Giao tranh căng thẳng, các bệnh viện ở Rafah rơi vào tình cảnh thảm khốc
Giới chức y tế ở Rafah cảnh báo các bệnh viện trong thành phố này có nguy cơ bị quá tải khi người bệnh và người bị thương tăng mạnh, trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn và các tuyến đường vào Gaza vẫn bị phong toả.
Bệnh viện Abu Yousef al-Najjar đã được sơ tán sau khi quân đội Israel nắm quyền kiểm soát cửa khẩu biên giới Rafah. Ảnh: Anadolu
Theo trang The Guardian (Anh), hôm 7/5, các bác sĩ và bệnh nhân đã vội vã sơ tán khỏi Bệnh viện Abu Yousef al-Najjar, một trong số ít bệnh viện còn hoạt động ở Rafah, sau khi quân đội Israel kiểm soát cửa khẩu biên giới gần đó với Ai Cập trong cuộc đột kích lúc rạng sáng.
Ông Marwan al-Hams, Giám đốc Bệnh viện Najjar, cho hay: “Đó là một trải nghiệm cay đắng và tình hình hiện nay thật thảm khốc”.
Cửa khẩu Rafah, tuyến đường viện trợ quan trọng vào Gaza trong những tháng gần đây, vẫn đóng cửa hôm 8/5, cắt đứt nguồn cung vô cùng cần thiết, bao gồm cả nhiên liệu cho dải đất này.
Cùng ngày, cửa khẩu Kerem Shalom đã mở cửa trở lại sau 48 giờ. Đây là cửa khẩu nằm ở đường biên giới giữa Ai Cập, Israel và Gaza, một trong những điểm trung chuyển chính cho hàng hóa ra vào Gaza, cách Rafah 1,6 km về phía đông. Tuy nhiên, giao thông đã phải tạm dừng do lực lượng Israel tiếp tục pháo kích vào vùng lân cận và Hamas liên tục phóng tên lửa đáp trả.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết giới chức đang điều tra vụ tấn công một phương tiện chở công nhân Palestine ở cửa khẩu Kerem Shalom khiến một số người bị thương.
Các cuộc không kích liên tục đã gây áp lực lên các cơ sở y tế ở Rafah, khi nhiều người bị thương đang rất cần điều trị. Đã có những vụ nổ và tiếng súng xuất hiện ở khu vực giao lộ Rafah trong đêm, trong đó có hai vụ nổ lớn vào sáng sớm ngày 8/5.
Tại bệnh viện Kuwait, những người bị thương được chuyển đến bằng xe kéo thô sơ. Quân đội Israel cho biết họ đã tấn công hàng chục mục tiêu Hamas trong đêm.
Với việc kiểm soát cửa khẩu Rafah, Israel hiện kiểm soát tất cả các cửa khẩu của Gaza lần đầu tiên kể từ khi rút quân khỏi vùng lãnh thổ này gần hai thập kỷ trước. Mặc dù trong phần lớn thời gian đó, Israel vẫn duy trì phong tỏa khu vực này cùng Ai Cập.
Cửa khẩu Rafah là lối thoát khả thi duy nhất khỏi Gaza và là huyết mạch dẫn ra thế giới bên ngoài. Đây là lối ra duy nhất từ Gaza mà không dẫn đến lãnh thổ Israel.
Bộ Y tế Gaza cho biết hàng chục bệnh nhân và người bị thương, những người dự định sơ tán khỏi Rafah hôm 6/5 để điều trị y tế, đã bị mắc kẹt.
Tiến sĩ Subhi Sukeyk, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Thổ Nhĩ Kỳ – Palestine ở thành phố Gaza, cho biết những người này bao gồm cả bệnh nhân ung thư.
“Tình hình rất xấu. Chúng tôi đang cố gắng làm việc trong một bệnh viện dã chiến rất nhỏ với nguồn lực rất hạn chế. Chúng tôi không nhận được nguồn cung thuốc điều trị ung thư. Vì vậy, chúng tôi đã mất rất nhiều bệnh nhân. Nhiều người trong số họ phải rời Gaza càng sớm càng tốt nhưng họ không thể vì Rafah đã đóng cửa. Tình hình không thể diễn tả bằng lời”, ông nói.
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel ở Rafah. Ảnh: Tân Hoa xã
Video đang HOT
Ngoài ra, có nhiều lo ngại rằng số ca mắc bệnh viêm gan, viêm dạ dày ruột bùng phát trên diện rộng. Đây là hậu quả của tình trạng quá tải, điều kiện mất vệ sinh và nhiệt độ tăng cao khi mùa hè đến gần. Trong khi đó, bệnh viện phụ sản chính ở Rafah đang buộc phải ngừng tiếp nhận bệnh nhân.
Chỉ 1/3 trong số 36 bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Gaza còn hoạt động và tất cả đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế cơ bản, nhiên liệu và nhân lực trầm trọng. Hôm 8/5, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết chỉ còn đủ nhiên liệu để vận hành các dịch vụ y tế ở phía nam Gaza trong 3 ngày nữa.
Giám đốc Bệnh viện Najjar cho biết tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đã tăng hơn gấp đôi trong những tháng gần đây do thiếu thuốc men, thiết bị và nhân viên y tế.
Ông đã sốc trước cảnh tượng hỗn loạn khi sơ tán bệnh nhân khỏi Bệnh viện Najjar. Các nhân viên y tế cuống cuồng tìm giải pháp thay thế cho những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc bị thương. Thậm chí, một số người phải chuyển đến các cơ sở khác ở Rafah hoặc thị trấn Khan Younis bằng xe lừa bởi không có xe cứu thương.
Trước khi xung đột nổ ra, Rafah có khoảng 300.000 dân. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 1,2 triệu người khi thành phố này liên tục đón dòng người di cư từ những nơi khác ở Gaza đến trong suốt cuộc xung đột kéo dài 7 tháng.
Ông Muhammad Moein al-Hour Hakim, bác sĩ tại Bệnh viện Najjar, cho biết thuốc gây mê và ôxy sắp hết. “Tình cảnh rất khó khăn nên chúng tôi phải rời đi. Nhưng khi rời đi, chúng tôi bỏ lại tất cả vật tư, trang thiết bị và thuốc men y tế”, ông nói.
Trong khi đó, nhiều nhân viên y tế đã nhiều lần phải sơ tán, vật lộn để nuôi sống và bảo vệ gia đình họ.
Giám đốc bệnh viện Najjar cho biết nhiều ngôi nhà của đồng nghiệp ông đã bị phá hủy và có rất nhiều người thân của ông đang sơ tán khỏi những nơi khác ở Gaza.
“Nhiều người thân và bạn bè của tôi đã thiệt mạng. Hôm qua tôi đã mất 4 người anh em họ, và cách đây không lâu tôi cũng đã mất 10 người anh em họ và hàng chục người thân trong gia đình tôi bị thương ở Gaza. Cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn”, ông Hams chia sẻ.
Người dân Palestine mang theo đồ đạc sơ tán khỏi Rafah hôm 7/5. Ảnh: APAImages/Rex/Shutterstock
Không rõ liệu Israel kiểm soát Rafah có phải là khởi đầu cho cuộc tấn công toàn diện vào thành phố này hay không. Giới chức cho rằng cuộc tấn công quân sự sẽ không dừng lại trước khi Hamas bị tiêu diệt hoàn toàn ở Gaza hoặc phong trào này thả các con tin mà họ bắt giữ.
Israel cho rằng Rafah là thành trì của Hamas. Mục tiêu của Israel là đảm bảo Hamas không còn gây ra mối đe dọa ở Gaza. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách tiêu diệt và bắt giữ các tay súng và thủ lĩnh Hamas còn lại ở thành phố này.
Cho đến nay, ít nhất 34.700 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel. Cuộc tấn công này diễn ra sau khi Hamas đột kích vào miền nam Israel hồi tháng 10/2023, khiến khoảng 1.200 người, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và bắt giữ 250 con tin.
Giới chức viện trợ cảnh báo việc đóng cửa các cửa khẩu kéo dài do giao tranh leo thang có thể khiến hoạt động viện trợ gặp khó khăn và trở thành thảm họa nhân đạo.
Bác sĩ Ali Barhoum, Phó trưởng khoa cấp cứu tại Bệnh viện Najjar, nói rằng ông không biết phải làm thế nào để giữ an toàn cho gia đình.
“Một tháng trước, tôi đưa vợ con đến nhà họ hàng và hiện tại ngôi nhà đó nằm trong khu vực bị quân đội Israel đe dọa. Giờ đây, tôi không biết mình có thể đi đâu cùng họ”, ông cho hay.
Lý do Israel muốn chiếm Rafah, nơi nương náu của hàng triệu người Palestine
Tại sao Israel muốn tấn công vào Rafah, nơi hiện có hơn một triệu người Palestine đang nương náu, và tác động của việc này là gì? Mỹ và các nước trong khu vực phản ứng ra sao?
