Giao tranh dữ dội ở cửa ngõ Slavyansk
Nhiều người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh quyết liệt tại các cửa ngõ vào thành phố Slavyansk, miền đông Ukraine hôm 5.5.
Nhiều cửa ngõ vào Slavyansk đã bị quân đội Ukraine kiểm soát – Ảnh: Reuters
Vụ đọ súng kéo dài gần 2 giờ ở ngoài rìa Slavyansk đã khiến ít nhất 4 binh sĩ chính quyền Kiev thiệt mạng và 30 người khác bị thương, chưa rõ thương vong của phe chống đối, AFP dẫn tin từ Bộ Nội vụ Ukraine cho hay. Theo các nhân chứng tại hiện trường, nhiều xe cứu thương đã được điều đến khu vực xảy ra đọ súng. Trong khi đó, phe chống đối cáo buộc quân đội sử dụng máy bay trực thăng và tên lửa tấn công vào một địa điểm khác ở ngoại ô phía nam thành phố. Một số nguồn tin không chính thức nói các tay súng ở Slavyansk đang sử dụng xe thiết giáp chiếm được từ tay quân đội hồi tháng trước để chống trả nhưng thành phố “đã bị bao vây hoàn toàn”.
Video đang HOT
Trong khi đó, miền nam Ukraine cũng vẫn tiếp tục bất ổn khi hàng ngàn người biểu tình tấn công các đồn cảnh sát ở thành phố Odessa, đe dọa biến nơi đây thành một mặt trận mới chống chính phủ lâm thời Ukraine. Đến ngày 5.5, cảnh sát Odessa phải thả 67 người bị bắt sau vụ bạo loạn làm 42 người thiệt mạng hôm 2.5. Động thái này khiến chính quyền Kiev nổi giận và Bộ Nội vụ Ukraine quyết định điều lực lượng đặc nhiệm mới tới Odessa đồng thời sa thải toàn bộ lãnh đạo cảnh sát địa phương, theo Reuters. Đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt cho hay trái với những lời cáo buộc từ Kiev, không có bằng chứng về sự dính líu trực tiếp của Nga ở Odessa. Ông Pyatt còn kêu gọi nhanh chóng điều tra về “những kẻ ném đá giấu tay”. Nga thì tiếp tục lên án chiến dịch của quân đội Ukraine và tuyên bố đã “nhận được hàng ngàn lời kêu gọi trợ giúp” từ người dân ở miền đông Ukraine.
Nga cũng cho biết người đứng đầu Tổ chức Hợp tác An ninh châu Âu (OSCE) Didier Burkhalter sẽ đến Moscow vào ngày 7.5 để thảo luận tìm giải pháp cho khủng hoảng Ukraine. Cuộc gặp được thông báo sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, theo AFP.
Máy bay chiến đấu Nga xuất hiện ở Crimea Hàng chục chiếc oanh tạc cơ và chiến đấu cơ của Nga đã xuất hiện trên bầu trời bán đảo Crimea, AFP dẫn nguồn từ nhiều nhân chứng và chuyên gia cho hay. Một chuyên gia hàng không địa phương cho biết ông đã nhìn thấy vài chiếc máy bay ở Simferopol, thủ phủ Crimea, bao gồm máy bay ném bom chiến lược siêu thanh hạng nặng, máy bay vận tải quân sự, máy bay tiếp liệu và chiến đấu cơ MiG-29. Một chuyên gia khác tên Alexei Savich kể lại đã nhìn thấy máy bay Sukhoi Su-34. Theo AFP, một số người dân Ukraine tỏ ra hoảng sợ vì cho rằng Nga sắp “tiến hành xâm lược”. Tuy nhiên, báo chí Nga đưa tin các máy bay trên đang diễn tập để chuẩn bị cho cuộc diễu binh mừng Ngày chiến thắng phát xít 9.5 tại Crimea và Tổng thống Putin có thể sẽ tham dự. Moscow từ chối bình luận về các thông tin trên.
