Giáo sư Trần Văn Khê trút hơi thở cuối cùng
Giáo sư- Tiến sĩ âm nhạc dân tộc cổ truyền Trần Văn Khê đã qua đời vào khoảng 2h sáng nay, ngày 24/6 tại phòng hồi sức đặc biệt ở Bệnh viên Nhân dân Gia Định, TPHCM, hưởng thọ 94 tuổi.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt Nam đã trút hơi thở vào khoảng 2h sáng nay, ngày 24/6 tại phòng hồi sức đặc biệt ở Bệnh viên Nhân dân Gia Định, TPHCM sau gần một tháng chữa trị.
Giáo sư Trần Văn Khê
Trước đó, Giáo sư Trần Văn Khê trở bệnh nặng vào ngày 27/5 vì suy tim, viêm phổi nặng, suy thận. Ông bị suy hô hấp khiến không thể tự thở và tim bị rối loạn nhịp chậm.
Trong suốt quá trình nằm viện, ông được chăm sóc với chế độ đặc biệt, hạn chế tối đa việc tiếp xúc nhằm đảm bảo sức khỏe. Nhiều ngày qua, ông có dấu hiệu hồi tỉnh, nhận biết các con cháu dù không nói chuyện được. Tuy vậy, những ngày gần đây tình hình sức khoẻ xấu đi và giáo sư Khê đa ra đi vào sáng nay.
Hiện tại, thi thể của giáo sư Khê vẫn còn nằm ở bệnh viện.
Về phía gia đình giáo sư, ban tang lễ đã có sự chuẩn bị của hơn 80 người để tang lễ được diễn ra chu đáo, an ninh với sự kết hợp của gia đình và phía uỷ ban nhân dân thành phố.
Biết tin Giáo sư Trần Văn Khê từ trần, nhạc sĩ Phó Đức Phương ngậm ngùi cho rằng sự ra đi của ông là sự mất mát, tổn thất lớn cho nền âm nhạc nước nhà, đặc biệt trong khâu quảng bá âm nhạc dân tộc Việt Nam ra thế giới. Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long thể hiện sự tiếc thương cây đại thụ tỏa bóng cho làng âm nhạc Việt Nam. Dù chưa một ngày được ông dạy nhưng anh luôn coi ông là người thầy lớn…
Video đang HOT
Được biết, trước khi mất ông muốn thi hài của mình được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Giáo sư Trần Văn Khê cũng để lại bản di nguyện rằng khi ông qua đời, con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải sẽ là chủ tang. Một tiểu ban tang lễ được sẽ được lập ra gồm những người thân thiết của ông như nhà văn – nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy (chồng của nữ thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương)… Ngoài ra, có các thành viên trong gia đình, môn sinh và bạn bè cùng chung lo hậu sự cho ông…
Giáo sư Trần Văn Khê quê gốc tại Tiền Giang, là cây đại thụ trong giới học thuật liên quan đến âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam và thế giới. Ông cũng là người giúp thế giới biết đến nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ.
Theo nguyện vọng của gia đình, tang lễ của giáo sư Khê sẽ được tổ chức tại nhà riêng với sự hỗ trợ của uỷ ban nhân dân và các cơ quan lực lượng chức năng để đảm bảo an toàn và trật tự, sự nghiêm trang và trang trọng của tang lễ.
N.Hằng- Băng Châu
Theo dantri
Huyền thoại nữ biệt động Sài Gòn: Thiếu nữ mang biệt danh "con thoi sắt"
Thành lập 6 hầm vũ khí cung cấp cho quân đội, tạo hơn 20 cơ sở nuôi cán bộ, chăm sóc thương bệnh binh, 3 lần bị địch bắt với những màn tra tấn tàn khốc, hiểm độc... nữ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Mai được mệnh danh là "con thoi sắt" thời chiến.
