Giáo sư Trung Quốc nhận tội nói dối FBI
Bo Mao, giáo sư Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp công nghệ Mỹ để làm lợi cho Huawei, nhận tội nói dối FBI song có thể được về nước.
Giáo sư Bo Mao bị buộc tội âm mưu lừa đảo công ty CNEX Labs, đặt trụ sở tại Thung lũng Silicon thuộc bang California, và đối mặt với án tù 20 năm. Bo Mao là giáo viên thỉnh giảng tại Đại học Texas khi bị bắt hồi tháng 8/2019.
Mao, 37 tuổi, nhận tội nhẹ hơn là đã khai man trong phiên điều trần qua video ngày 4/12 trước thẩm phán Pamela Chen ở quận Brooklyn. Các công tố viên quyết định không truy tố Mao với cáo buộc nặng hơn còn lại. Mao dự kiến bị kết án tù theo thời gian bị giam trước đó và rời khỏi Mỹ ngày 16/12. Mao từng bị giam trong 6 ngày sau khi bị bắt.
Giáo sư Mao ban đầu bị cáo buộc đã ký một thỏa thuận với một công ty không xác định để sử dụng bảng mạch của họ trong nghiên cứu, sau đó chia sẻ thông tin độc quyền với một doanh nghiệp Trung Quốc. Các mô tả cho thấy công ty Mao ký thỏa thuận là CNEX Labs và doanh nghiệp Trung Quốc là Huawei.
Trong phiên điều trần ngày 4/12, Mao thừa nhận đã nói với các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) rằng ông không biết bất cứ ai tại một trường đại học ở Texas sở hữu bảng mạch trên. Tuy nhiên, Mao đã tiếp cận được bảng mạch khi đưa ra tuyên bố sai sự thật với FBI.
Video đang HOT
Bo Mao rời tòa án tại Brooklyn sau một phiên xử hồi tháng 9/2019. Ảnh: NY Post .
Công tố viên Sarah Evans nói với thẩm phán rằng lời khai man của Mao “che giấu mức độ” nỗ lực giáo sư này đã bỏ ra để tiếp cận công nghệ “cho một công ty”. Mao bị bắt trong bối cảnh Bộ Tư pháp Mỹ tìm cách giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các trường đại học của nước này, với các cáo buộc gián điệp và đánh cắp tài sản trí tuệ.
Vụ bắt giáo sư Mao diễn ra trước khi các công tố viên liên bang tại Brooklyn bổ sung cáo buộc trộm cắp bí mật thương mại vào cáo trạng năm 2018 với Huawei, tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc. Vụ kiện chống lại Huawei đang được thụ lý tại Brooklyn.
Huawei và Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu năm 2018 bị buộc tội lừa các ngân hàng về thương vụ với Iran. Cáo buộc bổ sung hồi tháng 2/2018 bao gồm hành vi trộm cắp bí mật thương mại của CNEX Labs. Huawei không nhận tội.
Trong một vụ kiện dân sự tại Texas, bồi thẩm đoàn hồi năm 2019 phát hiện Huawei chiếm đoạt bí mật của CNEX Labs, song không gây ra thiệt hại.
Mạnh Vãn Chu bị bắt hồi tháng 12/2018 tại Canada trong một vụ án hình sự. Giám đốc Tài chính của Huawei khẳng định vô tội và đang đấu tranh để tránh bị dẫn độ sang Mỹ.
Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho biết luật sư của Mạnh Vãn Chu đang đàm phán với Bộ Tư pháp Mỹ, báo hiệu khả năng kết thúc vụ kiện nhằm vào Giám đốc Tài chính Huawei. Vụ kiện này gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, Canada.
Trung Quốc tố Mỹ lạm dụng 'an ninh quốc gia'
Bắc Kinh chỉ trích Washington lạm dụng an ninh quốc gia để "đàn áp" các công ty nước này, sau khi Mỹ đưa một số doanh nghiệp Trung Quốc vào "danh sách đen".
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc Mỹ đàn áp bừa bãi các công ty Trung Quốc và kêu gọi nước này ngừng lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia. Điều đó sẽ chỉ làm tổn hại nghiêm trọng lợi ích và hình ảnh của Mỹ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo chiều nay.
Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh họp báo tại Bắc Kinh hồi tháng 10. Ảnh: Reuters .
Phát biểu được bà Hoa đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ sung Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC) và Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc vào "danh sách đen" những doanh nghiệp trong diện quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát.
Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó lên kế hoạch đưa thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen gồm SMIC, CNOOC, Công ty Công nghệ Xây dựng Trung Quốc và Tập đoàn Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc, nâng số công ty thuộc diện này lên 35.
Các doanh nghiệp trong danh sách đen chưa phải chịu biện pháp trừng phạt nào từ Mỹ, nhưng Tổng thống Trump hồi tháng 11 ký sắc lệnh cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phần tại những công ty này kể từ cuối năm sau.
SMIC và CNOOC là những công ty hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn và khai thác dầu khí. CNOOC tham gia vào nhiều dự án khai thác dầu khí tại Mỹ với sản lượng 76.000 thùng/ngày, trong khi SMIC dẫn đầu tham vọng phát triển nền công nghiệp sản xuất chip bán dẫn nội địa của Trung Quốc.
Mỹ sẽ đưa chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 vào danh sách đen Theo Reuters, chính quyền Trump có kế hoạch liệt 4 công ty Trung Quốc vào danh sách liên quan đến quân đội, trong đó có chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981. Theo Reuters , bốn công ty này gồm Công ty Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất...