Giao thông Hà Nội với những “sáng kiến” sánh ngang… “tối kiến”!
Nếu đặt câu hỏi rằng có một bài toán nào khó giải nhất thì có lẽ không ai không nghĩ đến bài toán về giao thông Hà Nội. Hình như nó còn khó hơn cả cái “Bổ đề” của GS. Ngô Bảo Châu hay bài toán Fermat lớn. Bằng chứng là đã nhiều, rất nhiều đời lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải nhưng giao thông Hà Nội vẫn như gà mắc tóc. Loay hoay trong tắc và tắc….
(Minh hoa: Ngọc Diệp)
Loay hoay, trăn trở và đã nghĩ ra đủ các “ sáng kiến” để “thử nghiệm” từ thay đổi giờ học, xe số chẵn ngày lẻ – xe số lẻ ngày chẵn, cấm xe các tỉnh vào Thủ đô hay rào ngã ba, ngăn ngã tư cho đến phân luồng ô tô, xe máy… Song, tất cả đều thất bại.
Phương pháp thay đổi giờ học bị phá sản ngay lập tức vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học hành của thế hệ tương lai.
Cấm xe ngoại tỉnh vào Hà Nội thì bị phản đối vì “nguy cơ” lỡ các tỉnh cũng sẽ… cấm xe Thủ đô đi về các địa phương.
Bài toán “lẻ – chẵn” bị dư luận phản đối vì cho là ngô nghê đến không tưởng.
Rào ngã ba, ngăn ngã tư đã tiêu tốn hàng chục tỉ đồng song cũng không hiệu quả.
Giờ đây, việc phân luồng bằng giải phân cách cứng cũng gặp nhiều phản ứng vì sự nguy hiểm.
Video đang HOT
Trước những bức xúc của cử tri Quận Hai Bà Trưng tại cuộc gặp gỡ ngày 24/9, Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết, cá nhân ông cũng đã nhiều lần nhắc Sở GTVT sớm đánh giá hiệu quả của dải phân cách này đồng thời đề nghị:
“Lý do làm dải phân cách cứng để người điều khiển phương tiện giao thông không được đi sang làn xe khác. Nhưng dư luận hiện nay không đồng tình vì cách làm đó rất nguy hiểm. Có Phó Giám đốc Sở GTVT ở đây tôi đề nghị nghiên cứu nếu thấy ý kiến đó là đúng thì phải bỏ dải phân cách cứng đi, thay vào đó bằng vạch sơn”, ông Nghị nói.
Đã có biết bao nhiêu vụ đâm vào vạch ngăn cách gây thương vong? Một trăm, một ngàn hay một vạn vụ? Không có con số chính xác vì không có thống kê. Nhưng với những gì mà cử tri phản ánh và cả những vết tích chằng chịt trên các vạch ngăn cách đã cho thấy con số này là nhiều và rất nhiều.
Một cử tri ở Xã Đàn cho biết: “Khi mới đặt dải phân cách, đêm nào cũng có người đâm phải. Người nặng thì phải nhập viện, nhẹ thi xe cũng vỡ yếm, vỡ đèn…”.
Chính người viết bài này đã hai lần tận mắt chứng kiến tai nạn do đâm vào giải phân cách. Lần thứ nhất là một chị đèo con nhỏ, xô vào giải phân cách trên đường Phố Huế, chiếc xe đổ nghiêng, cháu bé ngã xuống đường. Thật may, người đi sau dừng lại kịp thời khi bánh xe cách đầu cháu bé chỉ trong gang tấc.
Và lần thứ hai là chính người con rể của mình bị tai nạn do đâm vào giải phân cách dẫn đến bể vùng thận. Rất may, cháu còn trẻ nên sau mấy tháng nằm viện đã hồi phục.
Không biết trong số các bạn đọc bài báo này, có ai đã từng là nạn nhân không nhỉ?
