Giáo sư Xoay chỉ đăng một tấm ảnh tự nhận “sếp dữ” khiến dân mạng cười ngặt nghẽo vì sự hài hước đến bất tận
Chỉ đăng một tấm ảnh nhưng khẳng định được giáo sư Xoay sở hữu cả “biển muối”.
Nghe danh đã lâu nhưng nay mới càng khẳng định thêm Giáo sư Cù Trọng Xoay (tên thật Đinh Tiến Dũng) sở hữu cả “biển muối”. Cụ thể, trong bài đăng mới nhất, dù không viết nhiều lời nhưng giáo sư Xoay đã cho thấy sự hài hước, dí dỏm của mình. Đương nhiên là không thể thiếu phần mặn mà từ một bức ảnh.
Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc Giáo sư Xoay đang làm việc tại cơ quan, nhưng đáng chú ý là tấm biển treo trước phòng làm việc của vị Giáo sư này. Tấm biển ghi rõ “Sếp dữ không trêu đùa, không cho ăn” đã khiến dân mạng cười ngả nghiêng. Đây chẳng phải là tấm biển chúng ta thường thấy ở trước cửa các gia đình có nuôi chó dữ hay sao.
Bức ảnh khiến nhiều người tò mò rằng liệu trong công việc hằng ngày tính cách của Giáo sư Xoay có “dữ” như trên tấm biển kia.
Video đang HOT
Giáo sư Cù Trọng Xoay tên thật Đinh Tiến Dũng (sinh năm 1981) quê quán Nam Định. Sở dĩ có cái tên Giáo sư Xoay từ khi ông bắt đầu là nhân vật tham gia chuyên mục “Hỏi xoáy đáp xoay” của chương trình Thư giãn cuối tuần của VTV3, Đài truyền hình Việt Nam. Hiện tại, Giáo sư Xoay đang giữ vai trò “cầm trịch” chương trình Ai là triệu phú. Ngoài ra, vị giáo sư này còn giữ vị trí Giám đốc sáng tạo cho truyền hình FPT, thuộc FPT Telecom.
Giáo sư Cù Trọng Xoay.
Vừa đến nhà gái, chú rể bị trói vào cột cùng 3 phù dâu rồi đánh đập gây phẫn nộ
Bị những người trong gia đình nhà gái đánh đập và trêu đùa quá trớn nhưng thái độ và lời nói sau đó của chú rể càng gây bất ngờ hơn nữa.
Náo hôn là một trong những phong tục đám cưới lâu đời tại Trung Quốc, trong đó, những vị khách tham dự đám cưới sẽ bày ra những trò chơi hoặc thử thách để cô dâu, chú rể cùng nhau vượt qua. Ý nghĩa của phong tục này là nhằm khuấy động không khí đám cưới, đem lại tiếng cười cho mọi người, chúc phúc cho cặp đôi, ngoài ra còn hy vọng tiếng cười này sẽ xua đuổi ma quỷ trong ngày cưới. Tuy nhiên hiện nay, phong tục này đã bị biến tướng rất nhiều, trở thành những trò đùa đi quá giới hạn và không biết khi nào mới có thể chấm dứt.
Truyền thông địa phương đưa tin, vào ngày 17/7 vừa qua, một đám cưới diễn ra tại thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cũng đã tổ chức náo hôn. Khi chú rể đi tới nhà gái để chuẩn bị đón dâu, vừa bước xuống từ xe hoa, còn chưa kịp chào hỏi ai hoặc tiến hành bất cứ nghi lễ nào, anh bất ngờ bị một nhóm người thân và bạn bè trong gia đình nhà gái lôi ra ngoài để náo hôn.
Nhóm người này ra sức trói chú rể vào một cây cột điện, sau đó tiếp tục trói thêm 3 cô phù dâu vào cùng chú rể. Vì bị trói quá chặt và xung quanh có quá nhiều người, chú rể cùng 3 cô phù dâu không thể chống cự lại được, cũng không thể tự cởi trói cho mình, chỉ biết đứng im chịu trận.
Không chỉ bắt trói, nhóm người kia còn dùng cành cây và roi mây quất liên tục vào người chú rể cùng 3 cô phù dâu. Quá đau đớn vì bị đánh đập, 3 cô phù dâu đã khóc thét lên, còn chú rể cũng tỏ thái độ bực bội và đau đớn. Cảnh tượng khi ấy trông giống như một vụ bắt cóc hoặc bạo hành chứ không phải đám cưới, hết sức phản cảm và lố lăng. Tuy nhiên, những người xung quanh lại không hề thấy vậy. Họ thoải mái cười đùa, trêu chọc và lấy điện thoại ra quay clip, chụp ảnh.
Một lúc sau, nhóm người kia mới chịu buông tha cho chú rể và 3 cô phù dâu để đám cưới được tiếp tục diễn ra như bình thường. Không rõ mức độ tổn thương của chú rể và 3 cô phù dâu nghiêm trọng ra sao.
Điều bất ngờ nhất là thái độ của chú rể sau vụ việc. Anh không hề tỏ ra tức giận hay phẫn nộ, ngược lại còn đồng tình và ủng hộ hành động này.
Chú rể chia sẻ: "Tôi cảm thấy hơi xấu hổ vào lúc đó. Họ đã làm tổn thương tôi rất nhiều. Tôi đã định đánh trả". Nhưng sau đó, anh lại nói: "Đây là một phong tục ở địa phương chúng tôi và nó cũng là niềm vui cho tất cả mọi người. Phong tục này nên được tiếp tục phát huy".
Câu chuyện trên đã thu hút sự chú ý lớn của cư dân mạng Trung Quốc. Trên mạng xã hội Weibo, rất nhiều người đã chỉ trích hành động của những người họ hàng trên, đồng thời không đồng tình với suy nghĩ của chú rể:
"Đây không phải là một phong tục, đây là một sự thô tục. Rõ ràng những phong tục cổ hủ thế này chẳng đem lại ý nghĩa gì. Nó nên bị loại bỏ. Phong tục lâu đời cũng nên được thay đổi theo xu hướng phát triển của xã hội".
"Có biết bao trò chơi, tại sao người ta cứ phải lôi nhau ra đánh đập mới chịu được nhỉ? Chú rể là nam nhân đã đành, còn 3 cô phù dâu thì sao? Họ có tội gì mà phải chịu sự bạo hành đau đớn này chứ?".
"Dù bị đánh đập vô cùng xấu hổ nhưng chú rể vẫn ủng hộ hành động này, đó là sự tiếp tay cho hành vi xấu. Mong rằng những chàng trai khác sẽ không giữ suy nghĩ lạc hậu như vậy"...
Vẻ ngoài nóng bỏng của nữ người mẫu nổi tiếng vì "trêu chồng Tây" trên TikTok Vy Phạm sở hữu phong cách sexy và thường xuyên có những màn trêu đùa "lầy lội" với chồng Tây. Vy Phạm - Dũng Gee nổi tiếng trong cộng đồng TikTok gần đây nhờ những clip troll nhau hài hước. Cặp chồng Úc - vợ Việt hiện đang sống ở TP.HCM và từng xuất hiện trong một số chương trình truyền hình. Vy...