Nữ biệt động mang biệt danh "con thoi sắt" Nguyễn Thị Mai ngày hôm nay
"Nhập vai"
Để xây dựng lực lượng hùng mạnh, lãnh đạo Biệt động Sài Gòn - Gia Định lệnh các cơ sở, địa phương bố trí thêm người. Đơn vị biệt động 90C cử người về tận Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) để tuyển quân. Trong lần ấy Nguyễn Thị Mai (khi ấy 22 tuổi) đang làm giao liên đắc lực cho huyện đội Đại Lộc đã lọt vào "tầm ngắm" của đội biệt động 90C.
Trước khi lên đường vào Sài Gòn, điều mà Mai nhớ nhất là lời dặn của má: "Lần này vào Sài Gòn má con mình ít có dịp gặp lại, con nghe má dặn đây. Có bị lộ, bị bắt thì dù thế nào đi nữa cũng phải chịu đựng, không được phản lại tổ chức, phản lại đồng đội nghe con".
Sau những ngày vượt biển, con tàu vào đến nơi an toàn, nữ giao liên Nguyễn Thị Mai được huấn luyện tại Bình Thới, sau đó, Mai nhận công tác tại Đơn vị biệt động 90C với nhiệm vụ liên lạc, vận chuyển vũ khí, tài liệu từ căn cứ vào Sài Gòn. Ngày khi được giao nhiệm vụ, Mai bắt tay xây dựng cơ sở bí mật và liên lạc với nhiều cơ sở hoạt động cách mạng ở Hóc Môn, Củ Chi, Đức Hòa...
Mỗi sáng sớm, Mai lên chợ Củ Chi để gặp "người áo đỏ", theo căn dặn của chỉ huy, chỉ cần: "có người mặc áo màu đỏ, đưa gì thì mang về cái đó". Ban đầu, bản thân Mai chỉ biết làm theo lệnh, không biết người đưa đồ cho mình là ai, trong đó có thứ gì. Những lần sau đó, khi đã thạo việc, người trong đơn vị mới bật mí đó là tài liệu mật của Biệt động Sài Gòn - Gia Định, mất nó có nghĩa là mất tất cả. Từng chuyến xe rau, bên dưới là vũ khí được chuyển từ Hóc Môn, Củ Chi về nội thành nhờ sự khéo léo của Mai.
Đầu năm 1965, chiếc xe lam ì ạch chở đầy khách và những giỏ hàng từ chợ Phước Thịnh (Củ Chi) chạy đến cầu Xáng thì tốp cảnh sát trong trạm lao ra đứng chắn ngang đường chặn chiếc xe lam lại. Tất cả hành khách bị dồn xuống đường, trong đó có Mai.
Một nữ kiểm soát giơ cây ba trắc chỉ thẳng vào Mai yêu cầu đến chốt kiểm soát. Tại đây, Mai bị kiểm tra cả người, trước nguy cơ tập đơn tuyên truyền cất giấu trong người bị phát hiện, Mai đã quyết định hành động, lấy chúng ra đưa vào miệng nhai hòng nuốt xuống bụng. Mấy tên cảnh sát lao đến bóp cổ, banh miệng Mai móc xấp giấy ra. Nhưng lúc này, tất cả đã nhàu nát.
Lúc bị bắt, trong người Mai có 9 lá thư bí mật của anh em và 30 kíp nổ trong giỏ đựng khổ qua. Cũng kể từ đây, những ngày tháng sống cảnh "địa ngục trần gian" của nữ giao liên bắt đầu ập đến.
Rơi vào "địa ngục trần gian"
Bị giam giữ tại bốt Hàng Keo - một bốt khét tiếng với những tên "đồ tể" nhà nghề cùng hình thức tra tấn man rợ - nữ giao liên Nguyễn Thị Mai đã trải qua hầu hết các loại cực hình tàn khốc nhất mà chính quyền Sài Gòn không từ mọi thủ đoạn tra khảo để moi thông tin.
