Giáo sư Trần Văn Khê qua đời
Theo di nguyên, tang lê cua ông đươc tiên thanh theo nghi thưc Phât giao, linh cưu hoa tang va phân tro côt đăt dươi ban thơ ông ba.
Sau gân 1 thang chưa tri tai Bênh viên Nhân dân Gia Đinh (TP HCM), Giao sư Trân Văn Khê trut hơi thơ cuôi cung vao rang sang 24/6, hương tho 94 tuôi.
Giao sư Trân Văn Khê qua đơi rang sang 24/6, hương tho 94 tuôi.
Giao sư trở bệnh nặng va nhâp viên ngày 27/5. Ông đươc chẩn đoan suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Do tuôi cao sưc yêu, công thêm suy hô hấp nên ông không thể tự thở ma phai đặt nội khí quản cho thở máy. Suôt gân thang qua, ông cung đươc tiến hành đặt máy tạo nhịp tim.
Theo đúng bản di nguyện do Giao sư lập ngày 5/6, linh cưu ông được quàn tại tư gia, đường Huỳnh Đình Hai (Bình Thạnh, TP HCM). Tang lễ cũng diễn ra tai đây trong thời gian từ 1 tuần lễ đến 10 ngày để các con, cháu, bạn bè thân thuộc gân xa có thời gian về viêng. Sau khi hoa tang, phân tro côt Giáo sư đươc đăt dươi ban thơ ông ba.
Ông cung mong muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo. Ban nhạc lễ do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách. Ngoài ra, dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân và môn sinh hòa tấu trong tang lễ.
Chủ tang là con trai trưởng của ông – Giao sư/Tiên si Trần Quang Hải. Bên cạnh đó còn có một tiểu ban tang lễ gồm nhà văn – nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy và bà Lý Thị Lý. Ngoai ra, cac thanh viên gia đinh, ban be cung chung lo hâu sư.
Theo di nguyên, chủ tang sẽ là con trai trưởng của ông, GS/TS Trần Quang Hải (phai).
Trong di nguyên, Giáo sư cung bay to nguyên vong chi phí tang lễ được dùng từ tiền mặt và trích sổ tiết kiệm của ông. Tiền phúng điếu, nêu có thể đươc dùng lập quỹ học bổng hoặc giải thưởng Trần Văn Khê để hàng năm phát cho người được giải thưởng nghiên cứu âm nhạc truyền thống Viêt Nam.
Giao sư Trần Văn Khê là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp và từng là Giao sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO. Ông cung là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam.Ông cũng là người hiến tặng cho TP HCM 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
Video đang HOT
Môt sô giai thương quan trong cua Giao sư Trân Văn Khê:
- 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest
Huy chương bội tinh hạng nhứt của chính phủ Việt Nam Cộng hòa
Văn hoá bội tinh hạng nhứt của Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa
- 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada)
- 1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO – CIM de la Musique)
- 1991: Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hoá Pháp
- 1993: Cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật, viện sĩ thông tấn.
- 1998: Huy chương Vì Văn hoá Dân tộc của Bộ Văn hoá Việt Nam
- 1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương cấp
- 2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng
- 2011: Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu
Theo Zing
Cảm nhận của giáo sư Trần Văn Khê về âm nhạc CROR
Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét, CROR có đầy đủ màu sắc của tất cả các thể loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam.
CROR là dòng nhạc mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm trở lại đây, gắn liền với tên tuổi nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn - người đã mất nhiều năm khai mở.
CROR là sự kết hợp nhuần nhuyễn, xuyên suốt nhiều thể loại nhạc từ quá khứ đến hiện tại. Trong những lần được lắng nghe và "nhâm nhi" dòng nhạc này, giáo sư Trần Văn Khê đã cảm được tiếng lòng của CROR.
Giáo sư Trần Văn Khê.
Dòng âm nhạc mang trái tim Việt
"Lần đầu tiên tôi nghe nhạc CROR là năm 2011, tại Nhà hát lớn TP HCM. Tôi đến với sự hiếu kỳ xem CROR là gì. Hôm đó tôi không chắc là có thể ngồi xem đến hết chương trình nên dặn con cháu là cho ngồi hàng ghế cuối cùng để khi mệt thì rút. Nhưng không ngờ tôi có thể ngồi nghe nhạc đến hai tiếng rưỡi đồng hồ mà không hề thấy mệt" - giáo sư Trần văn Khê chia sẻ về lần đầu làm quen với CROR.
CROR là viết tắt của các từ Classic, Romantic, Opira và Rock. Trong đó, Classic, Romantic và Rock là những thể loại nhạc mà ai cũng hiểu. Còn Opira nghĩa là ca sĩ hát bằng tình cảm, bằng tâm hồn chứ không chỉ đơn thuần là kỹ thuật và hơi.
