“Giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành: Mạng sống hay sự sống?
Đây là một quyết định không hề dễ dàng vì nó bắt buộc lãnh đạo phải cân nhắc giữa mạng sống và sự sống để đưa ra quyết định. Nói một cách khác chính là “chết vì dịch hay chết vì đói?”.
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới. Với số lượng ca nhiễm bệnh tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và nền kinh tế chung.
Trước tình hình ấy, Giáo sư Trương Nguyện Thành đã có bài viết nêu quan điểm về việc khởi động lại nền kinh tế trong cơn đại dịch như thế nào. Theo vị giáo sư này thì điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị cốt lõi của mỗi lãnh đạo.
Bài viết trên đã được trích dẫn lại và đăng tải trên MXH Lotus và thu hút sự chú ý, quan tâm của rất nhiều người dùng mạng.
Quyết định này đánh vào giá trị cốt lõi của mỗi lãnh đạo
Covid-19 đã và đang lột trần tất cả những khuyết điểm và thiếu sót trong tất cả các tổ chức từ một quán ăn nhỏ đến cả một quốc gia. Lãnh đạo của các nước trên thế giới đang tranh luận về việc khởi động lại nền kinh tế trong cơn đại dịch như thế nào. Đây là một quyết định không hề dễ dàng vì nó bắt buộc lãnh đạo phải cân nhắc giữa mạng sống và sự sống để đưa ra quyết định. Nói một cách khác chính là “chết vì dịch hay chết vì đói?”.
Để cứu nền kinh tế thì phải bãi bỏ lệnh cách ly xã hội. Nhưng một khi bỏ cách ly xã hội không đúng thời điểm thì lượng nhiễm bệnh sẽ tăng trở lại. Nhưng nếu duy trì lệnh cách ly xã hội thì số doanh nghiệp bị phá sản sẽ tăng nhanh theo mỗi ngày. Một khi doanh nghiệp phá sản thì số người thất nghiệp sẽ tăng.
Video đang HOT
Chết vì dịch hay chết vì đói đây? Quyết định này đánh vào giá trị cốt lõi của mỗi lãnh đạo.
Với Tổng thống Trump, nền kinh tế là quan trọng nên ông ta nằng nặc đòi bãi bỏ lệnh cách ly xã hội trong khi các cố vấn y tế thì chống đối. Cũng hiểu được vì nền kinh tế sụp thì khả năng tái cử của ông ta sẽ kém đi. Thêm nữa trong bài điểm mù tư duy lãnh đạo tôi có nêu “Nếu trong tay đang cầm cái búa thì mọi vấn đề là cái đinh!”. TT Trump trong tay đang cầm cái búa ‘kinh tế’. Thế mạng người có quan trọng đối với ông ta không? Tôi nghĩ là có nhưng với ông nền kinh tế quan trọng hơn!
Tôi thì cho rằng mạng người lúc nào cũng là quan trọng nhất. Vì còn người thì còn thể xây dựng lại tất cả. Nước Nhật sau hai quả bom nguyên tử, bại trận trong thế chiến thứ 2 có thể nói là kiệt quệ kinh tế thế mà họ vẫn có thể xây dựng đất nước của họ trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Thay vì phải giải bài toán “Chết vì dịch hay chết vì đói?” chúng ta có thể nhìn vấn đề khác hơn.
Làm sao để cứu nền kinh tế mà vẫn có thể kiểm soát được đại dịch?
Chắc chắn là khi bỏ lệnh cách ly xã hội thì số lượng nhiễm bệnh sẽ tăng lên trở lại. Tốc độ có hơn ban đầu không thì không ai trả lời được. Do đó lệnh cách ly không thể bãi bỏ toàn bộ mà từng phần từng giai đoạn phối hợp với việc xét nghiệm nhiễm và miễn nhiễm.
Thí dụ với trường học, có thể mở trước cho các lớp đang bị ảnh hưởng lớn nhất như các lớp chuyển cấp như lớp 5, 9 và 12 cũng như sinh viên năm cuối. Như thế thì mật độ người trong trường thấp hơn và có thể kiểm soát được. Xét nghiệm miễn nhiễm ưu tiên cho các vị trí công việc tiếp xúc với nhiều người như nhân viên lễ tân khách sạn, giáo viên, nhân viên dịch vụ, tiếp viên hàng không, v.v. Đồng thời cần có kế hoạch đối diện với số lượng dịch tăng trở lại.
Nếu bạn làm lãnh đạo thì bạn sẽ làm gì và tại sao?
GS. Trương Nguyện Thành
NASA phát hiện hành tinh có kích thước và nhiệt độ giống Trái Đất
NASA mới công bố về việc phát hiện ngoại hành tinh có kích thước và nhiệt độ tương tự Trái Đất với hi vọng con người có thể sống được.
NASA phát hiện hành tinh có kích thước và nhiệt độ giống Trái Đất.
Theo tờ Usatoday, các nhà thiên văn học đã phát hiện hành tinh gần giống Trái Đất có thể có sự sống, nước có thể tồn tại trên bề mặt.
Sự hiện diện của nước hi vọng hành tinh có thể hỗ trợ sự sống. Ngoại hành tinh mới có tên Kepler-1649c, cách Trái đất 300 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao lùn có kích thước bằng một phần tư mặt trời của chúng ta.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết trong số hơn 2.000 ngoại hành tinh do Kính viễn vọng không gian trên tàu Kepler phát hiện thì hành tinh này giống Trái Đất nhất về cả kích thước và nhiệt độ.
Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Ban Sứ mệnh Khoa học (Science Mission Directorate) của NASA cho biết: "Một thế giới xa xôi, hấp dẫn này cho chúng ta hy vọng rằng Trái Đất thứ hai nằm giữa các ngôi sao kia đang chờ chúng ta phát hiện".
Thế giới mới có kích thước lớn khoảng 1,06 lần Trái Đất và lượng ánh sáng mà nó nhận được từ ngôi sao chủ là 75% so với lượng ánh sáng Trái Đất nhận được từ mặt trời. Điều này có nghĩa là nhiệt độ của ngoại hành tinh này có thể tương tự như hành tinh của chúng ta.
Andrew Vanderburg, nhà nghiên cứu tại Đại học Texas, Austin, cho biết: "Càng nhiều dữ liệu chúng ta nhận được, càng chứng minh ngoại hành tinh có thể ở được".
Tuy nhiên, Kepler-1649c quay quanh ngôi sao lùn đỏ nhỏ và lạnh hơn nhiều so với Mặt Trời.
Ngoại hành tinh là những hành tinh quay quanh các ngôi sao ở ngoài hệ Mặt Trời. Kính viễn vọng không gian trên tàu Kepler của NASA phát hiện hơn 2.000 ngoại hành tinh trong thời gian hoạt động từ năm 2009 đến 2018.
Tàu Kepler ngừng hoạt động năm 2018 và được thay thế bởi tàu TESS.
Hoàng Dung (lược dịch)
Sao chổi Lovejoy nhả rượu và đường "cuốn hút" cả vũ trụ Ngoài không gian tồn tại những siêu hành tinh với hình dạng, kích cỡ và tiềm năng sự sống giống Trái Đất. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là bí mật vũ trụ duy nhất mà con người tìm ra. Năm 2017, các nhà khoa học phát hiện, sao Hỏa có hoạt động của siêu sóng thần khi sở hữu những đại dương...