Theo TNO
Bóng ma cực hữu trong khủng hoảng Ukraine
Lo ngại về các hành động của phe cực hữu tại Ukraine, Nga đang khẩn trương thu thập bằng chứng về lực lượng này để tìm biện pháp đối phó.
Tình hình bạo lực tại Ukraine thời gian qua được cho là có bàn tay của phe cực hữu - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đang thu thập tất cả các dữ kiện cho thấy tình trạng vô luật pháp của các nhóm cực đoan và sẽ hoàn thành công việc này sớm nhất có thể", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại phiên họp của Thượng viện nước này ngày 21.3. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các đảng cực hữu đang gia tăng ảnh hưởng ở Ukraine và bị cáo buộc đứng sau những vụ việc đẫm máu ở Ukraine lẫn tại Crimea. Cùng ngày, chính quyền Crimea tuyên bố có thể phe cực hữu đã đứng sau vụ những tay súng bắn tỉa lạ mặt bắn chết một quân nhân Ukraine và một người thuộc lực lượng tự vệ Crimea tối 18.3, theo Interfax. Người đứng đầu chính quyền Crimea Sergey Aksyonov gọi đây là hành động khiêu khích nhằm kích động bạo lực trong khu vực.
Cáo buộc trên không phải không có cơ sở, khi trước đó Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet từng nêu nghi vấn về việc chính một số người thuộc phe cực hữu trong chính quyền lâm thời Ukraine hiện tại đã thuê lính bắn tỉa hạ sát nhân viên an ninh và cả người biểu tình trong đợt chính biến phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych, theo Đài Russia Today. Kiev đã tuyên bố sẽ thành lập ủy ban điều tra vụ việc nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Cũng trong ngày 21.3, Tổng thống Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga và bổ nhiệm ông Oleg Belavensev làm đại diện toàn quyền tại đây sau khi hiệp ước được lưỡng viện lập pháp Nga thông qua. Đến nay, theo AFP, đã có 72 cơ sở quân sự của Ukraine tại Crimea kéo cờ Nga, bao gồm một số tàu hải quân ở biển Đen. Lo ngại hiệu ứng Crimea có thể lan rộng, chính quyền Kiev hôm qua tuyên bố sẽ "đáp trả quân sự" trước mọi động thái sáp nhập các vùng miền đông Ukraine. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi có tin Nga đang tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới giáp miền đông và nam Ukraine, theo ABC News. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel trong cuộc điện đàm hôm qua rằng Nga không bao giờ có ý định tấn công miền đông Ukraine.
Lộng hành tại Kiev Giám đốc Truyền hình quốc gia Ukraine (NTU) Oleksandr Panteleymonov đã bị một nhóm nghị sĩ thuộc đảng cực hữu Svoboda đánh đập và ép ký đơn từ chức, theo BBC. Đoạn phim vừa được công bố trên mạng cho thấy nhóm người trên xông vào phòng làm việc của ông Panteleymonov ở Kiev chửi mắng, đánh tát và dúi đầu ông này xuống bàn sau khi NTU cho phát sóng về lễ ký kết Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga. Đảng Svoboda còn cáo buộc truyền hình quốc gia "tẩy não" người Ukraine với loạt phim tài liệu về quân đội Nga. Đến nay, những kẻ tấn công vẫn chưa bị xử phạt gì.
Theo TNO
Lở đất kinh hoàng ở Afghanistan Giới chức Afghanistan chấm dứt nỗ lực cứu hộ nạn nhân vụ lở đất kinh hoàng ngày 2.5 giữa lúc có tường thuật rằng hơn 2.100 người đã thiệt mạng. Người dân tham gia đào bới tại hiện trường lở đất - Ảnh: Reuters Tại làng Ab Barak thuộc tỉnh Badakhshan, nơi vừa hứng chịu hai đợt lở đất liên tiếp trong vòng...