Giao tranh ác liệt ở Sudan, nhiều nước ráo riết sơ tán công dân
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, đã có cuộc điện đàm với tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan, để thảo luận về sự an toàn của các công dân nước này ở Sudan, trong bối cảnh Washington xem xét khả năng sơ tán đại sứ quán khi giao tranh leo thang ở thủ đô Khartoum và các vùng khác của đất nước.
Khói bốc lên từ một vụ nổ ở Khartoum ngày 21/4. Ảnh AP.
Văn phòng của ông Milley ngày 21/4 (giờ địa phương) cho biết hai tướng lĩnh quân đội “đã thảo luận về sự an toàn của người Mỹ và diễn biến tình hình ở Sudan” trong cuộc điện đàm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 21/4 cũng cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị các phương án sơ tán đại sứ quán tại Sudan trong bối cảnh giao tranh ác liệt đã khiến hàng trăm người thiệt mạng, chủ yếu ở Khartoum và phía tây của đất nước.
Ông Austin cho biết Mỹ “đã triển khai một số lực lượng đến Sudan để đảm bảo sẵn sàng mọi phương án có thể”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết hiện chưa có bất kỳ quyết định nào được đưa ra liên quan đến việc sơ tán đại sứ quán.
Giao tranh vẫn tiếp diễn ở Khartoum trong ngày 21/4 mặc dù quân đội Sudan cho biết họ đã đồng ý đình chiến ba ngày với Lực lượng RSF đối địch để cho phép người dân kỷ niệm ngày lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo. RSF trước đó cho biết họ đã đồng ý ngừng bắn trong 72 giờ để kỷ niệm lễ Eid.
Với việc sân bay ở Khartoum chìm trong giao tranh và không phận Sudan trở nên nguy hiểm, các quốc gia bao gồm Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ đã không thể sơ tán nhân viên đại sứ quán.
Phát ngôn viên Nhà Trắng về an ninh quốc gia John Kirby cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này đã thông qua kế hoạch di chuyển các lực lượng Mỹ đến gần Sudan trong trường hợp cần giúp sơ tán các nhà ngoại giao Mỹ, nhưng không cho biết địa điểm. Một số nguồn tin cho rằng các nhà ngoại giao có thể được di tản đến Djibouti.
Ông Kirby cho biết động thái này “chỉ đơn giản là định vị trước một số khả năng trong trường hợp cần thiết”.
Video đang HOT
Washington kêu gọi công dân Mỹ ở Sudan không nên mong đợi một cuộc sơ tán do chính phủ điều phối. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết các nhà chức trách đã liên lạc với hàng trăm công dân Mỹ được cho là đang ở Sudan.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21/4 đã xác nhận việc một công dân nước này thiệt mạng tại Sudan.
Các quốc gia khác và Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng đang xem xét cách sơ tán công dân và nhân viên. Abdou Dieng, quan chức về viện trợ của LHQ tại Sudan, cho biết LHQ đang cố gắng đưa nhân viên ra khỏi các khu vực “rất nguy hiểm” ở Sudan đến những địa điểm an toàn hơn. LHQ có khoảng 4.000 nhân viên tại Sudan, 800 trong số đó là nhân viên quốc tế.
Các nước như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cho biết sẽ có các biện pháp sơ tán nhân viên đại sứ quán càng sớm càng tốt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 413 người đã thiệt mạng và 3.551 người bị thương trong giao tranh trên khắp Sudan cho đến nay, mặc dù số người chết thực tế được cho là cao hơn, nhiều người bị thương không thể đến được bệnh viện
Cựu sĩ quan Mỹ nói về nguyên nhân cản trở đáng kể chiến dịch phản công mùa xuân của Ukraine
Ông David T.Pyne - học giả Lực lượng Đặc nhiệm Xung điện tử (EMP), cựu sĩ quan Bộ Quốc Phòng Mỹ - nhận định các hệ thống tác chiến điện tử tối tân của Quân đội Nga có khả năng cản trở đáng kể chiến dịch phản công mùa xuân của Ukraine.
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga tại một cuộc triển lãm quân sự. Ảnh: Sputnik
"Không có gì ngạc nhiên khi xét đến khả năng mạnh mẽ của Nga trong tác chiến điện tử, đặc biệt là thiết bị gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tầm xa không ai sánh kịp và học thuyết quân sự của nước này về thiết lập ưu thế điện tử khi tiến hành bất kỳ chiến dịch quân sự nào", đài Sputnik (Nga) dẫn nhận định của ông Pyne.
Lực lượng tác chiến điện tử của Nga đã trở thành một lực lượng hùng mạnh. Điều này một lần nữa đã được xác nhận bởi những tài liệu mật bị rò rỉ gần đây của Lầu Năm Góc, đặc biệt chứa thông tin nhạy cảm về cuộc xung đột ở Ukraine, nơi Nga đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt.
Trước đó, theo một trong những tài liệu mật được truyền thông Mỹ trích dẫn gần đây, bom thông minh do Mỹ sản xuất - còn được gọi là Bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) - đang trở thành "mồi ngon" của hoạt động gây nhiễu điện tử của Nga ở Ukraine.
