Giáo sư Philippines: Trung Quốc không thể mua đạo lý bằng quyền lực đồng tiền
Giáo sư Philippines Renato DeCastro nhận định Trung Quốc nghĩ có thể dùng tiền để mua được các nước, nhưng họ không mua được đạo lý bằng quyền lực đồng tiền.
Giáo sư Philippines Renato DeCastro.
Bên lề Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” đang diễn ra ở Đà Nẵng, Giáo sư Renato DeCastro, trường Đại học De La Salle, Manila, Philippines đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí về những động thái mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, về vụ kiện của Philippines và thất bại của Trung Quốc trong việc “mua” các nước khác bằng tiền và cả sự ngạo mạn đến ngớ ngẩn của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền phủ quyết “đường 9 đoạn” của Trung Quốc hay không?
Đầu tiên họ phải đưa ra được “đường 9 đoạn” ảnh hưởng tới an ninh thế giới lên Hội đồng bảo an và Trung Quốc chắc chắn ngay lập tức sẽ nói “không” với việc thảo luận “đường 9 đoạn” bởi Trung Quốc có quyền phủ quyết. Cho đến nay Trung Quốc không giải thích rõ ràng “đường 9 đoạn” là gì. Trong các cuộc tranh luận, Trung Quốc có lúc cho rằng “đường 9 đoạn” là “lãnh hải”, nhưng có lúc lại là “vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)”. Trung Quốc từ chối giải thích cho chúng ta “đường 9 đoạn” là gì. Nhưng họ thừa biết “đường 9 đoạn” là gì.
Theo Tướng Daniel Schaeffer, chuyên gia người Pháp về Biển Đông, các bạn có thể thấy vào tháng 6/2012, khi công ty dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) kêu gọi mời thầu 9 lô dầu khí ở Biển Đông. Những lô dầu khí này nằm “đường 9 đoạn”. Vì vậy tôi cho rằng chúng ta không nên phí phạm thời gian để tiếp tục băn khoăn về “đường 9 đoạn” là gì.
Đó chính là lý do vì sao Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế về Công ước Luật biển, với hi vọng tòa án yêu cầu Trung Quốc giải thích “đường 9 đoạn” là gì và từ đó tòa đưa ra phán quyết “đường 9 đoạn” đe dọa Luật quốc tế và dĩ nhiên mọi người đều biết là Trung Quốc là một thành viên tham gia Công ước quốc tế về Luật biển (UNLCLOS).
“Giàn khoan thứ hai của Trung Quốc nhằm vào Philippines”
Xin ngài cho biết bình luận của mình về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan thứ hai vào Biển Đông?
Video đang HOT
Từ quan điểm của Philippines, giàn khoan thứ nhất của Trung Quốc là nhằm vào Việt Nam, nên giàn khoan thứ hai có thể nhằm vào Philippines. Có thông tin cho rằng Trung Quốc đã có sự đánh dấu ở ở Bãi Cỏ Rong. Tại đây vào tháng 3/2011, Philippines đã đưa một tàu khảo sát đến tìm hiểu khả năng khí đốt và tàu đã bị hai máy bay của lực lượng hải giám Trung Quốc ngăn chặn. Vì vậy có khả năng giàn khoan thứ hai này được triển khai tới Bãi Cỏ Rong và nhằm vào Philippines.
Trung Quốc đã đặt Việt Nam và Philippines trên cùng một con tàu, có thể là nhằm “trả đũa” việc việc Việt Nam và Philippines đã giao lưu bóng đá mới đây (trên đảo Song Tử Tây, Trường Sa-pv).
Philippines được gì về vụ kiện Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc luôn luôn phủ nhận vụ kiện?
Về vụ kiện của Philippines, cho đến nay Tòa án trọng tài quốc tế đã yêu cầu Trung Quốc đệ trình phản bác pháp lý của họ bởi Philippines đã đệ trình phản bác của mình. Trong một bức thư vào 3/2013, Trung Quốc đã nói không trả lời vụ kiện. Chúng ta không hi vọng có thể ngăn chặn Trung Quốc đưa ra phản biện của họ theo yêu cầu của tòa án đối với “đường 9 đoạn” trên Biển Đông nhưng vụ kiện đã tạo ra dư luận quốc tế và hi vọng cộng luận quốc tế sẽ tác động tới những gì Trung Quốc đang làm.
Trung Quốc chi mạnh để đăng bài biện hộ đâm tàu Việt Nam
Bất chấp tất cả các nỗ lực ngoại giao, bằng chứng, nghiên cứu trong suốt thời gian qua, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng sức mạnh để giải quyết các vấn đề (trên Biển Đông-pv)thưa ông?
Tôi không cho rằng những nỗ lực đó vô nghĩa. Bởi công luận quốc tế vẫn luôn là một sức mạnh quan trọng. Việt Nam đã sử dụng trong thời gian chiến tranh trong những năm 1960. Công luận quốc tế có thể gây ảnh hưởng tới cả một sự nghiệp. Mọi người sẽ hiểu những gì Trung Quốc đang làm. Trung Quốc sẽ phải nỗ lực nhiều để trở thành một cường quốc lớn trong thế kỷ 21 nhưng Trung Quốc đã đánh mất trách nhiệm đạo đức để tăng cường sức mạnh cường quốc đó, không thể hiện sự kiềm chế, tôn trọng với các nước nhỏ.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc nghĩ có thể dùng tiền để mua được các nước ở châu Phi, châu Mỹ La tinh hay Đông Nam Á, nhưng họ lại không có bất kỳ “quyền lực đạo lý” nào , giá trị cốt lõi của đạo Khổng Trung Quốc. Trung Quốc muốn có quyền lực, họ phải có trách nhiệm đạo lý.
Và bằng cách bất chấp phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không thể hiện được một chút trách nhiệm đạo lý nào, đi ngược lại với giá trị đạo Khổng của họ. Theo đạo Khổng, muốn trở thành lãnh đạo, bạn phải thể hiện được là “anh cả” của các nước láng giềng Đông Nam Á nhỏ hơn, phải thể hiện được sự tôn trọng, công bằng.
Thứ nữa là Trung Quốc phải trả một cái giá đắt để có được sự kiểm soát và quyền lực. Nhìn vào phản ứng của Việt Nam khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam và khi Trung Quốc đâm một tàu cá nhỏ của Việt Nam, Việt Nam đã có sự ủng hộ của công luận quốc tế.
Và Trung Quốc đã phải phải sử dụng đến “con mồi” tuyên truyền. Ở Philippines họ đã trả rất nhiều tiền cho các tờ báo lớn của Philippines, như tờ Philstar, Daily Inquirer, để có một trang giải thích về vụ đâm chìm tàu của Việt Nam. Và tôi cho rằng Trung Quốc sử dụng “con mồi” tuyên truyền này với báo chí khắp thế giới, ở Washington, London…
Xin ông cho biết kết quả của vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc cho đến nay?
Ít nhất cho đến nay mọi người nhận biết được vấn đề và đang bàn luận về nó. Điều này đã khiến Trung Quốc bị đẩy vào thế luôn phải đi biện hộ. Mỹ, Nhật, Việt Nam đã thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam và các cuộc bàn luận đã gây áp lực đối với Trung Quốc.
Tôi xin kể một câu chuyện cho thấy Trung Quốc đã phải nỗ lực biện hộ cho mình như thế nào liên quan đến vụ kiện của chúng tôi. Tháng 4 năm ngoái tại Manila, có một cuộc hội thảo do Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ tổ chức. Một trong những phiên thảo luận là về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Và một thành viên trong đoàn của Philippines đã gặp đại tá hải quân Mỹ yêu cầu họ “không để các nhà ngoại giao Philippines thảo luận về vụ kiện của Philippines”. Nhưng vị đại tá đã trả lời rằng điều đó không thể. Thật lạ lùng! Trung Quốc còn muốn cấm cả người Philippines bàn về vụ kiện của Philippines trên chính đất nước Philippines! Họ đã trở nên quá ngạo mạn đến ngớ ngẩn.
Thùy Trang
Theo Dantri
Họp báo tại Nga thông báo quan điểm của Việt Nam về Biển Đông
Ngày 19/6, tại trụ sở hãng thông tấn Itar-Tass ở thủ đô Moskva, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn đã họp báo thông báo quan điểm của Việt Nam về Biển Đông cho bạn bè và truyền thông Nga.
Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Xuân Sơn cũng đã thông báo về Ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga.
Thông báo trong cuộc họp báo, Đại sứ Phạm Xuân Sơn cho biết theo chương trình hợp tác thường xuyên về văn hóa giữa Việt Nam và Nga, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng với Bộ Văn hóa Liên bang Nga sẽ tổ chức Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga từ 24/6 đến 1/7 tại ba thành phố của Nga là Moskva, St. Petersburg và Yaroslavl.
Đây là sự kiện văn hóa lớn rất quan trọng trong quan hệ hai nước, là cơ hội đặc biệt để tăng cường hiểu biết, tìm hiểu các đặc điểm dân tộc, nét đẹp nghệ thuật của nhau. Điều quan trọng là sự kiện này tạo ra các điều kiện tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Đoàn nghệ sỹ Việt Nam gồm 80 người, với nhiều nghệ sỹ nổi tiếng do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu. Các ngày văn hóa Việt Nam là chương trình đa dạng với các sự kiện ca múa nhạc truyền thống kết hợp hiện đại, trình diễn thời trang áo dài, võ thuật Vovinam, triển lãm tranh sơn dầu, công chiếu phim Việt Nam, hội thảo bàn tròn về hợp tác văn hóa và xúc tiến du lịch để người dân Nga có thể tiếp xúc với sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Trong buổi họp báo, Đại sứ Phạm Xuân Sơn cũng thông báo vắn tắt về tình hình kinh tế-xã hội, chính sách đối ngoại của Việt Nam, hiện trạng quan hệ Nga-Việt cũng như thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông.
Đại sứ Phạm Xuân Sơn khẳng định Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi đối thoại và tiếp xúc nghiêm túc ở nhiều cấp với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực và thiện chí của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục đưa thêm tàu và máy bay tới nơi hạ đặt giàn khoan.
Lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, chỉ sử dụng tàu dân sự và không sử dụng tàu chiến, đã kiềm chế tối đa. Ngược lại, Trung Quốc triển khai hơn 100 tàu tại khu vực này, trong đó có cả tàu chiến, và tìm cách đâm, sử dụng súng phun nước công suất lớn với tàu thực thi luật pháp của Việt Nam, đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam ngày 26/5 và khiến nhiều tàu của Việt Nam bị hư hại, nhiều người bị thương.
Theo Đại sứ, hoạt động của giàn khoan Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002, đe dọa sự ổn định, an toàn hành hải trên Biển Đông.
Ông quả quyết Việt Nam có mọi bằng chứng lịch sử, luật pháp về chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa trong nhiều thế kỷ qua và đưa ra một loạt dẫn chứng. Ông cho biết nhiều tổ chức quốc tế, các nhà lãnh đạo nước ngoài đã ủng hộ Việt Nam, bày tỏ đoàn kết với Việt Nam phản đối hành động bất hợp pháp của Trung Quốc.
Đại sứ Phạm Xuân Sơn cho biết nhân cơ hội này ông muốn bày tỏ sự biết ơn đối với Nga trong việc ủng hộ Việt Nam trên vũ đài quốc tế, đặc biệt là quan điểm khách quan của Nga trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông, theo đó tất cả các bên cần giải quyết vấn đề theo con đường hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, căn cứ theo luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS và DOC.
Việt Nam cũng hoan nghênh và khuyến khích cộng đồng quốc tế, trong đó có Nga, tiếp tục ủng hộ Việt Nam và đóng góp để giảm căng thẳng nhằm duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.
Theo Duy Trinh
VietnamPlus/TTXVN
Tướng Pháp: Việt Nam hãy "gõ trống" lên... "Tôi đã từng nói với đồng nghiệp của bạn ở Paris rằng Việt Nam là đất nước "trống đồng" nên tôi nghĩ các bạn hãy "gõ trống" để cả thế giới thấy được vấn đề", Tướng Pháp Daniel Schaeffer bày tỏ trước việc Trung Quốc đang dùng hàng loạt chiêu trò xâm phạm Biển Đông. Tướng Pháp Daniel Schaeffer trong cuộc phỏng vấn...