Giáo sư Thayer: Tứ Sa là âm mưu nham hiểm biện minh đường 9 đoạn của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Việc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa”, “quận Nam Sa” là nỗ lực đẩy mạnh mưu lược Tứ Sa của Bắc Kinh để biện minh cho yêu sách đường 9 đoạn bị bác bỏ vào năm 2016.

Chia sẻ với VTC News, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông từ Học viện Quốc phòng – Đại học New South Wales (Australia) cho rằng, âm mưu đằng sau các hành động ngang ngược gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông là các nỗ lực đẩy mạnh mưu lược Tứ Sa nhằm biện minh cho yêu sách đường 9 đoạn bị bác bỏ vào năm 2016.

Giáo sư Thayer: Tứ Sa là âm mưu nham hiểm biện minh đường 9 đoạn của Trung Quốc - Hình 1

Đá Chữ Thập, thực thể thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp phi pháp. (Ảnh: CSIS/AMTI)

- Quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm đẩy mạnh mưu lược “Tứ Sa” để yêu sách đường 9 đoạn bị Tòa án Trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016. Âm mưu này của Trung Quốc khá rõ ràng và nằm trong âm mưu dài hạn của Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông, thưa ông?

Năm 2016, Tòa án Trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Theo đó, đường 9 đoạn được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc không bỏ cuộc, mà họ chỉ không đề cập đến vấn đề này một cách mạnh mẽ như trước. Trong những năm tiếp theo, Trung Quốc đưa ra mưu lược mới với tên gọi là “Tứ Sa”, bao gồm bãi Macclesfield, nhóm đảo Pratas mà Bắc Kinh gọi là “quần đảo Đông Sa”, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, theo tôi, bãi Macclesfield hoàn toàn nằm dưới mặt nước nên tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là hoàn toàn vô lý.

Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa” (là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với bằng chứng không thể tranh cãi). Đây là một phần trong cái mà chúng ta gọi là 3 mặt trận của Trung Quốc trên Biển Đông. Và, một trong những mặt trận đó là pháp lý.

Bằng cách thiết lập các “quận đảo”, đặt các cơ quan hành chính và đặt lại tên các thực thể địa lý, Trung Quốc đang tìm cách ép buộc các hãng hàng không, các công ty tàu biển, tất cả người dân phải sử dụng những tên gọi đó. Đây có thể xem là “trận chiến ngôn từ” vì nếu ai đó không đồng ý sử dụng, Trung Quốc sẽ gây áp lực.

Chúng ta đã thấy, trong quá khứ có những hãng hàng không buộc phải khuất phục trước “trận chiến ngôn từ” này. Nó cũng là trận chiến về pháp lý, bằng cách làm cho mọi người nói theo cách mà Trung Quốc mong muốn, tức là họ đã mặc nhiên thừa nhận yêu sách của Trung Quốc.

Nó là trận chiến ngôn từ và pháp lý, mà Trung Quốc đã thực hiện trong một thời gian dài.

- Trung Quốc đơn phương ban hành luật cấm đánh bắt cá để giành độc quyền khai thác thủy sản ở Biển Đông và thách thức luật lệ quốc tế. Quan điểm của ông về hành động phi pháp này của Trung Quốc?

Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra tuyên bố này vào năm 2009, Lí do họ đưa ra là không phải để thâu tóm lãnh thổ, mà để bảo tồn nguồn cá trong mùa sinh sản và Trung Quốc, yêu cầu những tàu đánh cá không được đi vào vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 độ Vĩ Bắc, và chỉ đánh cá từ tháng 5- 8 hàng năm.

Hành động của Trung Quốc là phi pháp, vì họ không có quyền sở hữu đối với vùng Biển Đông. Và vùng biển này đang có tranh chấp nên Trung Quốc không thể tự ý tuyên bố cấm đánh cá.

Trung Quốc thường nói là muốn hợp tác hòa bình. Nếu Bắc Kinh thực sự muốn như vậy, họ có thể dễ dàng liên hệ với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan.

Giáo sư Thayer: Tứ Sa là âm mưu nham hiểm biện minh đường 9 đoạn của Trung Quốc - Hình 2

Hành động của Trung Quốc là phi pháp, vì họ không có quyền sở hữu đối với vùng Biển Đông.Giáo sư Carl Thayer

Như các luật sư đã nói, các nước có thể cùng hợp tác để bảo vệ các loài thủy sản, với điều kiện sự hợp tác này sẽ không bị lợi dụng để gây tổn hại đến chủ quyền của các quốc gia khác.

Đây là vấn đề thực tiễn. Từ khi tôi tham gia vào Hội thảo Biển Đông lần đầu tiên vào 10 năm trước và hiện giờ là Hội thảo lần thứ 11, đã có rất nhiều học giả trình bày việc tổ chức một khu vực đánh cá chung trong khu vực, nhằm bảo tồn như một sự hợp tác có lợi cho các bên.

Tuy nhiên Trung Quốc muốn đơn phương thống trị, muốn ngư dân chỉ được đánh cá ở đây nếu được sự đồng ý của Bắc Kinh, và các nước phải công nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Điều này sai về mặt pháp lý và không có quốc gia nào bị ràng buộc bởi lệnh cấm đó.

Video đang HOT

- Ông đánh giá ra sao về phản ứng của các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế đối với hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây?

Có một điều đáng chú ý là Philippines bày tỏ quan điểm vào sự kiện ngày 2/4 vừa qua, khi Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam. Philippines cũng phản đối về những bài hát tuyên truyền toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc. Và chúng ta đã nhìn thấy các phản ứng khác của Philippines, mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, khi các nước đang quan ngại vì đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng cho khu vực này, còn Trung Quốc tiếp tục thực hiện hành vi phi pháp trên Biển Đông.

Và câu hỏi đặt ra là nếu đây là cách mà Trung Quốc hành xử khi mà những “người bạn” gặp khó khăn, thì nước này sẽ hành xử như thế nào trong hoàn cảnh khác?

Video: Ngư dân vạch trần lời dối trá của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam

Volume 10%

Hiện tại, Mỹ đang có thay đổi lớn về chính sách, khi nước này đưa tàu tuần tra vào vùng biển Malaysia, gần với khu vực tàu Trung Quốc hoạt động.

Bắc Kinh đang có những hành động đối với Malaysia, giống như những gì nước này đã làm với Việt Nam vào năm 2019, khi Bắc Kinh uy hiêp gian khoan Harakyu-5 cua Nhât Bản, hoạt động theo hơp đông vơi Công ty Rosneft (Nga) đươc Viêt Nam câp phep trong vùng biển Việt Nam.

Giờ đây, Bắc Kinh lại gây rối đối với tàu West Capella, một tàu thăm dò làm việc theo hợp đồng với công ty dầu khí quốc gia Malaysia – Petronas. Tuy nhiên, lần này thì tàu chiến Mỹ đã xuất hiện và tiếp tục hiện diện tại khu vực đó.

Xung đột giữa Mỹ – Trung về nguồn gốc, nguyên nhân gây bùng phát dịch COVID-19 đã lan sang vấn đề Biển Đông, và Washington đang có những động thái phản đối mạnh mẽ đối với Bắc Kinh.

Trung Quốc đang phải đối mặt thêm vấn đề phải ứng xử ra sao với ASEAN. COVID-19 khiến các cuộc đối thoại về Biển Đông (dự kiến tổ chức vào tháng 6/2020) bị hoãn.

Trong cuộc họp trực tuyến Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua, Malaysia có phản ứng, tuy còn khá yếu ớt. Malaysia đã chịu sự gây rối liên tục của Bắc Kinh trong nhiều năm. Do đó sự việc diễn ra trong năm nay không phải là điều mới mẻ đối với Malaysia.

Ngoài ra, Malaysia hiện có quan điểm rất chung chung, khi nước này không muốn tàu chiến các nước có mặt ở Biển Đông. Quan điểm này của Malaysia là không thực tế, bởi vì lực lượng hải quân các nước có quyền đi qua vùng biển quốc tế theo quy định về tự do hàng hải.

