Giao tranh ác liệt tại sân bay thủ đô Libya, 47 người đã chết
Các tay súng Hồi giáo tại Libya hôm qua đã tăng cường tấn công vào sân bay quốc tế Tripoli, khiến số người chết sau một tuần giao tranh tăng lên 47 người, thông báo ngày 21/7 của Bộ y tế Libya xác nhận.
Sân bay quốc tế Tripoli đã bị tấn công dữ dội
Các cuộc giao tranh bắt đầu hôm 13/7 đã khiến sân bay này phải đóng cửa. Ngoài 47 người thiệt mạng, còn có ít nhất 120 người khác bị thương, tính tới ngày thứ Bảy vừa qua.
Trong hôm qua, Liên minh châu Âu EU đã lên án các vụ bùng phát bạo lực mới, diễn ra chỉ 2 ngày sau khi thỏa thuận ngừng bắn với các phiến quân đang kiểm soát sân bay bùng phát, vốn cũng đã làm 5 dân thường thiệt mạng.
Một liên minh của các chiến binh Hồi giáo đã mở cuộc tấn công vào sân bay hôm Chủ nhật, và nhiều cuộc đụng độ sau đó lan ra dọc tuyến đường dẫn vào thủ đô của Libya.
Đến tối cùng ngày, giao tranh quanh sân bay có phần lắng xuống, Al-Jilani al-Dahesh, một quan chức an ninh khẳng định với AFP. Dù vậy đụng độ vẫn tiếp diễn quanh khu vực ngoại ô phía Tây, các nhân chứng cho biết.
“Sân bay bị tấn công sáng này bằng đạn cối, rocket và xe tăng” Al-Dahesh cho biết. “Đó là đợt công công lớn nhất cho tới thời điểm này”.
Video đang HOT
Dahesh khẳng định, các chiến binh đang kiểm soát sân bay, có căn cứ chính tại Zintan, phía Tây Nam Tripoli, và được xem như cánh vũ trang của những người theo tư tưởng tự do trong chính phủ, đã đáp trả với hỏa lực mạnh.
Các phiến quân Hồi giáo có sự ủng hộ của nhiều nhóm vũ trang, bao gồm Lữ đoàn Misrata hùng mạnh, vốn giữ vai trò then chốt trong cuộc nổi dậy, lật đổ cựu lãnh đạo Moamer Gadhafi.
Các cuộc đụng độ đã phản ánh những tranh giành quyền lực dữ dội, giữa một bên là những người tự do và bên kia là người Hồi giáo tại quốc hội Libya.
Một quốc hội mới đã được bầu hồi tháng trước, sau khi quốc hội hiện tại bị cáo buộc cố gắng độc chiếm quyền lực. Kết quả bầu cử lẽ ra được công bố trong ngày 20/7, tuy nhiên Ủy ban bầu cử đã hoãn việc này sang hôm nay.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Máy bay Malaysia có thể bị phá hủy trong vòng 12 giây như thế nào?
Với độ chính xác chết người, một hệ thống tên lửa Buk ngày 17/7 được cho là đã bắn hạ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia với 298 người trên khoang.
Theo tờ Daily Mail của Anh, tên lửa đất đối không Buk đã bắn trúng chiếc Boeing 777 của Malaysia với một lực mạnh tới nỗi người dân ở khu vực máy bay rơi cho biết họ nhìn thấy các thi thể rơi "lả tả" từ trên trời xuống.
Mặc dù hiện chưa xác định ai là thủ phạm của vụ bắn tên lửa, nhưng chi tiết về việc vũ khí chết người này có thể lần theo và phá hủy máy bay dân dụng của Malaysia như thế nào ngày càng thấy rõ.
Hệ thống tên lửa Buk, hay còn gọi là SA-11 Gadfly, do Liên Xô chế tạo vào năm 1979, là sự kết hợp của máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Buk gồm 4 tên lửa được đặt trên một bệ quay tròn và bệ này được gắn trên xe chở. Một chiếc xe khác mang theo hệ thống radar để chỉ dẫn cho tên lửa.
Có khả năng mang theo các đầu đạn mạnh (70kg thuốc nổ), Buk có thể đẩy tên lửa lên tới độ cao 23.000m (75.000 feet).
Chỉ mất 5 phút để khởi động hệ thống, 12 phút để chất tên lửa và 8-12 giây để tên lửa vươn tới mục tiêu. Khi đã tới mục tiêu, nó có khả năng gây tử vong 90-95%.
Tên lửa bắn hạ máy bay Malaysia được cho là đã phát nổ khi cách MH17 khoảng 20m, nên đã gây hư hại nghiêm trọng cho các động cơ và hệ thống điều khiển của máy bay. Vụ nổ có thể là do nhiên liệu trên máy bay, khiến cánh và thân bị phá hủy hoàn toàn.
"Bên trong tên lửa có rất nhiều đầu đạn khác nhau", một nguồn tin quân sự cấp cao cho biết với tờ MailOnline của Anh. "Các đầu đạn có thể là các mảnh đạn hoặc vật liệu dễ cháy, tùy vào mục tiêu mà người ta nhắm tới".
"Các đầu đạn có thể cắt máy bay làm đôi, thiêu cháy nó hoặc bung ra một loạt mảnh đạn "băm" vụn máy bay".
Tên lửa được phóng từ sau xe chở. Một thiết bị "tìm kiếm" dài khoảng 35cm trên tên lửa sẽ nhận thông tin về đường đi của máy bay chở khác từ trạm radar trên xe radar.
Phiên bản cũ của tên lửa bay với tốc độ 850m/s, trong khi phiên bản mới hơn là 1.230m/s. với tốc độ đó, tên lửa sẽ tác động tới máy bay trong vòng 8-12 giây sau khi được phóng, tùy thuộc vào phiên bản nào.
Hệ thống tên lửa Buk vẫn được sử dụng rộng rãi ở các nước Liên Xô cũ, trong đó có Ukraine.
Ngay sau vụ rơi máy bay Malaysia, Ukraine cáo buộc lực lượng nổi dậy ở miền đông đã dùng tên lửa Buk bắn hạ. Song phe nổi dậy phủ nhận, khẳng định họ không có tên lửa loại này và nếu có cũng không có khả năng vận hành. Phe nổi dậy cáo buộc chính quân chính phủ Ukraine đã bắn máy bay.
Trung Anh
Theo Dantri/ Daily Mail
Quân ly khai đã chuyển hộp đen máy bay Malaysia tới Mátxcơva? Khi thế giới đang còn bàng hoàng trước thông tin máy bay Malaysia chở 298 người bị bắn hạ ở miền đông Ukraine, một số nguồn tin cho biết quân ly khai Ukraine đã tìm thấy hộp đen máy bay và đã chuyển nó tới Mátxcơva. Máy bay Malaysia Airlines bị bắn hạ trên bầu trời miền nam Ukraine, ở khu vực giao...