Người dân nhận thức ăn cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 19/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ Israel đã công bố kế hoạch tăng cường mở rộng các hoạt động quân sự ở phía nam Gaza, trong bối cảnh xung đột vẫn đang diễn ra ác liệt với tổ chức chiến binh Palestine Hamas.
Vào ngày 7/10/2023, Hamas phát động cuộc tấn công vào Israel khiến 1.200 người thiệt mạng và khoảng 250 người bị bắt làm con tin. Cuộc phản công của Israel kể từ đó đã khiến gần 28.000 người thiệt mạng ở Gaza, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Israel tuyên bố mục tiêu của họ là "loại bỏ" hoàn toàn Hamas, nhưng đã có một số hành động gây tranh cãi như cử lực lượng tấn công vào các bệnh viện ở Gaza với lý do nhằm vào các mục tiêu ẩn giấu của Hamas. Và giờ đây là quyết định gây tranh cãi lớn: tấn công vào Rafah, thành phố ở miền nam Gaza đang là nơi nương náu của 1,4 triệu dân thường Palestine.
Tại sao Israel muốn chiếm Rafah?
Ngày 9/2, văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết: "Không thể đạt được mục tiêu chiến tranh là loại bỏ Hamas mà để lại 4 tiểu đoàn Hamas ở Rafah. Mặt khác, rõ ràng là một chiến dịch quy mô lớn ở Rafah đòi hỏi phải sơ tán dân thường khỏi khu vực chiến sự. Đó là lý do tại sao Thủ tướng chỉ đạo IDF và cơ quan quốc phòng trình lên nội các một kế hoạch kép vừa sơ tán dân chúng vừa giải tán các tiểu đoàn [Hamas]".
Về cơ bản, ông Netanyahu nói rằng hành động quân sự sẽ chỉ kết thúc khi Hamas bị "loại bỏ". "Nếu chúng ta không tiêu diệt những kẻ khủng bố Hamas, những kẻ 'phát xít mới', thì vụ thảm sát tiếp theo chỉ còn là vấn đề thời gian". Ông cũng nói rằng việc yêu cầu Israel không tiến vào Rafah cũng giống như bảo họ thua trong cuộc chiến chống lại Hamas.
Tầm quan trọng của Rafah
Theo Liên hợp quốc, hơn 1,4 triệu người hiện đang sinh sống ở Rafah, nơi từng là thành phố chỉ 300.000 dân. Dân số tăng vọt là do các lực lượng Israel đã tấn công tất cả các khu vực khác của Dải Gaza chật hẹp. Chỉ một tuần sau cuộc tấn công của Hamas, vào ngày 13/10, quân đội Israel đã yêu cầu 1,1 triệu người sống ở phía bắc Gaza sơ tán trong vòng 24 giờ khi cuộc tấn công của Tel Aviv bắt đầu.
Hơn 1 triệu người bị dồn vào Rafah, coi đây là nơi nơi ẩn náu chính của người Palestine trong bối cảnh Israel xâm chiếm Gaza.
Rafah cũng nằm gần Ai Cập và có cửa khẩu biên giới giúp cung cấp thực phẩm và nhiên liệu cho Gaza. Vì dải đất này giáp biển Địa Trung Hải ở phía tây và Israel ở phía đông, nên người dân ở đây không có trạm kiểm soát hoạt động nào khác để rời khỏi khu vực. Vào tháng 11/2023, Ai Cập đã cho mở một phần cửa khẩu Rafah, cho phép những người bị thương nặng và người nước ngoài di chuyển sang Ai Cập.
Vấn đề Rafah cũng có nguồn gốc lịch sử. Trở lại năm 1967, Israel đã gây chiến với Ai Cập (nước đã kiểm soát Gaza từ năm 1957) và Jordan (nước kiểm soát khu vực Bờ Tây của người Palestine từ năm 1950).
Israel nắm quyền kiểm soát các khu vực này sau chiến tranh Sáu Ngày năm 1967, nhưng đã buông bỏ một số quyền kiểm soát vào thập niên 1990 sau khi Hiệp định Oslo được ký kết với các nhà lãnh đạo Palestine. Tuy nhiên, người Israel vẫn tiếp tục sống ở đó (gọi là "người định cư").
Chính phủ Israel đã rút các khu định cư vào năm 2005. "Mục đích của kế hoạch này là cải thiện an ninh và vị thế quốc tế của Israel trong trường hợp không có đàm phán hòa bình với người Palestine", tuyên bố của Tel Aviv cho biết.
