Giao thừa Hà Nội có lạnh nhưng sự tử tế thì luôn ấm áp: Nhiều tài xế dừng ô tô bên đường, tặng quà năm mới cho 3 mẹ con người phụ nữ nghèo
Người phụ nữ nghèo cùng 2 con nhỏ ngồi co ro trên vỉa hè sau màn pháo hoa mừng năm mới. Giữa cơn mưa lạnh của Hà Nội, nơi mẹ con chị ngồi chợt ấm áp hơn bao giờ hết khi có nhiều tài xế dừng xe để gửi tặng những món quà lì xì đầu năm mới.
Tối qua ngày 30 Tết, cơn mưa dông dữ dội đã đổ xuống Hà Nội đem theo sự ngập lụt và tiết trời lạnh giá. May mắn vào thời điểm gần thời khắc giao thừa mưa đã ngớt, bầu trời Thủ đô lại quang tạnh và màn pháo hoa mừng năm mới vẫn diễn ra như dự kiến trong sự chờ đón của rất nhiều người.
Kết thúc màn pháo hoa rực rỡ, khi mọi người vui vẻ kéo nhau về nhà quây quần cùng gia đình thì trên một góc vỉa hè Hà Nội vẫn có 3 mẹ con người phụ nữ nghèo ngồi lại. Một người dân đã chụp ảnh 3 mẹ con chị và chia sẻ rằng chị là người Thái Bình, Tết nhất nhưng vẫn phải ở lại Hà Nội vì chồng ốm nằm trong bệnh viện. Vào thời điểm giao thừa, chị đưa 2 con ra đường xem pháo hoa rồi cùng các con ngồi phá cỗ giao thừa bên hè phố.
Bài đăng trên MXH.
3 mẹ con người phụ nữ ngồi đón năm mới trên vỉa hè.
Và rồi người đăng tải hình ảnh cũng kể rằng, khi chứng kiến “mâm cỗ” giao thừa giản dị của 3 mẹ con người phụ nữ trên hè phố, nhiều tài xế ô tô đã dừng xe để hỏi thăm và tặng cho chị những món quà lì xì đầu năm mới.
Nam tài xế dừng xe để tặng quà lì xì cho gia đình người phụ nữ.
Video đang HOT
1 nữ tài xế cùng con cũng xuống xe để hỏi thăm
Chiếc ô tô của tài xế dừng lại bên vỉa hè.
Sự quan tâm tuy nhỏ nhưng đầy tử tế và nhân văn của những tài xế đã làm rất nhiều người khác phải xúc động. Ngọn lửa toả ra từ trái tim đã sưởi ấm nhiều tấm lòng trong đêm giao thừa lạnh lẽo, khởi đầu cho 1 năm mới tràn ngập sự sẻ chia giữa những con người trong xã hội.
Những hình ảnh trên hiện đang được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội kèm nhiều ý kiến xúc động:
“Mong những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với gia đình chị và những người tài xế”.
“Mong bố các em sớm khoẻ rồi về chơi tết với các em”.
“Ấm áp quá, sự quan tâm nhỏ bé nhưng mang ý nghĩa lớn lao”.
“Năm mới mong những điều nhân văn như vậy sẽ được nhân rộng”.
Theo helino
Về việc thổi chung ống đo nồng độ cồn, CSGT: "Không có chuyện đó!"
Mới gần đây, 1 tài xế đã từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn vì sợ bẩn, sợ bệnh. Nhưng thực tế, mỗi người sử dụng 1 ống thử khác nhau!
Mới gần đây, CĐM truyền tay nhau clip về 1 tài xế khi bị kiểm tra nồng độ cồn đã "cãi cùn": "Bẩn lắm, không thổi đâu". Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục đấy chứ!
Tuy nhiên, ngay lập tức, cảnh sát đã đính chính và khẳng định rằng mỗi người sử dụng 1 ống thử riêng biệt, không chung với ai.
Tài xế né tránh thổi vào ống kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh: Cắt từ clip)
"Ủa ai bắt ngậm đi ngậm lại bao giờ. Tay nhanh hơn não"
Sau khi bài viết được đăng tải, đã có rất nhiều người quan tâm đến chuyện nhiều người thổi chung vào 1 ống. Đại đa phần mọi người đều cho rằng việc thổi chung ống hết sức nguy hiểm, có thể gây lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp, lao, bệnh truyền nhiễm,... Nhưng chuyện thực hư ra sao?
Trên thực tế, khi yêu cầu lái xe kiểm tra nồng độ cồn, công an sẽ sử dụng 1 ống kiểm tra riêng cho mỗi người. Các ống thối gắn vào máy chuyên dụng là ống thổi 1 lần, không tái sử dụng.
Sau khi lắp ống mới vào, bạn sẽ phải ngậm vào ống và thổi 1 hơi dài. Nếu không sử dụng rượu bia, kết quả trả về sẽ bằng 0. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì chẳng ai dùng chung ống với ai đâu.
Nhiều người rất hoang mang về vấn đề vệ sinh
Và bạn nên nhớ rằng, chiếc máy này chẳng kiêng nể ai hết! 1 tài xế uống nửa lon bia, 5 tiếng sau kiểm tra nồng độ cồn cũng vẫn dính! Vậy là 1/2 lon bia, đi tong 7 triệu, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày. Vậy liệu có đáng không?
Cùng với đó, một số tài khoản cũng đứng ra "bênh vực", và chỉ ra rằng từ trước đến giờ, khi thổi nồng độ cồn thì mỗi người sẽ được sử dụng 1 ống riêng, không hề chung đụng:
"Ủa ai bắt ngậm đi ngậm lại bao giờ. Tay nhanh hơn não, vào đọc bài và xem clip giùm cái."- Bạn Tống Châu Du có phần "phản pháo" khá gắt!
Bình luận của Tống Châu Du
"Nhiều người đi trại quá lâu nên không biết thổi nồng độ là mỗi người một ống. Nói chung là nên mang theo cái búa. Thằng nào uống vào mà chạy ra phang cho nó phát. Đỡ phải gây tai nạn cho người khác."- Hùng Thu chia sẻ.
Các ống thổi để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông là loại ống thổi được sử dụng một lần.
Vậy nên, thay vì tìm cách chống đối lực lượng chức năng, tìm kế kéo dài thời gian hay làm bất cứ điều gì cũng hoàn toàn vô ích. Để giữ an toàn cho chính bản thân mình khi tham gia giao thông, thì cách duy nhất là hoàn toàn nói không với rượu bia!
Đừng để tiền rơi! Chia sẻ ngay suy nghĩ của bạn với mạng xã hội Oh!man nhé!
Nguồn ảnh: Internet
*Bài viết tổng hợp các bình luận từ cư dân mạng.
Theo Ohman
Tắc đường 20 phút, thanh niên đập luôn cửa xe bus chui ra ngoài cho đỡ sốt ruột Phàm là kẻ chịu chung cảnh tắc đường, chúng ta chỉ hơn nhau ở chỗ có biết kiên nhẫn hay không thôi! Cách đây ít hôm, truyền thông Trung Quốc đã xôn xao về vụ việc: Sau khi phải đợi 20 phút vì tắc đường, một thanh niên ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang - không thể đợi được...