Giáo sư Trần Văn Khê bảo, mỗi lần nghe nhạc CROR đều khám phá ra những điểm đặc biệt. Ông khám phá trong đó có tiếng đàn guitar bass tuôn theo những chuỗi đàn rất nhẹ nhàng. Trong khi đó, đàn piano không theo cách đánh của ngày xưa, có tính ngẫu hứng, nhưng đó là cái ngẫu hứng phù hợp với người Việt Nam.
Nội dung của những bài hát trong thể loại CROR chủ yếu là thơ. Những lời thơ đó luôn hàm chứa triết lý của cuộc sống và ẩn sâu là sự kêu gọi tình thương nhân loại, tình thương con người với con người. Sự kêu gọi lòng trắc ẩn của con người qua những lời thơ xúc động ấy rất phù hợp với tiếng nhạc.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ để chúng ta dành thời gian khám phá và thưởng thức một lối nhạc mới. Mà muốn thưởng thức một lối nhạc mới cần phải có đôi tai mới, tâm hồn và con tim mới. Nhạc CROR chính là thứ âm nhạc mang nặng trái tim Việt Nam nên sẽ gặp gỡ được con tim của người Việt.
Giáo sư Trần Văn Khê và nhạc sĩ Lê Văn Tuấn.
Âm nhạc để nối tình
"Con người" trong nhạc Lê Văn Tuấn luôn hiện lên trần trụi và chân thật, không hề bôi hồng hay cách điệu. Số phận của họ trong tác phẩm âm nhạc CROR là điều cốt lõi. Hiểu được, thấy được, nghe được, thấm được linh hồn của họ muốn và đang nói lên chuyện gì...mới có thể hóa thân vào tác phẩm để mà diễn y như thật.
Ngoài những thân phận, những nỗi vất vả gian lao của nhân loại thì nhạc CROR của Lê Văn Tuấn còn thổi hồn cho tình yêu, một thứ tình cảm êm dịu, thanh cao và thánh thiện.
Nói về Lê Văn Tuấn, người đã có công rất lớn nghiên cứu và khai sinh ra loại âm nhạc "lạ" này, giáo sư Trần Văn Khê chia sẻ: "Không phải từ khi được nghe dòng nhạc CROR mà từ lâu tôi có một cảm tình đặc biệt với nhạc sĩ Lê Văn Tuấn. Đó là một nhà thơ, một nhà soạn nhạc và cũng là một nhà khoa học. Chính cái chắc chắn của khoa học, cái ướt át của thơ văn và cái mềm mại của âm nhạc pha trộn trong con người Lê Văn Tuấn đã tạo nên CROR, một lối nhạc mới, một lối thơ mới để nối tình người với nhau".
Giáo sư cũng khẳng định, công việc, nguyện vọng và hoài bão của Lê Văn Tuấn khá tương đồng với ông. Mặc dù đi theo con đường âm nhạc truyền thống dân tộc, nhưng giáo sư cho rằng, bản chất không có gì khác nhau.
Vì hình thức của âm nhạc thực ra chỉ là hình thức, còn nội dung mới là quan trọng. Điều cốt yếu của âm nhạc là làm sao đem đến cho người nghe sự rung động, từ sự rung động của trái tim này có thể truyền đến trái tim khác. Dùng phương tiện gì đem lại được những điều như vậy cũng đã là thành công.
"Trước đó tôi chưa nghe âm nhạc CROR lần nào, nhưng năm 2011, tôi có thể ngồi nghe hơn 2 tiếng, đi từ khám phá này đến khám phá khác. Khi đó, tôi nói với Lê Văn Tuấn: "Hôm nay gặp được em, thấy em có sự sáng tạo với tất cả tấm lòng, tôi thấy thật hạnh phúc. Âm nhạc của em không phải viết ra bằng lý trí, bằng những dấu hiệu trên tờ giấy mà bằng con tim, bằng tình thương và tất cả những gì thiêng liêng, quý giá của con người. Dù không được khỏe lắm nhưng khi nghe nói có buổi biểu diễn của em tôi nhất định phải tới nghe..."".
Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng mỗi lúc tỉnh táo, giáo sư Trần Văn Khê vẫn luôn nhắc đến âm nhạc, đến những người em, người bạn đồng nghiệp mà mình yêu quý.
Giáo sư Trần Văn Khê chia sẻ: "CROR có đầy đủ màu sắc của tất cả các thể loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam. Bốn dòng nhạc Classic (cổ điển), Romantic (lãng mạn, phục hưng), Opera (nhạc kịch thế kỷ 17) và Rock (thế kỷ 20). Mỗi dòng nhạc kết hợp hàng trăm năm, nên thật sự không phải điều đơn giản. Một bản nhạc tấu lên, nó không hề đơn côi, lỏng lẻo mà trái lại, nó thấm đẫm tình cảm, triết luận sâu sắc về cuộc sống nhân gian".
Theo Zing