Tại sao người Palestine lo lắng
Với việc Israel bắn phá Dải Gaza trong những tháng gần đây, không có nhiều lựa chọn khả thi về nơi an toàn và trú ẩn cho người Palestine. Hiện tại, việc tiếp cận các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nước và điện còn hạn chế.
Hơn nữa, một số người cũng tin rằng cuộc xung đột có thể dẫn tới việc có thêm nhiều khu định cư của Israel ở Dải Gaza. Vào tháng 3/2023, Quốc hội Israel "đã bãi bỏ Đạo luật năm 2005 quy định bốn khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây phải bị dỡ bỏ cùng lúc với việc lực lượng Israel rút khỏi Dải Gaza".
Đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo qua cửa khẩu Rafah để vào Dải Gaza, ngày 21/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc hội Israel lưu ý rằng động thái này đến từ chính phủ cực hữu của Thủ tướng Netanyahu, "được dẫn đầu bởi các nhà lãnh đạo định cư và các đồng minh, nhằm thúc đẩy hoạt động định cư trên lãnh thổ của người Palestine".
Một báo cáo của New York Times trong năm nay cũng cho biết: "Một nhóm người Israel hy vọng sống ở Gaza khi chiến tranh kết thúc đã công bố các bản đồ thể hiện các thị trấn có đa số người Do Thái nằm rải rác trên lãnh thổ. Các nhà lập pháp Israel cực hữu đã soạn thảo kế hoạch hợp pháp hóa các khu định cư như vậy. Và Bộ trưởng an ninh quốc gia Israel đã kêu gọi cư dân Arab rời khỏi Gaza để người Do Thái có thể sinh sống ở dải đất ven biển này".
Báo cáo dẫn lời một người lính dự bị Israel, có gia đình sống ở Gaza trước năm 2005, nói: "Ngay khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi sẽ xây dựng nhà của mình ở đó. Câu hỏi không phải là liệu chúng tôi có quay trở lại khi cuộc chiến kết thúc hay không mà là liệu có còn Gaza hay không."
Kế hoạch gây tranh cãi
Tuy nhiên, kế hoạch tấn công Rafah của Israel đã vấp phải nhiều chỉ trích, từ ngay cả đồng minh thân cận nhất là Mỹ. Mỹ đã lên tiếng về các cuộc tấn công đang diễn ra. Tổng thống Joe Biden hôm 9/2 cho biết phản ứng của Israel là "quá mức".
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết bất kỳ cuộc tấn công trên bộ nào của Israel vào Rafah sẽ gây ra "hậu quả thảm khốc". Qatar và Saudi Arabia cũng cảnh báo về hậu quả. Ai Cập đe dọa đình chỉ hiệp ước hòa bình với Israel.
Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng vì Ai Cập đã từ chối tiếp nhận người tị nạn từ Gaza. Sự miễn cưỡng này có lẽ được giải thích là do họ không muốn dính líu đến một cuộc xung đột dường như không có hồi kết rõ ràng vào lúc này.
Ai Cập trước đây lo ngại các hoạt động của Hamas và đã giúp phá hủy nhiều đường hầm dưới lòng đất trong khu vực.
"Nhưng các nước Arab và nhiều người Palestine cũng nghi ngờ Israel có thể lợi dụng cơ hội này để thực hiện những thay đổi nhân khẩu học vĩnh viễn nhằm phá hoại các yêu cầu của người Palestine về việc thành lập nhà nước ở Gaza, Bờ Tây và phía đông Jerusalem, nơi cũng bị Israel chiếm giữ vào năm 1967", Tổng thống Ai Cập El-Sisi nhắc lại cảnh báo hôm 7/2. Ông nói rằng "một cuộc di cư khỏi Gaza là nhằm mục đích loại bỏ chính nghĩa của người Palestine".
Hãng tin AP đưa tin Israel đã thực hiện "các cuộc không kích gần như hàng ngày ở Rafah". Mới đây ngày 10/2, ba cuộc không kích đã giết chết 28 người. "Cuộc tấn công đã giết chết nhiều thành viên trong một gia đình, trong đó có tổng cộng 10 trẻ em, đứa nhỏ nhất mới 3 tháng tuổi", AP đưa tin.
Mỹ hoãn gửi bom hạng nặng vì lo ngại Israel sẽ sử dụng ở Rafah Chính quyền Mỹ đã xác nhận thông tin rằng họ đã hoãn gửi một lô hàng lớn gồm những quả bom hạng nặng mà họ lo ngại Israel có thể sử dụng trong chiến dịch lớn trên bộ tại thành phố Rafah ở phía Nam Gaza. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza ngày 7/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo...