Giáo sư Việt Nam được trao huy chương khoa học cao quý
Giáo sư Đàm Thanh Sơn cùng 2 nhà khoa học đang làm việc tại Mỹ được trao huy chương Vật lý Dirac vì những đóng góp cho sự hiểu biết về các hệ thống đa vật.
Trung tâm Quốc tế Abdus Salam về Vật lý Lý thuyết (ICTP, trụ sở tại Trieste, Italy) ngày 8.8 vừa công bố tên 3 nhà khoa học được trao Huy chương Dirac 2018, đó là giáo sư Đàm Thanh Sơn của Đại học Chicago, Subir Sachdev của Đại học Harvard và Xiao-Gang Wen từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Trang web của ICTP cho biết huy chương được trao cho 3 nhà khoa học “vì những đóng góp độc lập của họ cho sự hiểu biết các thể mới trong sự tương tác mạnh mẽ của các hệ nhiều vật và giới thiệu các kỹ thuật liên ngành gốc”.
Thông báo trao huy chương Dirac 2018 của ICTP. Ảnh chụp màn hình.
Thuyết nhiều vật (many-body theory) là một lĩnh vực của vật lý cung cấp khung hiểu biết đối với hành vi tập thể của một số lượng lớn các hạt tương tác với nhau.
Trong khi các định luật vật lý giải thích chuyển động của các hạt đơn lẻ có thể đơn giản (dù không phải lúc nào cũng vậy), việc tìm hiểu cách thức tập thể của các hạt có thể cực kỳ phức tạp. Trong một số trường hợp, hiện tượng đột sinh hầu như không còn tương đồng gì với quy luật sơ cấp.
ICTP cho biết cả 3 nhà khoa học được trao huy chương đều nghiên cứu về cách thức các cơ chế lượng tử ảnh hưởng đến các nhóm hạt lớn, tức các hệ thống nhiều vật.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã hiểu được việc các định luật lượng tử ảnh hưởng như thế nào đối với chuyển động của các nhóm rất nhỏ hạt, nhưng các vật dụng trong đời sống hàng ngày thường được tạo nên bởi số lượng hạt cực lớn, khoảng 10^23. Các hạt tương tác với nhau theo nhiều cách thức. Việc cân nhắc các hiện tượng rối lượng tử – tức trạng thái lượng tử của 2 vật thể có liên hệ nhau – là rất quan trọng trong việc nghiên cứu các tương tác này và việc áp dụng các cơ chế lượng tử vào những hệ thống như thế này thường rất phức tạp.
Một trong những cách để nghiên cứu các hệ nhiều vật là nhìn vào thể của vật chất. Các thể quen thuộc là rắn, lỏng và khí nhưng với các vật liệu lượng tử hiện đại, các nhà khoa học đã khám phá thêm nhiều thể mới.
Các nhà khoa học được trao huy chương đều là người có đóng góp quan trọng trong việc hiểu về các thể mới này cũng như quá trình “chuyển thể”, thường xảy ra trong điều kiện các biến số bên ngoài như nhiệt độ và áp suất thay đổi. Sự chuyển thể có thể khiến đặc tính của vật chất thay đổi và 3 nhà vật lý trên đã giúp làm sáng tỏ việc chính các mô thức của sự rối electron đã gây nên sự thay đổi đặc tính.
Việc hiểu về tính năng động của các hệ nhiều vật giúp các nhà khoa học hiểu cách thức các đặc tính của vật thể được hình thành và giúp tạo ra những loại vật liệu mới.
“Các nhà khoa học được huy chương Dirac năm nay đều là người dẫn đầu trong việc sử dụng các phương pháp đa ngành trong việc trả lời các câu hỏi vật lý lý thuyết nền tảng”, Giám đốc ICTP Fernando Quevedo cho biết.
“Dù những người đạt giải đều đang sống tại Mỹ, tôi vui mừng trước việc họ đều đến từ các nước đang phát triển và có liên hệ gần gũi với sứ mệnh của ICTP”.
Ông Sachdev sinh ra ở New Delhi, Ấn Độ trong khi Wen đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc.
Giáo sư Đàm Thanh Sơn sinh năm 1969 ở Hà Nội. Bố ông là giáo sư dược học Đàm Trung Bảo; mẹ là phó giáo sư, tiến sĩ sinh hoá Nguyễn Thị Hảo; chú ruột là giáo sư Vật lý Đàm Trung Đồn. Ông hiện làm việc tại Đại học Chicago, là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.
Huy chương Dirac của ICTP được lấy theo tên của Paul Dirac, một trong những nhà vật lý lý thuyết vĩ đại nhất thế kỷ 20. Huy chương công bố vào ngày 8.8 mỗi năm, tức sinh nhật của Dirac. Người nhận huy chương sẽ được kèm giải thưởng 5.000 USD.
Theo Phương Thảo (Zing)
'Nút bấm hạt nhân' của Trump và Kim khi họp thượng đỉnh ở Singapore
Trong khi Trump có "quả bóng hạt nhân", cách lãnh đạo Triều Tiên liên lạc với lực lượng chiến lược trong nước vẫn còn là điều bí ẩn.
Lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ gặp nhau ở Singapore.
Tổng thống Donald Trump luôn nắm quyền chỉ huy kho vũ khí hạt nhân của Mỹ mọi nơi mọi lúc. Khi tới Singapore gặp thượng đỉnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Trump sẽ có bên mình "nút bấm" vốn là chiếc valy được mệnh danh "quả bóng hạt nhân" có chứa các thiết bị dùng để kích hoạt mệnh lệnh khai hỏa tên lửa chiến lược, theo Reuters.
"Quả bóng hạt nhân" được một quan chức cấp cao của quân đội Mỹ mang theo bên mình và luôn đi sát Tổng thống để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. Các thiết bị đặc biệt trong chiếc valy sẽ giúp Trump ra lệnh cho lực lượng trực chiến hạt nhân hành động nhanh chóng nhất.
Sau khi lên nắm quyền vào năm 2011, Kim Jong-un mới chỉ ra khỏi lãnh thổ Triều Tiên trong thời gian gần đây. Ông đã tới Bắc Kinh hai lần và bước qua biên giới tại Khu phi quân sự liên Triều để gặp Tổng thống Moon Jae-in. Singapore là địa điểm xa nhất ông từng đến.Triều Tiên là quốc gia nổi tiếng với chương trình hạt nhân, nhưng cách Kim Jong-un kiểm soát kho vũ khí chiến lược trong các chuyến công du nước ngoài vẫn còn là bí ẩn.
Các nhà quan sát Triều Tiên cho rằng ông Kim không thể tới Singapore mà không tự tin về sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân và khả năng ra lệnh kích hoạt tên lửa của mình.
"Chúng tôi không biết khả năng liên lạc bảo mật của Triều Tiên đã phát triển như thể nào, nên việc Kim Jong-un có kiểm soát Ủy ban Chỉ huy Quốc gia khi đến Singapore hay không là một câu hỏi mở", theo Andrew O'Neil, chuyên gia về chính sách hạt nhân Triều Tiên tại Đại học Griffith ở Queensland, Australia.
"Giả sử quyền chỉ huy, kiểm soát, kết nối và tình báo của Triều Tiên được thiết lập nhằm tập trung cao độ vào quyết định của Kim, sẽ không có chuyện lãnh đạo này ở ngoài phạm vi ra lệnh kích hoạt vũ khí hạt nhân nếu cần thiết", O'Neil nói thêm.
Kim Jong-un có thể ủy quyền giám sát kho vũ khí hạt nhân cho một trong những quan chức tin cậy ở Bình Nhưỡng, trong đó có Choe Ryong-hae, phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Triều Tiên, theo Michael Madden, chuyên gia hàng đầu của trang 38 North. "Kim có thể ủy quyền hoặc phê chuẩn một cuộc tấn công tên lửa trong lúc vắng mặt. Có một giao thức để tiến hành các vụ phóng", Madden cho biết.
Các quan chức đáng tin cậy sẽ duy trì kiểm soát với các đường dây nóng viễn thông cố định trong nước, có khả năng bao gồm một chuỗi mã để kích hoạt hệ thống liên quan đến việc phóng các tên lửa đạn đạo. Theo Madden, chỉ có một số đơn vị tên lửa hạt nhân nhất định mới có thể nhận được lệnh kích hoạt.
Tuy nhiên, nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp, bao gồm việc liệu Triều Tiên có đủ tiềm lực thông tin liên lạc để đảm bảo không sĩ quan nào trở nên hoảng loạn và khai hỏa tên lửa khi chưa có lệnh hay không.
"Cấu trúc chỉ huy và kiểm soát của Triều Tiên trong lúc Kim ra nước ngoài có thể không đủ mạnh để Kim có thể ra lệnh hoặc ngừng thực hiện chuỗi lệnh phóng tên lửa một cách đáng tin cậy", một giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, nhận định. Theo ông, Triều Tiên nhiều khả năng đã cấu hình chương trình hạt nhân sao cho quá trình kích hoạt nhanh chóng, nhằm đối phó với nguy cơ bị Mỹ tấn công phủ đầu, nên việc ra lệnh hủy vụ phóng là rất khó khăn.
Hồi đầu năm, Kim Jong-un tuyên bố với thế giới rằng "nút bấm hạt nhân luôn nằm trên bàn làm việc của tôi", nhằm ám chỉ sự kiểm soát cá nhân của ông đối với kho vũ khí hạt nhân quốc gia. Tổng thống Trump đã đáp trả lại trên Twitter: "Tôi cũng có nút bấm hạt nhân, thậm chí nó còn lớn và mạnh hơn của ông ta, và nút của tôi hoạt động được!"
Theo Ánh Ngọc (VNE)
S-400 của Nga có thể khắc chế tên lửa Tomahawk của Mỹ? Giới chức Nga đầu tuần này tuyên bố sẽ bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Mỹ và đồng minh nhằm vào Syria. Tuyên bố này làm dấy lên câu hỏi liệu hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga ở Syria có thể ngăn các tên lửa hành trình Tomahawk mà Mỹ từng dùng để tấn công Syria hay không....