Giao thông lộn xộn khi dỡ cầu Phú Long cũ
Quan sát ngày đầu tiên cấm đường qua cầu Phú Long (cũ) để thực hiện việc tháo dỡ, mặc dù vào ngày cuối tuần nhưng người dân lưu thông qua quốc lộ 13, khu vực có trạm thu phí tỏ ra lúng túng vì dòng người ngược xuôi, di chuyển qua 7 làn đường được chia nhỏ trên quốc lộ này.
Kể từ ngày 20-4, người dân trên địa bàn quận 12, Gò Vấp, huyện Hóc Môn (TPHCM) và phường Lái Thiêu (thị xã Thuận An) muốn đi vào quốc lộ 13 phải len lỏi qua các con đường hẻm nhỏ ngay trạm thu phí Lái Thiêu, điều này không chỉ khó khăn cho người dân mà còn làm gia tăng nguy cơ ùn tắc giao thông.
Trước đây, vào giờ cao điểm, khi còn có sự “chia lửa” của cầu Phú Long (cũ) thì tại khu vực trạm thu phí, nơi tiếp giáp giữa TPHCM với tỉnh Bình Dương đã lộn xộn, ùn tắc thường xuyên do cách tổ chức giao thông bất hợp lý, khiến người dân nhiều lần phản ánh, giới tài xế bức xúc và Sở GTVT tỉnh Bình Dương phải xây dựng phương án di dời trạm thu phí này.
Thời điểm giáp Tết Nguyên đán 2019, kế hoạch tháo dỡ cầu Phú Long đã được thông qua nhưng không thể thực hiện do người dân phản ứng và chính quyền tỉnh Bình Dương đề nghị tạm ngừng để chuẩn bị các điều kiện hạ tầng phục vụ hướng di chuyển khác của người dân.
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND thị xã Thuận An, cho biết, việc tháo dỡ cây cầu trăm tuổi là cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông khi cây cầu này đã xuống cấp; đồng thời cũng giúp đẩy mạnh khai thác giao thông đường thủy. Tuy nhiên, điều này lại đặt ra vấn đề khi người dân đổ dồn qua cầu mới.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã dự báo được tình hình giao thông phức tạp khi tháo dỡ cầu Phú Long. Đã có phương án xây dựng đường nối giữa cầu cũ và cầu mới, song song với quốc lộ 13 để chia sẻ áp lực giao thông ở khu vực ngã ba nối liền 2 địa phương, nhưng hiện còn gặp khó khăn về kinh phí” ông Tâm cho biết.
Quan sát ngày đầu tiên cấm đường qua cầu Phú Long (cũ) để thực hiện việc tháo dỡ, mặc dù vào ngày cuối tuần nhưng người dân lưu thông qua quốc lộ 13, khu vực có trạm thu phí tỏ ra lúng túng vì dòng người ngược xuôi, di chuyển qua 7 làn đường được chia nhỏ trên quốc lộ này (2 làn hướng từ TPHCM đi Bình Dương, hướng còn lại là 5 làn dành cho người dân từ phường Lái Thiêu đi ra, từ cầu Phú Long tới). Xe cộ lưu thông từ hướng tỉnh Bình Dương về TPHCM vô cùng bát nháo.
Ông Hoàng Văn Tám (quận 12, TPHCM) cho biết, thường xuyên đi qua cầu Phú Long ra quốc lộ 13 để đi công việc tại Khu công nghiệp VSIP (Bình Dương) nhưng cách phân luồng phương tiện ở trạm thu phí rất lộn xộn, tiềm ẩn tai nạn giao thông, khi xe 2 bánh đi chung với xe tải và phải lách qua làn thu phí chỉ rộng khoảng 1m.
Sở GTVT tỉnh Bình Dương có lên phương án di dời trạm thu phí Lái Thiêu về khu vực cầu Vĩnh Bình (phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An) để tránh khu vực ngã ba có lượng phương tiện đông đúc. Tuy nhiên, việc triển khai quá chậm chạp khiến tình hình giao thông ở đây ngày càng trở nên phức tạp.
XUÂN TRUNG
Theo SGGP
Từ ngày 20.4, tháo dỡ cầu sắt 100 tuổi Phú Long
Sau đợt trì hoãn tháo dỡ vì lý do ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân trong dịp Tết vừa qua, cầu sắt Phú Long có tuổi đời 100 năm sẽ được tháo dỡ từ ngày 20.4 tới.
Ngày 2.4, một bảng thông báo về việc cấm các phương tiện để thực hiện việc tháo dỡ cầu sắt Phú Long bắc qua sông Sài Gòn nối quận 12 của TP.HCM và thị xã Thuận An của tỉnh Bình Dương đã được treo ở 2 đầu cầu.
Theo nội dung thông báo, cầu sắt Phú Long được tiến hành tháo dỡ từ ngày 20.4. Bắt đầu từ ngày này, cấm tất cả các phương tiện lưu thông qua đây.
Thông báo cấm phương tiện để tháo dỡ cầu sắt Phú Long. Ảnh: V.D
Trước đó, giữa tháng 8.2018, Sở GTVT TP.HCM quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tháo dỡ cầu Phú Long cũ - cây cầu làm bằng sắt bắc qua sông Sài Gòn được xây dựng từ năm 1913.
Theo đó, sẽ tháo dỡ toàn bộ cây cầu dạng dàn thép Eiffel và dàn vòm thép của cây cầu có chiều dài 251,7m. Tháo dỡ toàn bộ kết cấu nhịp và các trụ cầu. Tổng kinh phí dự án tháo dỡ cầu Phú Long là 14,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của TP.HCM.
Cầu sắt Phú Long bắc qua sông Sài Gòn suốt hơn 100 năm sắp bị tháo dỡ khiến người dân có chút tiếc nuối. Ảnh: V.D
Theo Sở GTVT tỉnh Bình Dương, cầu Phú Long mới cách cầu Phú Long cũ khoảng 1km về phía hạ nguồn đã đáp ứng được nhu cầu giao thông của người dân hai địa phương Bình Dương và TP.HCM.
Việc tháo dỡ cầu sắt Phú Long cũ được cho là sẽ đồng bộ tĩnh không thông thuyền trên sông Sài Gòn, khai thác giao thông đường thủy góp phần phát triển kinh tế vùng.
Tuy nhiên, vì tính lịch sử của cây cầu, dự kiến sau khi tháo dỡ, các cấu kiện cầu sẽ được Bảo tàng TP.HCM lưu giữ.
Theo Danviet
Không chủ quan trước bão số 1 Nhiều ngư dân sau khi tàu, ghe vào nơi trú bão là la cà ở quán nhậu, quán cà phê; có nơi người dân vẫn sinh hoạt bình thường như trước khi có dự báo bão Chiều 2-1, ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Phú...