Giáo sư Úc: Lệnh cấm đánh cá ở biển Đông là hành động cướp biển
Tất cả tàu thuyền và tàu nghiên cứu khảo sát trong khu vực đều có quyền tự do đi lại trong các vùng biển quốc tế và bất kỳ âm mưu ngăn chặn những tàu thuyền này của Trung Quốc đều có thể bị xem như hành động của “hải tặc nhà nước”, tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) hôm 13.1 dẫn nhận định của giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc.
Tàu cá Trung Quốc rầm rộ tràn xuống biển Đông – Ảnh: Reuters
Vào ngày 29.11.2013, 6 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông, chính quyền tỉnh Hải Nam đã âm thầm ban hành lệnh cấm đánh bắt cá mới tại biển Đông, theo Reuters.
Đến ngày 3.12.2013, lệnh cấm này được công bố công khai và có hiệu lực vào hôm 1.1.2014.
Giáo sư Thayer nhận định rằng cả hai động thái nói trên của Bắc Kinh đều đơn phương và nhằm gia tăng căn cứ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông.
“Các hành động của Trung Quốc thách thức chủ quyền của các quốc gia láng giềng và có khả năng làm gia tăng căng thẳng, cũng như có nguy cơ làm bùng phát xung đột vũ trang”, giáo sư người Úc cho hay.
Video đang HOT
Lệnh cấm đánh bắt cá mới do chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ban hành quy định tất cả tàu thuyền nước ngoài đánh cá hoặc khảo sát tại biển Đông phải xin phép Trung Quốc.
Chính quyền Hải Nam tuyên bố có chức năng quản trị hành chính đối với đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Macclesfield và vùng nước xung quanh.
Vùng biển này rộng khoảng 2 triệu km2, tức tương đương 57% của khu vực đường lưỡi bò mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền tại biển Đông.
“Tất cả tàu thuyền và tàu nghiên cứu khảo sát trong khu vực đều có quyền tự do đi lại trong các vùng biển quốc tế. Bất kỳ hành động ngăn chặn những tàu thuyền này có thể bị xem như hành động của hải tặc nhà nước. Điều này có thể dẫn đến việc quốc tế chống lại các tàu thuyền Trung Quốc”, ông Thayer nói với The Diplomat.
Giáo sư Thayer cũng đưa ra 2 câu thắc mắc về những diễn biến có thể xảy ra trong tương lai.
“Thứ nhất là liệu Trung Quốc có thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông hay không?”.
“Câu hỏi thứ hai là tác động của việc ban hành lệnh cấm đánh cá mới sẽ là gì đối với những thảo luận sắp tới về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và các nước ASEAN?”, theo vị giáo sư người Úc.
“Trước đây, một số thành viên ASEAN bất đồng với nhau về việc Philippines công khai chỉ trích Trung Quốc. Nếu ASEAN không thể cùng thống nhất được cách đối phó với tuyên bố chủ quyền mới của Bắc Kinh tại biển Đông, thì lợi thế sẽ rơi vào tay Bắc Kinh”, ông Thayer nhận định.
Theo TNO
Trung Quốc thách Nhật bỏ vùng phòng không
Bắc Kinh tuyên bố sẽ chỉ xem xét việc hủy bỏ vùng nhận dạng phòng không sau 44 năm nữa, nếu Tokyo làm điều đó với vùng phòng không của Nhật ngay bây giờ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. Ảnh: CNS
"Nhật hoàn toàn không có quyền có những phát biểu vô trách nhiệm về việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân hôm qua nói trong cuộc họp báo thường kỳ.
"Chúng tôi muốn Nhật hủy bỏ ADIZ của chính họ trước, rồi Trung Quốc sẽ cân nhắc đề nghị này trong vòng 44 năm nữa", AFP dẫn lời ông Dương nói khi được yêu cầu bình luận về việc Mỹ và Nhật đòi Bắc Kinh bỏ vùng phòng không mà họ mới thiết lập. Nhật Bản thiết lập vùng nhận dạng phòng không của nước này vào năm 1969, đến nay đã tồn tại 44 năm.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, leo thang trong tuần qua sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, trùm lên chuỗi đảo tranh chấp giữa hai nước.
Máy bay Nhật Bản và Hàn Quốc vừa bay qua vùng phòng không do Trung Quốc mới lập ra mà không thông báo trước, nhưng không gặp phải sự cản trở nào từ phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, Xinhua dẫn lời ông Thân Tiến Khoa, phát ngôn viên không quân Trung Quốc cho biết một số chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm của nước này hôm qua bắt đầu tiến hành tuần tra trong khu vực.
Ông Thân cho rằng bay tuần tra là "một biện pháp tự vệ, phù hợp với các thông lệ quốc tế chung" và không quân nước này sẽ duy trì cảnh giác cao.
Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (đường nét liền màu đỏ), Nhật Bản (đường nét liền màu xanh) và Hàn Quốc (đường màu trắng). Phần tô màu sẫm trên biển là giếng khí đốt lớn Chunxiao (Xuân Hiểu). Đồ họa: SCMP
Theo VNE
Báo Trung Quốc: Không nhân nhượng nếu Nhật thách thức vùng phòng không Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 29.11 đăng bài xã luận khẳng định Trung Quốc xem Nhật Bản là "mục tiêu hàng đầu" trong vùng nhận dạng phòng không mới của nước này, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh có những biện pháp chống trả kịp thời mà không nhân nhượng nếu Tokyo thách thức vùng nhận dạng phòng không. Mỹ điều máy...