- Các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế cần làm gì để ngăn chặn hiệu quả hành vi sai trái của Trung Quốc?

Tôi cho rằng, không có câu trả lời dễ dàng cho vấn đề này. Vì Trung Quốc có hàng loạt hành vi sai trái, từ việc ức hiếp, gây hấn, đâm va tàu, tuyên bố thành lập các quận huyện, đặt lại tên các thực thể, gây rối tàu chở dầu… Có nhiều vấn đề xảy ra, cho nên chúng ta phải xem xét từng vấn đề cụ thể.

Sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông là một điểm tích cực. Tuy nhiên vào hồi tháng 2, Philippines đã ra thông báo sẽ hủy Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA). Với quyết định này, Mỹ sẽ không thể đến thăm và đồn trú tại Philippines, mà không có sự đồng thuận của chính phủ nước này.

Giáo sư Thayer: Tứ Sa là âm mưu nham hiểm biện minh đường 9 đoạn của Trung Quốc - Hình 3

Công hàm Việt Nam gửi đến Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.

Việt Nam vừa gửi công hàm đến Liên hợp quốc để phản đối các yêu sách của Trung Quốc. Đây là một điểm quan trọng. Hiện Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong khi Trung Quốc là thành viên thường trực, nên Bắc Kinh luôn cố gắng áp đặt các quan điểm về Biển Đông tại tổ chức đa phương này.

Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác như Australia phải tiếp tục lên tiếng tại các tổ chức mà họ là thành viên, để phản ứng lại Trung Quốc. Bắc Kinh không có quyền áp đặt, cấm các cuộc đối thoại, trao đổi về vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, về vấn đề Biển Đông, mỗi quốc gia phải làm việc song phương với Trung Quốc, để có định hướng hành động khi Trung Quốc định đưa tàu thăm dò vùng biển này. Năm ngoái, Việt Nam đã theo dõi và giám sát, nhưng không khiêu khích Trung Quốc.

Trong một hội thảo ở Trung Quốc, tôi thấy trên truyền hình Trung Quốc xuất hiện câu nói rằng, “nếu anh bước một bước thì chúng tôi sẽ bước một bước rưỡi, nếu anh bước 2 bước thì chúng tôi sẽ bước 2 bước rưỡi”.

Thực tế, khiêu khích Trung Quốc là điều không cần thiết trong cuộc đấu tranh trên Biển Đông.

Hiện Trung Quốc và ASEAN đang thúc đẩy thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hình thành bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Hai bên dần nhất trí văn bản duy nhất về đàm phán COC. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin gì về việc thúc đẩy quá trình này giữa ASEAN và Trung Quốc.

Tôi cho rằng, Việt Nam cần cho các thành viên ASEAN thấy rằng, Việt Nam sẽ không ký Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) khi nó đi ngược lại lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Nói cách khác, Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) không có giá trị thực thi nếu nó không hợp pháp và các khu vực tranh chấp không được phân định rõ ràng hoặc không có cơ chế giải quyết tranh chấp và đảm bảo thực hiện khi có ai đó phá vỡ quy tắc ứng xử trên.

Ngang ngược lập hai quận và âm mưu bằng bản đồ của TQ ở Biển Đông

Trung Quốc đang đẩy thêm những bước đi ngang ngược "bằng bản đồ", gây xói mòn nghiêm trọng lòng tin tại khu vực với việc lập quận và công bố "danh xưng tiêu chuẩn".

Những động thái mới nhất ở Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang làm xói mòn mạnh mẽ lòng tin của các nước tại khu vực cũng như cộng đồng quốc tế, theo các chuyên gia.

Quốc vụ viện Trung Quốc hôm 18/4 đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" trực thuộc "thành phố Tam Sa", tỉnh Hải Nam. Hai "quận" này lần lượt quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang bị chiếm đóng của Việt Nam ở Biển Đông, cũng như bãi Macclesfield và bãi Scarborough, khu vực mà Bắc Kinh gộp chung gọi là "quần đảo Trung Sa".

Ngang ngược lập hai quận và âm mưu bằng bản đồ của TQ ở Biển Đông - Hình 1

Một cụm thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP.

Cùng lúc, chính phủ Trung Quốc cũng công bố "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, bao gồm 50 thực thể nằm ở đáy biển, trong phạm vi lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước.

Ngoài sự phi lý và ngang ngược trong những tuyên bố trên, có nhiều câu hỏi đặt ra về ý đồ của Trung Quốc và về thời điểm đưa ra các tuyên bố.

Các chuyên gia Biển Đông hàng đầu khu vực đồng ý rằng Trung Quốc đang tiếp tục làm xói mòn lòng tin tại khu vực và kết quả có thể sẽ ngược lại những gì Bắc Kinh muốn.

Chuyển hướng chú ý

"Những hành động mới đây dường như nhất quán với những gì Trung Quốc đã và đang làm trong những năm gần đây, đặc biệt sau 2012", tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu tại Trường Quan hệ Quốc tế Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói với Zing.

Ông Jay L. Batongbacal, giáo sư tại Đại học Luật thuộc Đại học Philippines ở Manila, đồng ý rằng Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành các bước đi này ngay cả khi thế giới đang không vướng bận gì.

"Trung Quốc đang lợi dụng để tối đa hóa khả năng mở rộng kiểm soát và hạn chế khả năng các nước bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với các hành động của Trung Quốc", ông Batongbacal nói.

Năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là "địa cấp thị Tam Sa" ở Biển Đông (địa cấp thị là thành phố cấp địa khu, một trong năm cấp hành chính ở Trung Quốc, dưới tỉnh trên huyện). "Thành phố" tự xưng này được giao quản lý vùng biển rộng khoảng 2 triệu km, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cũng như cái gọi là "quần đảo Trung Sa".

Trước đó, Trung Quốc đã có những động thái phá hoại hiện trạng như xây hai trạm nghiên cứu, thiết lập các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần trên các thực thể mà nước này chiếm đóng ở Trường Sa.

Ngang ngược lập hai quận và âm mưu bằng bản đồ của TQ ở Biển Đông - Hình 2

Trung Quốc đang đối mặt với những tác động kinh tế do dịch bệnh gây ra. Ảnh: Reuters.

Dù vậy, các tuyên bố của Trung Quốc hoàn toàn không ý nghĩa về mặt pháp lý mà "chỉ đánh lừa được dư luận", theo tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

"Không có chuyện việc họ lập ra 'quận Tây Sa' và 'quận Nam Sa' làm xói mòn hay mất đi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền của Việt Nam được xác lập theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế", ông nói với Zing.

Bước đi ngang ngược bằng bản đồ

Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan.

"Mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình đều không có giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối", Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nói với các phóng viên hôm 23/4.

Philippines hôm 22/4 đã gửi liên tiếp hai công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, phản đối cách hành xử hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Một công hàm phản đối tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là địa phận của tỉnh Hải Nam nước này, liên quan đến việc lập hai "quận" mới.

Trong khi khẳng định các hành động của Trung Quốc là vô nghĩa theo luật quốc tế, chuyên gia Batongbacal của Philippines cho rằng việc lên tiếng phản đối lúc này là cần thiết để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc về lâu dài.

Trung Quốc "hy vọng rằng những bước đi nhỏ như thế sẽ không thu hút quá nhiều sự chú ý và sẽ bị cộng đồng quốc tế lờ đi, để vào lúc nào đó trong tương lai, họ có thể rêu rao rằng cộng đồng quốc tế đã chấp thuận và mặc nhiên thừa nhận những tuyên bố đó", ông nói.

Ngang ngược lập hai quận và âm mưu bằng bản đồ của TQ ở Biển Đông - Hình 3
Tàu cảnh sát biển Việt Nam (trước) và tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: AFP.

Ông Trần Công Trục lưu ý rằng việc công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cũng nằm trong toan tính "hành chính hóa" của Trung Quốc mà nước này đã tiến hành nhiều lần.

