoảng 25 triệu người, tương đương hơn 50% dân số của Sudan, đang cần được hỗ trợ và bảo vệ. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 5, lời kêu gọi quyên góp 2,6 tỷ USD để hỗ trợ nhân đạo cho người dân ở Sudan trong năm nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 17%, trong khi yêu cầu riêng rẽ đối với khoản tiền gần 500 triệu USD để hỗ trợ người dân sơ tán khỏi Sudan mới chỉ đáp ứng được 15%.
Tình hình nhân đạo tại Sudan hiện rất nghiêm trọng, khi toàn bộ các quận ở thủ đô Khartroum đã không còn nước sạch, chỉ có điện vài giờ trong tuần. Hầu hết các bệnh viện tại khu vực chiến sự đều không hoạt động, trong khi các cơ sở cứu trợ thường xuyên bị cướp bóc.
Xung đột tại Sudan bước sang tuần thứ 6, khủng hoảng nhân đạo ngày một nghiêm trọng Đêm 19 và sáng 20/5, giao tranh vẫn tiếp diễn giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch. Nhiều cuộc không kích đã xảy ra ở các khu vực lận cận thủ đô Khartoum trong bối cảnh nhiều dân thường đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày...