Giáo sư ở Canada bị đình chỉ công tác vì dọa đánh trượt du học sinh
Du học sinh xin hoãn kỳ thi giữa kỳ khi Internet bị cắt trong chính biến ở Myanmar. Thay vì thông cảm, giáo sư ở Canada lại đe dọa đánh trượt người này.
ĐH York (Ontario, Canada) vừa quyết định đình chỉ việc giảng dạy của Emanoil Theodorescu, giáo sư ngành Toán và Thống kê. Thông tin liên hệ của ông cũng bị xóa khỏi trang web giới thiệu giảng viên, trợ giảng bộ môn.
Theo CBS News , quyết định này được đưa ra sau khi việc Theodorescu dọa đánh trượt sinh viên người Myanmar lan truyền trên mạng xã hội.
Cụ thể, ngày 18/3, ảnh chụp cuộc trao đổi qua email giữa GS Emanoil Theodorescu và du học sinh người Myanmar được đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung của nó khiến nhiều người phẫn nộ.
Việc giáo sư đe dọa đánh trượt sinh viên người Myanmar khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Ảnh chụp màn hình.
Ảnh chụp màn hình cho thấy sinh viên xin GS Emanoil Theodorescu hoãn kỳ thi giữa kỳ vì quân đội Myanmar sắp áp đặt lệnh cắt Internet. Việc này khiến sinh viên sống tại Myanmar không thể liên lạc qua mạng, học hay thi trực tuyến.
“Không hoãn thi gì hết. Thi vào cuối kỳ. Cơ hội cuối cùng, điềm xấu đấy. Covid-19 còn phá hủy cả Internet à?”, GS Theodorescu viết trong thư trả lời.
Video đang HOT
Sau đó, sinh viên người Myanmar cố gắng giải thích tình hình đất nước rung chuyển bởi các cuộc biểu tình, bất ổn dân sự do quân đội đảo chính, dẫn tới việc ngừng Internet.
Người này hỏi thêm điểm cuối kỳ có chiếm 60% kết quả học tập không, Theodorescu chỉ trả lời “đại loại vậy”. Nhận hồi đáp như vậy, sinh viên hỏi lại như thế, họ có thể không cần lo lắng về kết quả thi giữa kỳ.
“Em vẫn nên để ý kết quả kỳ thi này đi. Lần sau, nếu em bỏ lỡ điều gì, tất cả sẽ kết thúc”, GS Emanoil Theodorescu dọa.
Ngoài ra, ông Theodorescu còn cho rằng sinh viên không hiểu thực tế, bộc lộ qua các câu hỏi về khóa học và cách nói về cuộc chính biến ở Myanmar. Ông dọa nếu dồn mọi thứ vào bài thi cuối kỳ, sinh viên rất dễ trượt, khó hoàn thành chương trình học.
Cuộc trao đổi trên nhanh chóng dấy lên làn sóng phẫn nộ trên Twitter. Trước phản ứng của dư luận, ngày 19/3, ĐH York ra tuyên bố, khẳng định trường luôn đảm bảo “sự tôn trọng, công bằng, đa dạng và hòa nhập”.
“Cuộc trao đổi gần đây giữa giảng viên Khoa Toán và Thống kê với một sinh viên không phản ánh những giá trị đó”, trích tuyên bố từ ĐH York.
Trường cho biết thêm giảng viên cao cấp của khoa đã liên hệ trực tiếp với sinh viên Myanmar ngay trong đêm để giải thích rõ, chia sẻ khó khăn với sinh viên trường đang sống tại nước này, đồng thời đảm bảo trường sẽ hỗ trợ họ hết sức.
Trường cũng sắp xếp người thay thế GS Emanoil Theodorescu đảm nhận công việc giảng dạy.
Cuộc chính biến tại Myanmar đang ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người dân nước này. Quân đội cắt dịch vụ Internet, chặn liên lạc với quốc tế.
Theo AP , hơn 100 người, có cả thanh niên, sinh viên, giáo viên, nhân viên y tế, bị quân đội bắn chết trong cuộc biểu tình. Ngày 19/3, Liên Hợp Quốc cáo buộc chính quyền quân đội dùng vũ lực để kiểm soát hơn 60 trường học, thậm chí hành hung giáo viên.
38 người tại Anh nhiễm biến chủng virus hoàn toàn mới
Sau khi tình cờ được các chuyên gia phát hiện, biến chủng B1525 đang có xu hướng lan nhanh ra khắp nước Anh.
Theo Reuters , cơ quan y tế ở Anh vừa thông báo nước này đã ghi nhận 38 trường hợp nhiễm biến chủng virus hoàn toàn mới. Đó là B1525, chứa đột biến quan trọng được cho là có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
Giáo sư Yvonne Doyle, Giám đốc Y tế của Public Health England (PHE), cho biết: "Hiện tại, chúng tôi không có bằng chứng cho thấy biến chủng này lây lan mạnh hoặc khiến tình trạng bệnh của người mắc Covid-19 nặng".
Tuy nhiên, theo đại diện PHE, biến chủng này đang có xu hướng lây lan ra khắp nước Anh.
38 người tại Anh đã nhiễm biến chủng virus hoàn toàn mới - B1525. Ảnh: Financial Times.
Biến chủng B1525 có đột biến protein E484K. Đây cũng là đột biến có trong biến chủng từ Nam Phi và từng được nhiều chuyên gia cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ giảm hiệu quả của vaccine.
Biến chủng trên cũng đã được ghi nhận tại Nigeria, Đan Mạch và Canada, theo thông tin từ Public Health England.
Trước đó, các chuyên gia tại Đại học Edinburgh phát hiện biến chủng B1525 khi giải trình tự gene các bệnh nhân ở 10 quốc gia. Một số trường hợp nhiễm biến chủng này đã mắc Covid-19 vào tháng 12.
Theo Guardian , nhóm nghiên cứu cho biết biến chủng này có nhiều điểm tương đồng bộ gene của chủng B117, từng được phát hiện lần đầu tại thị trấn Kent, miền Đông nước Anh.
Tính từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 719 người mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, qua kết quả giải trình tự gene, nhiều bệnh nhân ở Quảng Ninh và Hải Dương SARS-CoV-2 chủng mới B117 từ Anh.
Đặc biệt, ngày 31/1, nhóm chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội) đã phát hiện người đầu tiên tại Việt Nam nhiễm biến chủng virus mới từ Nam Phi. Đó là chuyên gia từ Nam Phi nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngày 12/2, các chuyên gia đã giải mã gene của ca bệnh nhân viên bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất và phát hiện họ nhiễm biến chủng A.23.1 từ Rwanda, châu Phi. Đây là lần đầu tiên Đông Nam Á ghi nhận ca nhiễm biến chủng này.
Các biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Do đó, chúng ta cần tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế, nhất là trong thời điểm dịp Tết Nguyên đán.
Tuyến bài "Tư vấn phòng Covid-19 chủng virus mới" sẽ cung cấp nghiên cứu mới của các nhà khoa học trên thế giới và thông tin từ chuyên gia, bác sĩ trong nước để giúp người dân có biện pháp phòng bệnh an toàn.
New Zealand: 700 nhân viên trường đại học mất việc do giảm du học sinh Do lượng tuyển sinh quốc tế giảm, gần 700 nhân viên tại các trường đại học New Zealand bị mất việc làm. Trường ĐH Auckland, New Zealand. Tại Trường Số nhân viên phải nghỉ việc trong các trường đại học chiếm khoảng 3% tổng nhân sự toàn ngành. Tại Trường Đại học Auckland, 300 nhân viên đăng ký nghỉ việc tự nguyện. Tại...