"Đây được coi là cuộc xâm lược bằng tên gọi, xâm lược bằng bản đồ", ông Trục nói. "Mà xâm lược bản đồ này có hiệu quả đấy. Nay người Việt Nam chúng ta nhiều tài liệu phải đề cập đến cách gọi của họ".

Ông nói việc sử dụng tên gọi nào "không có ý nghĩa về pháp lý", nhưng Trung Quốc có thể cho rằng "anh dùng tức là anh thừa nhận". "Bản đồ và tên gọi là cách thức, là thủ thuật để Trung Quốc có được sự mặc nhiên thừa nhận", ông nói.

Giáo sư Batongbacal cho rằng hành động của Trung Quốc, ngược với ý đồ của họ, đã gây xói mòn lòng tin một cách nghiêm trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, và rốt cuộc sẽ "phản tác dụng".

Đây được coi là cuộc xâm lược bằng tên gọi, xâm lược bằng bản đồ.

Tiến sĩ Trần Công Trục

"Bối cảnh hiện nay cho thấy Trung Quốc không những không đáng tin mà còn tận dụng mọi cơ hội để chống lại những nước nhỏ hơn, yếu thế hơn một cách không ngay thẳng", vị chuyên gia nói.

Tiến sĩ Koh cũng đồng ý rằng Bắc Kinh đang tiếp tục làm tổn hại lòng tin với các nước ASEAN và thu hút thêm sự chú ý của quốc tế đối với tranh chấp ở Biển Đông, điều mà Trung Quốc luôn tránh để xảy ra.

"Tôi nghĩ những hành động như vậy sẽ phản tác dụng và kết quả sẽ ngược lại những gì Bắc Kinh muốn", ông nói. "Song giới tinh hoa ở Bắc Kinh không quan tâm mấy đến việc đó so với tình hình mà họ đang đối mặt trong nước".

Chiêu bài "dùng tài liệu bâng quơ" của Trung Quốc

Theo tiến sĩ Trần Công Trục, Trung Quốc đang tìm mọi cách để hợp thức hóa cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của họ tại Biển Đông, bất chấp điều này đã bị bác bỏ trong phán quyết của tòa quốc tế năm 2016, trong vụ kiện liên quan đến Trung Quốc và Philippines.

"Hiện nay, các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được dùng trong công pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Song Trung Quốc lại viện dẫn chủ quyền lịch sử, đưa ra các tài liệu rất bâng quơ, không rõ ràng để khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Các học giả nước ngoài, ngay cả học giả Trung Quốc, đã phê phán quan niệm chủ quyền lịch sử của Trung Quốc".

Theo ông, Trung Quốc không chứng minh được họ đã cai quản như thế nào, người dân ở đó có chấp nhận không, các nước khác có chấp nhận không. Do đó, sau khi đánh chiếm bằng vũ lực, Trung Quốc mới cố tạo thêm chứng cứ pháp lý, bằng việc thiết lập các đơn vị hành chính "Tây Sa", "Nam Sa". Cái gọi là "thành phố Tam Sa" họ đã có, giờ nâng cấp các đơn vị hành chính trực thuộc nhằm mục đích hợp thức hóa.

"Tất cả đều nằm trong tính toán của Trung Quốc", ông nói với Zing.

Vũ Mạnh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vongXe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong
10:47:02 21/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
09:50:14 21/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024

Tin đang nóng

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
BTV Hoài Anh xinh đẹp khi mặc quân phục, MC Thảo Vân hạnh phúc bên con traiBTV Hoài Anh xinh đẹp khi mặc quân phục, MC Thảo Vân hạnh phúc bên con trai
22:27:19 22/12/2024
Không thể nhận ra em gái Trấn ThànhKhông thể nhận ra em gái Trấn Thành
23:03:46 22/12/2024
Không thể nhận ra Diva Mỹ LinhKhông thể nhận ra Diva Mỹ Linh
21:25:29 22/12/2024
Quỳnh Nga lột xác khiêu vũ xuất sắc khiến Khánh Thi ngỡ ngàngQuỳnh Nga lột xác khiêu vũ xuất sắc khiến Khánh Thi ngỡ ngàng
21:20:45 22/12/2024
Minh Tú tuổi 33: Sức khỏe báo động, cột sống như người 60 tuổiMinh Tú tuổi 33: Sức khỏe báo động, cột sống như người 60 tuổi
22:21:53 22/12/2024
Lần đầu gặp Trấn Thành, Hari Won thừa nhận 'nhìn mặt đểu'Lần đầu gặp Trấn Thành, Hari Won thừa nhận 'nhìn mặt đểu'
22:33:47 22/12/2024
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạngHIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng
21:41:20 22/12/2024