"Nó đánh đá hả hê rồi nó kẹp vào hai bên ngực, hai bên tai tra điện. Mình chết tươi rồi nó tạt nước cho tỉnh lại, nó tra tiếp. Rồi chúng lấy tăm chống hai mí mắt lên, dùng đèn pha công xuất lớn chiếu thẳng vào, nó nhức nhối như muốn nổ hai con ngươi ra ngoài, đầu óc quay cuồng. Bên tai tôi nghe văng vẳng những câu hỏi cung: Vũ khí này mày chuyển đi đâu? Chỉ huy của mày là ai? Đồng đội của mày tên gì? Đơn vị mày đóng ở đâu?..." - Bà Mai bàng hoàng nhớ lại.
Trước sự kiên cường của nữ biệt động Sài Gòn, quân địch quyết định dùng đến "tuyệt chiêu" tra tấn khét tiếng của bốt Hàng Keo. Rắn lươn được điều chuyển đến phòng cực hình. Một màn tra tấn bỉ ổi của bọn ác ôn được sắp sẵn để nhắm vào cô gái đang tuổi xuân thì. Bọn chúng cầm con lươn ngoe nguẩy trước mặt Mai giở giọng an ủi: "Em còn trẻ, khai đi bọn anh cho về lấy chồng, tội gì hủy hoại đời mình cho Việt cộng".
Không moi được gì, chúng bấm đuôi con lươn bắt đầu trò tra tấn man rợ. Cả lũ cười hả hê trước sự quằn quại đau đớn của người con gái không mảnh vải che thân. Mai cắn răng chịu đựng rồi cô ngất lịm đi, những lúc đau đớn tột cùng ấy Mai luôn nhớ lại lời mẹ dặn trước lúc Nam tiến để gắng vượt qua, quyết không khai, quyết không phản bội tổ chức, đồng đội.
Tức giận, chúng lại tiếp tục màn tran tấn mới với tên gọi "đi tàu bay". Bọn giặc cột hai chân Mai treo ngược lên đánh đập khảo cung. Một lúc sau, móc khóa long ra và Mai rơi xuống, đầu đập vào nền xi măng bất tỉnh. "Tôi bị nứt sọ và để lại di chứng thần kinh thường xuyên bị co giật cho tới bây giờ. Nó bảo đi "tàu bay" là vậy đó" - Bà Mai kể.
Một lần nữa phải "chào thua" nữ Việt cộng, bọn chúng lồng lộn như con thú dữ, một tên lầm bầm: "Tao không thua đâu", rồi bật nắp chai nước vừa nhìn Mai vừa uống ừng ực cho hả cơn giận. Hắn vung tay đập vỡ đáy chai, hăm he: "Giờ mày khai không? Không khai tao sẽ tống cái cổ chai này vào mày". Mai nhìn hắn với ánh mắt khinh bỉ, im lặng... Tên ác ôn vung tay tiếp tục màn tra tấn những vẫn không làm Mai cạy răng nói nửa lời. Không kết được án, chúng phải ghi vào hồ sơ là "án mù".
Trước một nữ chiến sĩ gan góc, kiên trung, bọn ác ôn phải bỏ cuộc. Mai được đưa vào Bệnh viện Chợ Quán. Vị bác sĩ khám bệnh chỉ biết lắc đầu tặc lưỡi: "Các ông tra tấn thế này thì chúng tôi không có khả năng chữa trị". Rồi họ đưa cô qua Bệnh viện Nguyễn Thái Học (nay là Bệnh viện Nhân Dân Gia Định). Vài ngày sau, thấy bớt đau, Mai tháo còng trốn viện, men theo đường rừng trở về căn cứ trong sự xót thương, nhói đau của tất cả đồng đội.
Còn tiếp...
Trung Kiên - Xuân Hinh
Theo Dantri
Kỳ lạ người đàn ông "sống lại"... giữa đám tang Người dân đang xôn xao về việc một người đàn ông ở Tiền Giang bị đột quỵ, bệnh viện trả về, gia đình đang làm đám tang thì một người bạn bỗng phát hiện "người chết" vẫn còn ấm nên kiên quyết đưa đi bệnh viện... "Sống lại" trong đám tang của chính mình Ngày 9/3, sức khỏe ông Nguyễn Văn Đạo, 53...