Khi được hỏi liệu các hệ thống tác chiến điện tử của Nga có thể ảnh hưởng đến kế hoạch phản công mùa xuân của Ukraine như thế nào, học giả Pyne nhận định chúng có thể được sử dụng để gây nhiễu các tín hiệu định vị và dẫn đường của vệ tinh Ukraine, khiến các lực lượng quân sự Ukraine không thể sử dụng các loại đạn dẫn đường chính xác.
"Điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao các tài liệu tuyệt mật bị rò rỉ chỉ ra rằng Mỹ không tin rằng cuộc phản công mùa xuân sắp tới của Ukraine ở khu vực Zaporozhye sẽ giành được nhiều phần lãnh thổ hơn mức khiêm tốn", ông Pyne nói thêm.
Nói về tổng thể các hệ thống tác chiến điện tử của Nga, học giả Pyne giải thích điều khiến chúng trở nên độc đáo là khả năng gây nhiễu không chỉ thông tin liên lạc và radar của đối phương, mà còn cả tín hiệu định vị và dẫn đường vệ tinh có phạm vi dài hơn nhiều so với các hệ thống gây nhiễu tác chiến điện tử của phương Tây, được cho là lên đến phạm vi khoảng 200-500 km.
Ông Pyne lưu ý rằng các hệ thống này cũng có thể tham gia vào các cuộc tấn công mạng bằng cách truyền các mã độc có thể lây nhiễm mạng Internet và thông tin liên lạc của đối phương. Ngoài ra, chúng còn có khả năng truyền các thông tin sai lệch hoặc làm mất tinh thần của quân đội đối phương.
Bom dẫn đường chính xác JDAM-ER. Ảnh: Defense Express
Theo ông, Nga chưa thực sự thể hiện đầy đủ năng lực tác chiến mạng và tác chiến điện tử, vốn được nhiều nhà phân tích an ninh quốc gia đánh giá là tốt nhất thế giới. Học giả này cũng nói thêm rằng khả năng này giúp Nga có thể "làm mù các hệ thống cảnh báo sớm, phá huỷ hoặc làm suy giảm nghiêm trọng các hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự của đối thủ tiềm năng, khiến họ khó tiến hành các hoạt động tấn công hoặc thậm chí phòng thủ".
Trước đó, theo các tài liệu tình báo bị rò rỉ của Mỹ, cùng với tuyên bố của các quan chức Kiev và Washington, Ukraine đang lên kế hoạch tiến hành cuộc phản công lớn trong vài tuần tới. Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch này là giành các vùng lãnh thổ đã sáp nhập Nga vào mùa thu năm ngoái, đồng thời cắt đứt tuyến đường trên bộ của Moskva với bán đảo Crimea.
Song, ngay cả trước thời điểm các tài liệu mật phát tán trên mạng xã hội, một số quan chức phương Tây đã bày tỏ hoài nghi về cơ hội thành công của Kiev, với lý do nước này đang trong tình trạng thiếu nhân lực, vũ khí và hậu cần.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, cũng đã nhiều lần đặt câu hỏi về khả năng của Ukraine trong việc giải quyết cuộc xung đột thông qua một chiến thắng quân sự trong thời gian tới.
Về phần mình, theo một số nguồn tin, các quan chức cấp cao Ukraine đã khá thất vọng với sự hoài nghi của Mỹ. Trong đó, một nguồn tin thường xuyên liên hệ với quan chức cấp cao ở Kiev bình luận: "Chính những người đã nói rằng Kiev sẽ thất thủ trong ba ngày nữa giờ đang phát tán thông tin tai hại không kém trước cuộc phản công vô cùng quan trọng".
Một quan chức giấu tên khác nói: "Điều đó tạo cơ sở khiến chúng tôi nghi ngờ về độ nghiêm túc mà Mỹ ủng hộ các mục tiêu của Ukraine trong việc đẩy lùi hoàn toàn lực lượng Nga ra khỏi đất nước".
Trong khi đó, Kiev đã nỗ lực kêu gọi các đồng minh phương Tây tiếp tục gửi ngân sách và viện trợ vũ khí giúp nước này đạt được tất cả các mục tiêu.
Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, ông Oleksiy Danilov, nói: "Chúng tôi không quan tâm đến ý kiến của những người không liên quan gì đến chuyện này. Phạm vi những người sở hữu thông tin bị hạn chế đáng kể".
Ông Danilov cũng cảnh báo không nên mong đợi bất kỳ "ngày thần kỳ" nào cho một cuộc phản công, cũng không nên suy đoán về thời gian bắt đầu chiến dịch.
Viết trên Twitter, ông tuyên bố các hoạt động phản công của Ukraine diễn ra hàng ngày và lực lượng của Kiev đang hành động "bình tĩnh, có hệ thống, nhất quán". Theo ông, thổi phồng thông tin liên quan đến ngày mở màn chiến dịch trên bộ quy mô lớn đều không có lợi cho các kế hoạch của Lực lượng Phòng vệ Ukraine.
Hải Vân/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Syria chỉ trích chuyến thăm của tướng Mỹ tới căn cứ ở khu vực Đông Bắc Bộ Ngoại giao Syria chỉ trích chuyến thăm của Tướng Mark Milley - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ - tới một căn cứ của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Syria là trái phép, vi phạm chủ quyền Syria. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley. (Ảnh: AFP/TTXVN) Hãng thông tấn SANA dẫn...