Tin mới nhất

Thế khó cho hòa đàm giải quyết xung đột Ukraine

Thế khó cho hòa đàm giải quyết xung đột Ukraine

07:25:27 23/12/2024
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra điều kiện để đàm phán với Ukraine khiến cho việc vãn hồi hòa bình giữa hai nước thêm khó khăn.
Mỹ tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria trong cuộc tấn công mới

Mỹ tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria trong cuộc tấn công mới

07:16:58 23/12/2024
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ ngày 20.12 tuyên bố lực lượng Mỹ đã tiêu diệt một thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
Tỉ phú Musk bị phản ứng vì ủng hộ đảng cực hữu ở Đức

Tỉ phú Musk bị phản ứng vì ủng hộ đảng cực hữu ở Đức

07:08:48 23/12/2024
Chính phủ Đức và một số chính trị gia ở Đức đã có phản ứng sau khi tỉ phú Mỹ Elon Musk viết trên mạng xã hội X rằng chỉ có đảng cực hữu AfD mới có thể cứu nước Đức .
Ông Trump dọa đánh thuế lên EU

Ông Trump dọa đánh thuế lên EU

06:58:49 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 20.12 đe dọa Liên minh châu Âu (EU) bằng thuế quan nếu EU không giảm được khoảng cách thương mại khổng lồ với Mỹ thông qua việc mua dầu khí.
Nỗi lo trước thềm năm mới

Nỗi lo trước thềm năm mới

06:44:22 23/12/2024
Khi tụ họp ở cuộc gặp cấp cao cuối cùng trong năm 2024, các thành viên EU ở trong tâm trạng lo âu nhiều hơn là phấn khởi.
Campuchia, Mỹ xem xét khôi phục cuộc tập trận chung bị tạm dừng sau gần 10 năm

Campuchia, Mỹ xem xét khôi phục cuộc tập trận chung bị tạm dừng sau gần 10 năm

06:37:45 23/12/2024
Trong cuộc gặp nói trên, hai bên đều bày tỏ cam kết tăng cường và mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng, theo Khmer Times hôm nay dẫn thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Campuchia.
Lãnh tụ tối cao Iran lên tiếng về các lực lượng ủy nhiệm

Lãnh tụ tối cao Iran lên tiếng về các lực lượng ủy nhiệm

06:00:23 23/12/2024
Lãnh tụ Ayatollah Khamenei nhấn mạnh rằng các phong trào như Hezbollah, Hamas hay Jihad Hồi giáo không hành động vì lợi ích của Iran.
Israel đối mặt thách thức lớn trước các cuộc tấn công từ Houthi

Israel đối mặt thách thức lớn trước các cuộc tấn công từ Houthi

05:49:24 23/12/2024
Các cuộc tấn công này gây sức ép nặng nề lên hệ thống phòng không của Israel, đặc biệt là hệ thống đánh chặn Vòm Sắt (Iron Dome) và các hệ thống phòng thủ khác.
Thách thức của ngành du lịch Thái Lan khi du khách Trung Quốc không tăng

Thách thức của ngành du lịch Thái Lan khi du khách Trung Quốc không tăng

05:44:27 23/12/2024
Mặc dù một xu hướng mới cho thấy có nhiều du khách Trung Quốc tự đến du lịch Thái Lan (không qua công ty du lịch), nhưng điều này không hỗ trợ quá nhiều cho bức tranh du khách Trung Quốc đến Thái Lan.
Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu

Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu

05:33:52 23/12/2024
Thêm vào đó, sự bất mãn của người dân về các chính sách kinh tế và an ninh có thể tạo thêm áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Pashinyan.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