Trả lời báo chí, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Xuân Tân cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên phần lớn là do lái xe không tập trung quan sát những biển báo.
Bác Phó Giám đốc sở nói chỉ có… đúng trở lên.
Song thưa với bác Tân, nói thì dễ nhưng với thực tế đường phố Hà Nội, người như lèn cối thế này mà đặt ra những điều kiện này nọ thì quả là… hoang đường.
Nó hoang đường không phải sai mà ngược lại, nó đúng đến mức… phi thực tế.
Tranh cãi giữa thực tế và lý thuyết thì dài, rất dài.
Nhưng tóm lại, nói gì thì nói, các bác ăn lương của dân, làm công việc dân giao là về giao thông mà trên hết và trước hết là đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân.
Nếu những “sáng kiến” của các bác mà gây hại cho dân, thậm chí dẫn đến những tai nạn chết người thì dân chúng tôi xin “kiếu” vạn “kiếu”, lạy vạn lạy!!!
Đó là chưa kể mỗi “sáng kiến”, “trưa kiến, “chiều kiến” đến “tối kiến”…. đều phải trả bằng tiền thuế của dân, phải không các bạn?
Theo Dân trí
Bộ Tư pháp hợp tác với GS Ngô Bảo Châu tìm cách giảm thủ tục hành chính
Sáng 11/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã có buổi tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu - Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM), bàn kế hoạch hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Viện trong việc thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, vấn đề quản lý xã hội nói chung và thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính nói riêng là những vấn đề không chỉ liên quan đến khoa học xã hội mà còn liên quan đến lĩnh vực khoa học tự nhiên, trong đó có toán học cao cấp. Ứng dụng toán học cao cấp vào việc giải quyết các thủ tục hành chính đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và đem lại hiệu quả cao, bảo đảm sự tính toán lâu dài, bền vững và ổn định.
GS Ngô Bảo Châu
Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp giao Bộ Tư pháp chủ trì đề án. Tuy nhiên, để đề án được triển khai thành công, mang lại hiệu quả thiết thực chỉ sử dụng kiến thức về quản lý xã hội là chưa đủ, cần nghiên cứu, tìm tòi và có lộ trình hợp lý.
Với lý do đó, Bộ Tư pháp mong muốn nhận được sự hợp tác của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán nhằm sớm đưa đề án vào thực hiện.
Nhận lời mời hợp tác trong triển khai thực hiện Đề án, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết: Mặc dù lĩnh vực toán học cao cấp không liên quan trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu và cấu trúc của mã số định danh cá nhân.
Tuy vậy, với vai trò là Giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu toán cao cấp, Giáo sư Ngô Bảo Châu đánh giá cao tính khả thi của Đề án.
Giáo sư cho rằng, khó khăn trước mắt của các nhà toán học là phải hiểu rõ cơ chế cấp mã số; xây dựng thuật toán thích hợp với yêu cầu của Nhà nước; dự kiến cấu trúc dữ liệu; phương pháp nhập liệu; độ dài mã số thích hợp, ổn định...
Giáo sư Ngô Bảo Châu khẳng định: Viện sẽ tổ chức nhiều nhóm nghiên cứu chuyên sâu; trao đổi thường xuyên với Bộ Tư pháp thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm... Qua đó, nhóm nghiên cứu của Viện sẽ chọn ra cách làm và những mô hình khả thi nhất, thích hợp nhất với điều kiện của Việt Nam.
Mục tiêu của Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013- 2020 nhằm tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý Nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế.
Đề án góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống - xã hội; đồng thời phát triển Chính phủ điện tử.
Theo Thê thao & Văn hóa/TTXVN
"Đếm" số giấy tờ có thể bỏ sau khi cấp mã số định danh Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quản lý dân cư quốc gia giai đoạn 2013-2020 (đề án 896) chính thức ra mắt và họp phiên thứ nhất tại trụ sở Chính phủ sáng nay, 6/9. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh,...