Giao tranh ác liệt ở Syria bất chấp kêu gọi ngừng bắn của LHQ
Các vụ đụng độ lại bùng nổ trên khắp Syria bất chấp lời kêu gọi hòa bình của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thêm 26 người nữa đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Trong số đó có 10 người trên một chuyến xe buýt đang hướng về phía Thổ Nhĩ Kỳ để lánh nạn.
Bất chấp lời kêu gọi của Liên hợp quốc, các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn ác liệt ở Syria. Ảnh: AFP
Các nhà quan sát cho hay, chuyến xe khách chở phụ nữ và trẻ em đã bị bắn hạ tại thị trấn Sermin ở tỉnh Idilib thuộc phía Tây Bắc nước này nhưng không xác minh được là do bên nào đã thực hiện.
Hãng tin AFP trích lời một nhà hoạt động đối lập tại hiện trường, ông Milad Fadl cho hay những người dân thường này đang tiến về phía Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các cuộc tấn công ác liệt từ phía quân chính phủ.
Cơ quan Quan sát của Anh trước đó cho biết một cậu bé 17 tuổi đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong một cuộc pháo kích của quân đội chính phủ ở Sermin.
Video đang HOT
Các lực lượng quân đội đã tấn công một loạt các thị trấn trong khi đó các binh lính phiến quân thì nhắm vào các căn cứ quân đội ở một số tỉnh và tuyên bố tiến hành các cuộc tấn công “đánh và rút” ở quanh khu vực thủ đô.
Trong một cuộc tấn công ác liệt nhất, 5 binh sĩ đã bị bắn hạ tại một cuộc tấn công chốt quân sự ở vùng Latakia.
Đây là khu vực có số lượng lớn dân cư thuộc dòng Alawite, các thành viên của nhóm dân tộc thiểu số thuộc dòng Shiite của tổng thống Bashar Assad.
Căng thẳng leo thang nổ ra chỉ vài giờ sau khi Hội đồng Bảo an thông qua một tuyên bố thúc giục ông Assad và các kẻ thù của ông tuân thủ kế hoạch hoà bình do đặc phái viên quốc tế, ông Kofi Annan để xuất một cách đầy đủ và tức thì.
Kế hoạch của ông Annan kêu gọi ông Assad rút binh lính và vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố biểu tình, các bên thù địch ngừng bắn 2 giờ mỗi ngày cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo có thể triển khai đến tất cả các địa điểm bị tàn phá trong các cuộc giao tranh và một đợt kiềm chế tất cả các cuộc đụng độ do Liên hợp quốc giám sát.
Một nhân chứng nói rằng các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra gay gắt ở Sermin, ngôi làng gần thị trấn Binesh ở thành phố Idlib. Xe tăng liên tục nã pháo và khói lửa đen đặc khắp ngôi làng.
Ít nhất 4 thường dân, trong đó có 2 trẻ em đã thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương.
“Xe tăng dừng trên tuyến đường nối Sermin và Binesh chặn mọi nỗ lực sơ tán người bị thương hay dân làng bỏ chạy khỏi các cuộc đụng độ”, phiến quân Abu Salmu tường thuật.
Các quan sát viên cho hay, con số những người thiệt mạng đã lên tới hơn 9100 kể từ khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ nổ ra. Cuộc đàn áp tàn bạo của chính phủ cướp đi hàng chục sinh mạng người dân nước này mỗi ngày.
Về phía phiến quân, Quân đội Tự do Syria (FSA) tuyên bố trong một đoạn video được đẩy lên mạng rằng họ đã thành lập một hội đồng quân sự để hợp tác tiến hành các đợt tấn công “đánh và rút”.
“Tôi, Đại tá Khaled Mohammed al-Hammud tuyên bố thành lập hội đồng quân sự ở Damacus và khu vực do FSA phụ trách các hoạt động”.
Tổ chức Nhân quyền ngày hôm qua đã buộc tội quân chính phủ Syria sử dụng “chiến thuật Homs” để nã pháo vào các khu vực dân cư, triển khai lính bắn tỉa và tấn công những người dân bỏ chạy ở Qusayr, một thị trấn nằm ngay đường giáp biên với Li Băng. Cơ quan này nói rằng quân đội chính phủ đã sử dụng mô hình giống hệt như trên để tấn công ở Idlib và Homs từ đầu tháng 3.
Theo Infonet
3 "vũ khí" giúp Syria đẩy lùi các cường quốc
Khi cuộc khủng hoảng chính trị ở đất nước Syria diễn biến ngày càng nghiêm trọng với các cuộc giao tranh, đụng độ đẫm máu nổ ra liên tiếp giữa quân chính phủ và phe nổi dậy, nhiều người đặt câu hỏi liệu Tổng thống Bashar al-Assad có tránh được số phận bi thảm của Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi hay không?
Tổng thống Assad
Trong làn sóng trào dâng như vũ bão của cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đất nước Libya là điểm nóng gây chú ý nhất của thế giới trong năm ngoái. Đây là nơi chứng kiến cuộc đối đầu quyết liệt nhất, đẫm máu nhất giữa một bên là chính quyền của Tổng thống Gaddafi và bên kia là phe nổi dậy có sự hậu thuẫn của các cường quốc phương Tây. Sau 7-8 tháng giao chiến ác liệt trong thế giằng co với hàng nghìn người dân vô tội thiệt mạng, chính quyền của Tổng thống Gaddafi cuối cùng đã sụp đổ.
Bản thân ông Gaddafi - nhà cầm quyền lâu đời nhất của thế giới Ả-rập và cũng là kẻ thù khó chịu của phương Tây, đã phải chịu một kết cục bi thảm nhất và đẫm máu nhất. Có lẽ cho đến lúc này, nhiều người dân thế giới vẫn chưa quên được hình ảnh ông Gaddafi người bê bết máu bị lôi đi khắp các đường phố ở Sirte. Nhà lãnh đạo oai hùng một thời còn bị các chiến binh nổi dậy xúm vào tra tấn, sỉ nhục, lăng mạ trước khi ông này bị bắn chết một cách bí ẩn. Hình ảnh này đã ám ảnh rất nhiều người.
Không tránh khỏi làn sóng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập, đất nước Syria từ năm ngoái cũng đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị như ở Libya nhưng với mức độ ít nghiêm trọng hơn. Chính quyền của Tổng thống Syria Assad cũng phải đối mặt với hàng loạt các cuộc biểu tình rầm rộ của người dân, nhưng mọi việc vẫn ở trong tầm kiểm soát cho đến tận thời gian gần đây. Khi cuộc chiến ở Libya chính thức kết thúc là lúc tình hình khủng hoảng ở Syria bắt đầu leo thang trầm trọng. Không rõ có phải là do được khích lệ từ kết quả của cuộc nổi dậy ở Libya hay không nhưng phe nổi dậy Syria bắt đầu tuyên chiến với quân chính phủ.
Trong mấy tháng qua, giữa quân chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy đã nhiều lần giao tranh, đụng độ với nhau. Hàng nghìn người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo lực này. Song song với đó, các cường quốc phương Tây cũng liên tục gia tăng sức ép với Tổng thống Assad và tỏ sự ủng hộ đối với phe nổi dậy. Tình hình ở Syria lúc này đã không khác gì so với ở Libya hồi năm ngoái. Chỉ có một khác biệt duy nhất là phương Tây chưa can thiệp quân sự vào Syria.
Trong bối cảnh Tổng thống Assad bị trong ngoài dồn ép quyết liệt như thế, nhiều người tỏ ý lo ngại Nhà lãnh đạo Syria khó lòng tránh khỏi số phận bi thảm như của ông Gaddafi nếu không sớm từ chức. Một số người tin rằng, cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập ở bất kỳ nước nào cũng sẽ có 2 kết quả: một là nhà lãnh đạo nước đó phải ra đi và hai là nhà lãnh đạo đó sẽ phải chịu một kết cục đáng buồn. Khi mà Tổng thống Assad kiên quyết không chịu từ chức, người ta lo ngại kịch bản ở Libya sẽ tái diễn ở Syria. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, nếu xét trong tình hình hiện nay, ông Assad ở thế khác rất nhiều so với ông Gaddafi trước đây. Theo đó, Tổng thống Assad hiện giờ đang nắm giữ nhiều lợi thế giúp ông này tiếp tục duy trì quyền lực của mình ở đất nước Syria.
Thứ nhất và cũng quan trọng nhất là ông Assad vẫn đang có được sự trung thành của một quân đội hùng hậu và tinh nhuệ gồm 330.000 binh lính. Các quan chức lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền của Tổng thống Assad cũng không có dấu hiệu nào chứng tỏ họ sẽ quay lưng lại với ông.
Thứ hai, Tổng thống Assad có được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc - hai thành viên thường trực có tiếng nói quyết định trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Thứ ba, các cường quốc phương Tây rõ ràng đang chùn bước trước một Syria sở hữu quân đội hùng hậu với một loạt hệ thống phòng không và vũ khí hiện đại do Nga cung cấp. Hơn nữa, phương Tây không nhận được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc cho một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria như ở Libya trước đây.
Mặt khác, phe nổi dậy Syria hoàn toàn không thể so sánh với phe nổi dậy ở Libya. Trong khi lực lượng nổi dậy ở Libya là một tập thể khá đoàn kết, gắn bó và có tổ chức thì phe nổi dậy ở Syria lại hết sức lỏng lẻo, mất đoàn kết với đầy rẫy mâu thuẫn. Nếu không có sự giúp sức của phương Tây, phe nổi dậy Syria chắc chắn sẽ không thể nào đương đầu được với quân chính phủ chứ chưa nói đến việc đánh bại được đội quân này. Chính vì thế, sự can thiệp của phương Tây được cho là yếu tố quyết định đến tình hình ở đất nước Trung Đông. Tuy nhiên, lợi thế thứ tư của ông Assad là ở chỗ, phương Tây khó lòng can thiệp được vào Syria.
Tất cả những nhân tố trên đã giúp cho chính quyền của Tổng thống Assad tiếp tục đứng vững trước những sóng gió dồn dập trong thời gian gần đây. Nhiều quan chức phương Tây cũng phải thừa nhận, ông Assad vẫn nắm chắc quyền kiểm soát đất nước trong tay và việc lật đổ chính quyền của ông này là rất khó.
Tuy nhiên, trên chính trường, chẳng ai nói trước được điều gì. Số phận của Tổng thống Assad phụ thuộc rất nhiều vào bản thân ông này. Việc ông có điều đình được các phe nhóm đối lập, có giải quyết được những khó khăn trong nước để trấn an người dân hay không sẽ quyết định đến tương lai của nhà lãnh đạo đang gặp khó này.
Theo VNMedia
Tổng thống Pháp: Assad là "kẻ sát nhân" Hôm nay, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy lên án nhà lãnh đạo Syria hành xử như một tên sát nhân và cần bị đưa ra Tòa án Hình sự quốc tế. Tổng thống Pháp Sarkozy gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad là "kẻ sát nhân". Cùng với những nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu ở Syria, nhà lãnh...