05:28:33 23/12/2024
Bên cạnh đó, việc đề cử nghị sĩ Lori Chavez-DeRemer, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ công đoàn, vào vị trí Bộ trưởng Lao động cũng thu hút sự chú ý đặc biệt.
Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập

Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập

05:24:41 23/12/2024
Sự kiện này quy tụ lãnh đạo từ các quốc gia Hồi giáo đang phát triển nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và giải quyết những thách thức toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi

Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi

Sao châu á

07:27:52 23/12/2024
Kể từ khi bắt đầu cuộc hôn nhân này, nữ thần không tuổi Huỳnh Thánh Y đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ công chúng.
Mỹ nhân Đảo thiên đường "đỉnh nóc kịch trần", nhảy lên cả bàn BGK, lập tức nhận về kết quả này

Mỹ nhân Đảo thiên đường "đỉnh nóc kịch trần", nhảy lên cả bàn BGK, lập tức nhận về kết quả này

Tv show

07:24:29 23/12/2024
Bài nhảy nóng bỏng của Lee Hooyeon đã nhận được sự yêu thích của BGK và các khán giả theo dõi Bước nhảy hoàn vũ.
Ngắm loạt cảnh đẹp qua đề cử 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' 2024

Ngắm loạt cảnh đẹp qua đề cử 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' 2024

Du lịch

07:22:26 23/12/2024
Đồi cỏ Ba Quáng, mùa hoa chi pâu trên đỉnh Tà Chì Nhù, sống lưng khủng long Mù Cang Chải... là những điểm đến được đề cử vào Top 7 điểm du lịch có cảnh đẹp ấn tượng
Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ

Sức khỏe

06:51:34 23/12/2024
Các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch của một loài thực vật ngoài hành tinh gần thị trấn bỏ hoang của bang Utah (Mỹ), theo báo cáo đăng trên chuyên san Annals of Botany.
Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Bi kịch cuộc đời của cô gái 19 tuổi có ngoại hình như bà lão

Netizen

06:50:51 23/12/2024
Beandri Booysen (19 tuổi) nổi tiếng với ngoại hình khác lạ và những video truyền cảm hứng trên mạng xã hội. Dù tuổi còn trẻ nhưng ngoại hình của cô không khác gì một bà lão.
Mùa đông đến, mỗi ngày ăn 1 bát này vào bữa sáng để bổ sung khí huyết, đẹp da, chống lạnh và sưởi ấm cơ thể

Mùa đông đến, mỗi ngày ăn 1 bát này vào bữa sáng để bổ sung khí huyết, đẹp da, chống lạnh và sưởi ấm cơ thể

Ẩm thực

06:19:14 23/12/2024
Những món ngon có hương vị ấm áp nồng nàn này không chỉ giúp cơ thể chống lạnh mà còn có tác dụng bổ khí huyết tuyệt vời.
Phim cổ trang mới chiếu đã khiến dân tình phát cuồng, nữ chính "mặt búng ra sữa" đúng chuẩn ngoan xinh yêu

Phim cổ trang mới chiếu đã khiến dân tình phát cuồng, nữ chính "mặt búng ra sữa" đúng chuẩn ngoan xinh yêu

Phim châu á

05:56:34 23/12/2024
Giữa thời điểm bộ phim Chuyện Nàng Ok đang gây sốt, màn ảnh Hàn lại tiếp tục có thêm một phim cổ trang nữa vừa ra mắt có tên Check in Hanyang.
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh

Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh

Hậu trường phim

05:56:00 23/12/2024
Mỹ nhân Tây Du Ký này không chỉ tạo nhiều dấu ấn trong sự nghiệp diễn xuất mà còn rẽ hướng thành công khi kinh doanh.
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

05:20:44 23/12/2024
Nguồn cung sang Hungary cũng tăng đáng kể - gấp 1,5 lần, lên 233 triệu euro. Ngoài ra, Hà Lan tăng nhẹ nhập khẩu dầu từ Nga lên 60,7 triệu euro từ mức 40,5 triệu euro một tháng trước đó.
Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.